Danh mục lưu trữ: phongthuynhavuon

Phong thủy cho cây xanh trong nhà ở

Phong thủy cây xanh cũng chia thành âm dương và ngũ hành. Những cây có tính dương mạnh nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, ánh nắng.

phong-thuy-cho-cay-xanh-trong-nha-o-1.jpg

Cây xanh nói riêng và thiên nhiên nói chung luôn có vai trò quan trọng đối với đời sống hàng ngày. Do đó, việc lựa chọn loại cây và vị trí trồng được chú trọng và lựa chọn cẩn thận theo những quy luật của thuật phong thủy.

Những cây có dương tính là cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết trái và dễ chết. Trong khi đó, loại cây có tính âm hơn như hoa hồng, cúc, thược dược, đỗ quyên… có thể đặt ở trong nhà hay nơi bóng râm.

Theo phong thủy, cây xanh cũng chia thành âm dương và ngũ hành. Những cây có tính dương mạnh nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, ánh nắng. Ngược lại, cây có tính âm hơn nên đặt ở trong nhà hay bóng râm.
Trong không gian sân vườn bao quanh nhà, việc trồng cây xanh tính dương mạnh có tác dụng làm “bức tường” lọc tạp âm của môi trường bên ngoài, tránh sự ồn ào, ô nhiễm khói bụi, đồng thời như một bức rào chắn bảo vệ gia đình.
Khi trồng cây quanh nhà, bạn nên ‎không nên trồng cây to ngay trước ngõ nhà hoặc cửa sổ vì điều này sẽ ngăn trở ánh sáng mặt trời và luồng khí đi vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến sự luân chuyển và không khí bên trong.
phong-thuy-cho-cay-xanh-trong-nha-o-2.jpg
Đối với không gian nội thất, việc trồng cây xanh có tính âm không chỉ khiến ngôi nhà thêm tươi tắn mà còn giúp tăng cường sinh khí thêm thịnh vượng, dồi dào. Những cây có gai hoặc hình lá kim như đỗ quyên, hoa hồng, tiên nhân… không thích hợp để bố trí trong nhà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Bạn nên chọn những cây có cành lá tươi tốt, xanh tươi hoặc có hoa để bày biện trang trí.
Việc trồng Lan tử la, Vạn niên thanh, Hoàng kim cát… có thể làm cho sức khỏe của mọi người dồi dào hơn, đồng thời khiến không khí trong nhà được trong lành và tươi mát. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên để hoa, lá cây héo úa, chết rũ vì điều này lại mang ý nghĩa lụi tàn, suy kiệt không tốt cho vận khí của ngôi nhà.
Nếu không có nhiều thời gian chăm sóc, bạn có thể trang trí thêm những bình hoa bằng vải lụa, giấy, nhựa. Chúng cũng giúp không gian căn phòng thêm bừng sắc và rạng rỡ hơn mà không ảnh hưởng đến phong thủy.
phong-thuy-cho-cay-xanh-trong-nha-o-3.jpg
Tuy nhiên, khi gia đình định làm hòn non bộ, núi giả trong nhà, bạn không nên mua loại có hình dáng núi non hiểm trở – mang ý nghĩa sát, không tốt về mặt phong thủy. Đồng thời, nó có thể dễ làm các thành viên trong nhà – đặc biệt là trẻ nhỏ bị thương khi chơi đùa.

KTS. Lê Văn Cường
Công ty CP Kiến trúc DMC Việt Nam

Đưa tiểu cảnh vào nhà theo phong thủy

Xét về phong thủy, việc đưa tiểu cảnh vào nhà rất có lợi. Nếu để đúng hướng với cung mệnh của gia chủ, chúng có thể điều hòa âm dương cho ngôi nhà.

Tiểu cảnh trong nhà có 2 dạng: tiểu cảnh khô và tiểu cảnh ướt. Trồng cây, rải sỏi thuộc nhóm tiểu cảnh khô, ngược lại, hồ cá, hòn non bộ với thác nước róc rách… là những tiểu cảnh ướt.

Tiểu cảnh nước trong nhà thường được thiết kế ở những vị trí trung tâm như giếng trời, gầm cầu thang; gồm đầy đủ các yếu tố: nước, cây xanh, đá sỏi… giúp tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà.

Với không gian sinh hoạt nhỏ hơn, có thể đưa tiểu cảnh thiên nhiên vào bằng cách giảm bớt chất liệu cũng như số lượng vật dụng trang trí. Chỉ cần đặt một bồn nước nhỏ, rải một ít sỏi nơi góc nhà, đặt chậu hoa trên bàn cạnh cửa sổ…

Những khu vực dưới giếng trời, ngoài hiên nhà, nơi có ánh sáng tự nhiên, bạn có thể tạo một khu vườn nhỏ với nhiều loại cây và hoa. Hành lang sẽ trở thành khu vườn treo bằng cách dựng một hàng rào gỗ thấp, treo các chậu cây leo, chậu hoa.

Sân thượng cũng là vị trí lý tưởng để bạn thiết kế cho mình khu vườn. Trước khi đổ đất, hãy phủ xuống sàn tấm bạt có khả năng chống thấm cao, sau đó mới bắt tay vào trồng cây, cỏ nhung, đặt lối đi bằng đá… 

Theo blogphongthuy

HOA ĐẠI THÍCH HỢP CHO CÔNG TRÌNH CỔ KÍNH UY NGHI

Nói đến hoa Sứ, người ta thường nghĩ tới nhiều loài cây cho hoa đẹp và thơm: Sứ cùi, Sứ Thái (Sứ sa mạc) thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae, và Sứ (Ngọc lan) thuộc họ Ngọc lan – Magnoliaceae.

Sứ cùi còn được gọi là Đại, cũng có nơi gọi là  Sứ. Gọi Sứ cùi, Đại không trùng lắp với tên của bất kỳ loài cây nào, nhưng gọi  Sứ thì lắm lúc người nghe nghĩ nhầm tới một loài cây gỗ lớn cho hoa thơm, còn có tên Ngọc lan, thuộc họ Ngọc lan, với tên khoa học là Michelia champaca, trong lúc Sứ cùi có tên khoa học là Plumeria rubra form. acutifolia.
HOA-DAI-DO

Sứ cùi (hoa đại) là một trong số nhiều loài thuộc chi Plumeria. Chi này có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ. Do có hoa đẹp và đặc biệt có hương thơm, dần dần đã được con người trồng nhiều nơi trên thế giới để làm cảnh và lấy hương từ hoa. Ở nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, Sứ cùi thường được trồng ở các đền đài, và dùng hoa của nó để thờ cúng. Nicaragua và Lào là hai nước lấy cây Sứ cùi làm quốc hoa, ở đó nó được gọi với cái tên là Sacuajoche ( Nicaragua ) và Champa (Lào). Sứ cùi có tên tiếng Anh là frangipani, xuất phát từ tên dòng họ Frangipani của một gia đình hầu tước đã nghĩ ra cách tạo một loại nước hoa có mùi của hoa Sứ cùi. 
HOA ĐẠI MÀU ĐỎ
HOA ĐẠI MÀU ĐỎ
hoa-dai-do
 Hoa Đại đỏ
Ở Huế, Sứ cùi là loài truyền thống, xuất hiện sớm nhất, đã được đưa trồng ở các cung điện, đền đài, lăng tẩm từ thời Triều Nguyễn. Hiện nay, nó còn được trồng phổ biến ở các công viên, thậm chí trên vỉa hè đường phố. Trong mấy chục năm trở lại đây, theo trào lưu đa dạng hóa chủng loại cây xanh và cây cảnh, hầu như các dạng, loài vừa nêu đều xuất hiện dần. Tuy nhiên, các chủng loại sau này cũng chỉ xuất hiện lác đác, không có số lượng cá thể nhiều, hay dày đặc như Sứ cùi.

HOA ĐẠI TRẮNG

HOA ĐẠI
Hoa Đại trắng

Nhiều công trình cổ, các di tích văn hóa, lịch sử hiện có nhiều cây Sứ cùi (hoa đại) cổ thụ đáng được bảo tồn. Một số trường hợp hình ảnh cây Sứ cùi sần sùi, cành nhánh khúc khuỷu, vỏ nhuốm đầy rêu phong đứng tỏa bóng bên cái am thờ cổ kính, hoặc hàng Sứ cùi cổ thụ, cành nhánh chằng chịt so vai bên một công trình kiến trúc cổ… đã khiến cho cảnh vật trở nên độc đáo, uy nghiêm, toát lên một vẻ đẹp cổ kính.  

Tổng hợp nguồn internet.

Cách trồng cây cảnh, hoa cảnh trong nhà tốt cho sức khoẻ

Bạn đừng nghĩ chỉ môi trường bên ngoài mới ô nhiễm, căn nhà bạn đang ở cũng chứa đầy khí độc hại. Bằng việc trồng cây cảnh, hoa cảnh sẽ giúp phổi của bạn khỏe hơn

Trung bình mỗi ngày chúng ta, từ trẻ em đến người già, đều trải qua 20 giờ giữa bốn bức tường phân chia của ngôi trường, văn phòng làm việc, căn hộ… Và bên trong những bức tường này đang tồn tại một dạng ô nhiễm tiềm ẩn cũng nguy hại không kém tình trạng ô nhiễm bên ngoài.
Khoa học đã chứng minh được rằng đa số các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất đều ít nhiều tác động không tốt đến sức khỏe của những người đang sống hằng ngày trong môi trường đó. Căn nhà hoặc căn phòng càng hiện đại thì nguy cơ ô nhiễm càng cao, do các chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc các chất gây ô nhiễm thoát ra từ các loại keo dán, sơn, giấy dán tường, các chất tẩy rửa…
Một số hóa chất gây ô nhiễm được xếp vào loại có thể gây ung thư. Tính độc hại của từng chất được biết một cách riêng lẻ, nhưng người ta không rõ tác động sẽ ra sao nếu chúng tập hợp lại trong một bầu không khí nhỏ hẹp.
Trong số những giải pháp đặt ra, người ta đề cao đến việc trồng cây trong nhà. Ở các nước công nghiệp phát triển, giới khoa học nghiên cứu tìm ra được những loại cây trồng có khả năng lọc và loại thải ô nhiễm không khí trong nhà. Những kết quả thu được rất hứa hẹn bởi vì chỉ cần 3 loại cây trồng là đủ lọc sạch 60 mét khối không khí trong một giờ.
Cây trồng có thể chuyển đổi các khí độc hại bằng cách vận chuyển nó xuống đến tận rễ để cho các vi sinh vật có trong đất làm nhiệm vụ loại trừ. Để hỗ trợ cây trồng lọc khí thật hiệu quả, bạn phải làm sao cho không khí lưu chuyển tốt ở phần rễ cây và cây luôn được giữ ẩm tốt vì nhờ đó mà không khí đi qua dễ hơn. Bạn nên nhớ rằng cây càng tiêu thụ nhiều nước thì càng làm phát sinh độ ẩm và giúp loại thải các chất gây ô nhiễm.
Nhưng cũng phải lưu ý đến tình trạng ẩm mốc của phần rễ và có thể hình thành ở mặt đất. Giải pháp hữu hiệu là rải lên mặt đất trồng một lớp sỏi nhỏ dày 2-4 cm, nhờ đó mà nước tưới thẩm thấu dễ, đồng thời tránh sự xuất hiện của nấm mốc trên chậu cây. Còn để tránh ẩm mốc ở phần rễ cây, chú ý không tạo ra những khu vực ẩm bên dưới chậu, chẳng hạn không để nước ứ trong đĩa lót chậu, đặc biệt khi bạn đặt chậu cây trên nền nhà lát gỗ hoặc trải thảm.
Vấn đề quan trọng còn lại là bạn tìm mua các loại cây thích hợp trồng trong nhà (tốt nhất là hỏi chuyên gia về cây trồng). Một số loài cây có đặc tính loại trừ ô nhiễm không khí rất tốt như:
– Cúc: Hút chất trichlorethylene có trong sơn và các chất dung môi, nên đặt trong những căn phòng vừa mới sơn.

– Cây sung cảnh: Trung hòa formol thường có trong các keo dán, các lớp mousse cách nhiệt.

– Xương rồng: Rất lý tưởng trong việc loại trừ tác động có hại của sóng điện từ phát ra từ màn hình của tivi hoặc máy vi tính, nên đặt gần các sản phẩm này.

– Các loại cây leo: Loại trừ benzene có trong sơn, mực, nhựa dẻo hoặc chất tẩy rửa, có thể đặt trong bếp hoặc ở hành lang.

Bonsaivietnam.net
(Sưu tầm)

Thiên tuế thiêng ở núi rừng Vĩnh Hảo

Thiên tuế thiêng ở núi rừng Vĩnh Hảo

Không biết từ lúc nào giới chơi thiên tuế đồn rằng: thiên tuế vùng Vĩnh Hảo tích tụ tinh túy của trời đất, của nắng gió khô cằn, trở thành loại cây thiêng

Thiên tuế là loại cây cảnh nhiều tầng lá. Cây mọc hoang ở giữa núi rừng, chịu hạn tốt. Không biết từ lúc nào giới chơi thiên tuế đồn rằng: thiên tuế vùng Vĩnh Hảo tích tụ tinh túy của trời đất, của nắng gió khô cằn, trở thành loại cây thiêng, trường tồn, mang may mắn cho người sở hữu.

(Ảnh minh họa)

Đưa thiên tuế về phố…
Khó khăn lắm, tôi mới có dịp  đi cùng dân đào  thiên tuế Tuy Phong. 7 giờ sáng của một ngày gần đây, chúng tôi theo hướng tây đi về dãy núi Vĩnh Hảo, bắt đầu cuộc tìm kiếm,  những cây thiên tuế mà dân thị thành rất ưa chuộng.
Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, uốn lượn, dẫn vào một vùng rừng núi trơ khốc đá cuội. Ở đây, thời tiết quả thật đỏng đảnh, mây vừa che mát mặt, giờ đã nắng cháy lưng. “Chúng ta sẽ đi bộ băng qua dãy núi này, vào 1 cây số nữa là tới vùng thiên tuế”- Bảy Cường, một thợ rừng dân Phan Rang vừa nói, vừa giục.
Mọi người tìm chỗ giấu xe, tay cầm cuốc, xà ben, giỏ tre…vượt núi. Chúng tôi len lỏi theo những triền núi khô khốc, lâu ngày không có lấy một hạt mưa dưới cái nắng rát bỏng.
Vừa đi, Bảy Cường vừa cho tôi biết chuyến hành trình này cả nhóm thực hiện theo “đơn đặt hàng” của một chủ vựa cây kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, bao quanh ngọn núi này là cây cối um tùm. Nhiều cây thiên tuế mọc cạnh đường đi với hình dáng uốn lượn rất đẹp nhưng nay chỉ còn bãi đá trơ trọi. Bây giờ muốn có cây to, dáng đẹp thì phải vào tận  núi cao, rừng sâu.
Núi rừng thì lúc nào cũng gian nan, hiểm nguy rình rập, những người  đi cùng tôi kể rằng, mặc dù có kinh nghiệm đi rừng, vậy mà có hôm, họ phải… khóc cùng thiên tuế.
Sau hơn hai giờ vượt dốc, cuối cùng chúng tôi cũng đến được nơi cần đến. Trước mặt tôi là vùng linh sơn cao chót vót với giống cây đặc trưng lưa thưa lá, xen lẫn những hòn đá to xám mượt  hình thù  dị dạng  chất chồng lên nhau. Cường  ra hiệu mọi người tản ra các hướng, bắt đầu cuộc đi tìm thiên tuế.
Sau khi leo qua hòn đá to, cùng đám dây leo, Cường phát hiện một gốc thiên tuế  đường kính gốc 40cm, cao khoảng 60 cm, đang nhú những chồi non xanh mượt ở phía trên cùng  tầng lá. Nhìn ngắm và suy tính một hồi,  Cuờng lôi đồ nghề ra, cẩn thận dùng chiếc xà ben nậy hòn đá xung quanh lên, rồi dùng cuốc đào  quanh gốc. Mất hơn 30 phút, cây thiên tuế mới được đặt vào giỏ…
Đến chiều, nhóm 5 người của Cường cũng mang được hơn 20 gốc thiên tuế xuống núi. Có được “thành quả” này, cả nhóm phải lặn lội tìm kiếm, còng lưng đào bới giữa trưa nắng gắt, mặt mày đen đúa, chân tay rướm máu. Tâm, một thành viên  của nhóm  nói: “Mong  chuyến hàng hợp đồng này đầu xuôi đuôi lọt. Có tiền, có cái ăn mới đi lại đuợc”.
Dân đi đào thiên tuế quả là không ít người có nỗi niềm vì đa số là dân nghèo, chọn cảnh bán mặt cho núi đá mà kiếm cái sinh nhai. Một ngày phơi dưới nắng, may mắn mỗi người kiếm trên dưới 200.000 đồng.
Vùng Vĩnh Hảo phần lớn là núi đá, khí hậu rất khắt nghiệt. Vậy mà cây thiên tuế vẫn bừng bừng sức sống, xanh tươi bốn mùa. Với giới chơi cây khiểng, thì ngoài lộc vừng, sanh… thiên tuế cũng là loài cây mang lại thú vui tao nhã.
Anh Lê Sơn, 47 tuổi, quê ở Phan Rang cho hay: hơn 10 năm làm nghề đào cây cảnh,  đi qua nhiều cánh rừng, nhưng theo anh: chỉ có thiên tuế vùng Cà Ná (giáp Ninh Thuận) kéo dài tới Đá Mẹp (Vĩnh Hảo) mới đẹp, mới đủ dáng vẻ khác nhau. Nhiều cây “thọ” đến trăm tuổi, đầy đủ các thế: “nhất trụ kình thiên, giáng long, thanh xà vờn hổ phục”…
Những ngày nắng oi ả, cây rừng trơ trụi lá, thiên tuế vẫn xanh tươi, căng tràn sức sống. Có cây lại ra trái, khoe sắc dưới nắng trời oi ả.
Theo anh Sơn, dân chơi bây giờ rất ham thiên tuế rừng. Không chỉ chọn lựa những cây có hình thù kỳ quái, vươn lên từ các gộp đá, dáng ngoằn ngoèo, tạo ra những thế cây “độc”, mà họ còn chuộng những củ thiên tuế thấp tròn như cái bát, cái nồi, đem về chưng  trong những chậu  mi ni, làm đẹp ngôi nhà.
Anh Vĩnh, một thợ rừng ở Vĩnh Hảo, nói: “Nếu muốn có “hàng” đẹp, phải đặt cọc trước 5 ngày. Gốc to, xù xì, cao từ 50 cm đến 1 m có giá từ 2 – 3 “chai” (triệu), đảm bảo  “không đẹp… không ăn tiền”. Xem ra, chơi thiên tuế cũng là một thú chơi khá công phu và tốn kém..
Suy kiệt vùng cây thiên tuế
Núi rừng Vĩnh Hảo chất chứa trong lòng bao kho tàng chuyện ly kỳ, đầy sắc màu huyền thoại về cây thiên tuế. Nơi đây, từng bụi cây, ngọn cỏ, hòn đá đều gắn liền với lời đồn đại về những cây thiên tuế có giá hàng chục triệu đồng.  Theo người dân, nguyên nhân khiến thiên tuế ở Vĩnh Hảo ngày càng ít đi vì giới chơi đồn nhau:  thiên tuế Vĩnh Hảo tích tụ  khí thiêng trời đất, ai mang được cây về nhà sẽ tấn tài, tấn lộc. Thế là, thiên tuế Vĩnh Hảo bị săn lùng, đào bới, tan tác trước  sự ham muốn của con người.
Nhiều lúc để bứng một cây thiên tuế, cánh săn cây kiểng phải đào bạt cả một góc núi, khiến cây rừng xung quanh bị vạ lây. Khi khai thác hết cây to, cây đẹp, người ta nhổ tất tần tật cả cây nhỏ. Mặc dù sống ở nơi có rừng thiên tuế, nhưng người dân Vĩnh Hảo lại ít chơi loại cây này,  nhưng dân Phan Rang thì lại khác. Cứ vài ba ngày,  có một đoàn vào  đào thiên tuế mang đi.
Thiên tuế, nét đẹp hoang sơ của núi rừng Vĩnh Hảo đang bị tàn phá, ngày càng lâm vào thế suy kiệt vì không đủ sức tái sinh. Một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ khó tìm được  những gốc thiên tuế, dù nhỏ.      

Vĩnh Tiến 
Bình Thuận Online

Bài trí cây cảnh hướng Đông theo phong thủy và sự phát đạt

Trong phong thủy, cây cảnh có lá cuống dày và mọng nước được xem là mang lại sự thuận lợi và cát tường, ví dụ như cây cẩm thạch, cây quất…

Cây cẩm thạch

Ngoài ra, trong phong thủy còn thường sử dụng cây chanh, cây quất. Bởi vì trái của hai loại cây này khi chín có màu vàng, chín mọng, được xem là tượng trưng cho vàng. Vào ngày Tết những gia đình Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Việt Nam thường chưng hai chậu quất nặng trĩu trái ở hai bên cửa chính với hy vọng năm mới buôn bán phát đạt tiền bạc dồi dào.
Đây cũng là cách mà những thương gia rất ưa chuộng để mang lại sự phát đạt cho công việc kinh doanh cua mình. Vì vậy, cũng như ở nhà, họ thường đặt hai chậu quất lớn co nhiều trái chín vàng trước cửa của công ty, văn phòng.
Cây cỏ thuộc hành Mộc, chủ về sự phát triển mạnh mẽ và liên tục. Vì vậy, bạn có thể trồng hay đặt những chậu cây tươi tốt ở hướng Đông và Đông Nam để cung cấp năng lượng cho hai góc này. Bởi vì hướng Đông Nam thường được xem là góc chủ về sự giàu có, thịnh vượng.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý cây khô, cây cằn cỗi như sắp chết nên đem bỏ di, vì những cây này tạo điều kiện cho năng lượng âm phát triển.

Cây quất têt

Bạn có thể đặt hai chậu quất nặng trĩu trái ở ngoài cửa chính thuộc hướng Đông trong ngày tết để được phát tài hoặc đặt một chậu cây sai trái ở hướng Đông trong cửa hàng để công việc làm ăn được phát đạt thuận lợi.

Bonsaivietnam.net
(Sưu tầm)

Ý nghĩa các loài hoa theo phong thủy

Hoa là biểu tượng của vẻ đẹp, sự tinh tế và còn chứa nguồn năng lượng hưng thịnh, may mắn.

Từ lâu, thuật phong thủy đã sử dụng các loài hoa với ý nghĩa bổ trợ nguồn khí tốt cho ngôi nhà và gia chủ. Khi xét đến việc trang trí hoa theo phong thủy, bạn cần chú ý đến loài hoa, màu sắc và số lượng.
Dưới đây là 6 loài hoa thường được dùng trong phong thủy:
1. Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng

Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.
2. Hoa sen

Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.

3. Hoa đào

Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân

Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.
4. Hoa lan

Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.

5. Hoa thủy tiên

Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.

6. Hoa cúc

Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội

Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.
Theo VnExpress

Trồng cau lùn trước nhà

Nói đến vị trí trồng cây trong nhà, trước đây các cụ thường có câu “trước cau sau chuối”. Với thời hiện đại, cây cau lùn vẫn được ưa chuộng trồng trong các gia đình.

Theo chuyên gia phong thủy Bùi Nghiệp, Công ty cổ phần Nhà xuân, phong thủy cũng như trong văn hóa Việt Nam thường có nhiều câu châm ngôn đúc kết kinh nghiệm của cha ông. Trong đó quan niệm “trước cau sau chuối” là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà.

Điều này chủ yếu tập trung vào cách bố trí hướng nhà ngày xưa. Bởi ngôi nhà truyền thống đa phần đều quay về hướng Nam và các hướng cận Nam như Đông Nam, Tây Nam để đón gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc lạnh. Vì thế, phần trước ngôi nhà nên trồng cau hay nói chung là những cây thân cột thẳng (cau, thiên tuế, cọ, dừa…) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp. Còn “sau chuối” là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và ken sát nhau để những chúng ngăn gió lạnh hướng Bắc và Đông Bắc, ngăn nắng buổi chiều ở Tây Bắc và giữ ấm cho phần sau ngôi nhà.
Hiện nay, dù các căn nhà được thiết kế khác, tuy nhiên những quan niệm này vẫn không thay đổi. Ngoài việc trồng các cây trên, gia đình có thể trồng những giống cây có thân và tán tương tự để vừa làm đẹp căn nhà vừa mang ý nghĩa phong thủy như trên. Cây cau lùn có các đặc điểm như ngoài thân cao thẳng, lá tán rộng, ít rụng lá thì còn có những chùm quả xum xuê, hoa cau thơm… Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia đình.

(Theo Kiến thức)

Cây lộc vừng

Theo cha ông xưa thì Lộc ứng với Tài lộc, Vừng ngụ ý là nhỏ nhặt nhưng nhiều, thêm hoa của cây màu đỏ và rất đẹp mang lại ý nghĩa là sự thịnh vượng , phát lộc.
cay-loc-vung-11.jpg
Theo phong thuỷ, cây lộc vừng mang lại sự may mắn về Tài lộc nên rất thích hợp để làm quà biếu tặng
cay-loc-vung-12.jpg
Lộc vừng là một loại cây cảnh đẹp, mang lại cảm giác bình yên , an toàn cho sự phát triển kinh tế

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Cách đặt bể cá cảnh mang tài lộc cho gia chủ

Trong không gian nội thất, bể cá cảnh giúp ngôi nhà trở nên gần gũi hơn với thiên nhiên và làm bừng sáng không gian ngôi nhà của bạn

be-ca-canh-dep.jpg
Ngoài ra, theo phong thủy, nếu được đặt ở các vị trí phù hợp, bể cá còn có thể mang tài lộc cho gia đình bạn.
5 nguyên tắc đặt bể cá cảnh
– Trước khi mua bể nên xem trước hoặc nhờ thầy phong thủy xem giúp mạng của mình có hợp với bể cá cảnh hay không, thông thường theo nguyên tắc hợp: hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa. Nguyên tắc khắc là mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim và kim khắc mộc.
– Bể cá nên kê ở hướng Đông hoặc Đông nam của nhà và nên kê trên các màu thuộc mạng của chủ nhà. Trong đó, mệnh Mộc: hướng Bắc, màu xanh lá cây. Mệnh Thổ: hướng Tây Nam, màu xanh dương. Mệnh Kim: hướng Bắc, màu trắng. Mệnh Thủy: hướng Bắc hoặc Đông, màu trắng hoặc xanh lá cây. Mệnh Hỏa không nên mua bể cá.
– Hình dạng của bể cá cũng có những ảnh hưởng: tròn – Kim (rất tốt); lục giá – Thủy (tốt); vuông – Thổ (không tốt); chữ nhật – Mộc (tốt); tam giác – Hỏa (không tốt).
– Số lượng cá trong bể cần tương ứng theo mạng: Thủy – từ một đến 6 con; Mộc – từ 3 đến 8 con; Thổ – từ 5 đến 10 con; Hỏa – từ 2 đến 7 con; Kim – từ 4 đến 9 con.
– Mọi đồ vật, cây cảnh trong bể cá cũng phải tự nhiên. Không nên cho các vật nhân tạo vào bể.
be-thuy-sinh-aquazone.jpg
Những vị trí không nên đặt bể cá
– Dưới tượng thần, vì theo quan niệm phong thủy, cách bố trí đó mang nghĩa “chính thần hạ thủy”, gây cảnh tán gia bại sản.
– Trong phòng ngủ vì sẽ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Trong khi đó, thiết bị tạo bọt bể cá thường không ngừng vận hành, khiến nước trong bể cá luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn mệt mỏi.
– Gần bếp, bởi âm dương tương khắc sẽ khiến các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng.
– Gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp vì sẽ dễ sinh tà khi, gây bệnh cho người sống trong nhà.
z300-Thuy-san-Viet-Nam1868.jpg
Màu sắc của cá cảnh
– Cá màu vàng kim hoặc trắng: ngũ hành thuộc kim (kim sinh thủy) có tác động tốt cho thúc đẩy tài vận.
– Cá màu đen, xanh lam, xám (thuộc thủy) có khả năng thúc đẩy tài vận khá mạnh.
– Cá màu vàng (thổ) thúc đẩy tài vận yếu.
– Cá màu xanh dương hoặc lá cây (mộc) áp chế thủy, thúc đẩy tài vận yếu.
– Cá màu đỏ (hỏa) khắc kim phá tài.
(Theo Mẹ yêu bé)