Danh mục lưu trữ: phong thủy

Phong thủy cho cây xanh trong nhà ở

Phong thủy cây xanh cũng chia thành âm dương và ngũ hành. Những cây có tính dương mạnh nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, ánh nắng.

phong-thuy-cho-cay-xanh-trong-nha-o-1.jpg

Cây xanh nói riêng và thiên nhiên nói chung luôn có vai trò quan trọng đối với đời sống hàng ngày. Do đó, việc lựa chọn loại cây và vị trí trồng được chú trọng và lựa chọn cẩn thận theo những quy luật của thuật phong thủy.

Những cây có dương tính là cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết trái và dễ chết. Trong khi đó, loại cây có tính âm hơn như hoa hồng, cúc, thược dược, đỗ quyên… có thể đặt ở trong nhà hay nơi bóng râm.

Theo phong thủy, cây xanh cũng chia thành âm dương và ngũ hành. Những cây có tính dương mạnh nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, ánh nắng. Ngược lại, cây có tính âm hơn nên đặt ở trong nhà hay bóng râm.
Trong không gian sân vườn bao quanh nhà, việc trồng cây xanh tính dương mạnh có tác dụng làm “bức tường” lọc tạp âm của môi trường bên ngoài, tránh sự ồn ào, ô nhiễm khói bụi, đồng thời như một bức rào chắn bảo vệ gia đình.
Khi trồng cây quanh nhà, bạn nên ‎không nên trồng cây to ngay trước ngõ nhà hoặc cửa sổ vì điều này sẽ ngăn trở ánh sáng mặt trời và luồng khí đi vào nhà, ảnh hưởng không tốt đến sự luân chuyển và không khí bên trong.
phong-thuy-cho-cay-xanh-trong-nha-o-2.jpg
Đối với không gian nội thất, việc trồng cây xanh có tính âm không chỉ khiến ngôi nhà thêm tươi tắn mà còn giúp tăng cường sinh khí thêm thịnh vượng, dồi dào. Những cây có gai hoặc hình lá kim như đỗ quyên, hoa hồng, tiên nhân… không thích hợp để bố trí trong nhà, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Bạn nên chọn những cây có cành lá tươi tốt, xanh tươi hoặc có hoa để bày biện trang trí.
Việc trồng Lan tử la, Vạn niên thanh, Hoàng kim cát… có thể làm cho sức khỏe của mọi người dồi dào hơn, đồng thời khiến không khí trong nhà được trong lành và tươi mát. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên để hoa, lá cây héo úa, chết rũ vì điều này lại mang ý nghĩa lụi tàn, suy kiệt không tốt cho vận khí của ngôi nhà.
Nếu không có nhiều thời gian chăm sóc, bạn có thể trang trí thêm những bình hoa bằng vải lụa, giấy, nhựa. Chúng cũng giúp không gian căn phòng thêm bừng sắc và rạng rỡ hơn mà không ảnh hưởng đến phong thủy.
phong-thuy-cho-cay-xanh-trong-nha-o-3.jpg
Tuy nhiên, khi gia đình định làm hòn non bộ, núi giả trong nhà, bạn không nên mua loại có hình dáng núi non hiểm trở – mang ý nghĩa sát, không tốt về mặt phong thủy. Đồng thời, nó có thể dễ làm các thành viên trong nhà – đặc biệt là trẻ nhỏ bị thương khi chơi đùa.

KTS. Lê Văn Cường
Công ty CP Kiến trúc DMC Việt Nam

10 cây hoa cảnh lý tưởng cho nhà đẹp

Là nhóm cây nội thất đẹp, chịu bóng tốt, không chịu được ánh nắng trực tiếp, đòi hỏi ẩm độ cao, giữ đất ẩm ướt và tưới nước thường xuyên.

1. Xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên là một loài cây bản địa của vương quốc đảo Madagascar. Người dân ở đây trồng xương rồng bát tiên từ rất lâu đời với công dụng làm hàng rào, một số khác trồng chúng trong chậu đặt trong nhà với mục đích trang trí.

Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii thuộc họ cây đại kích (Euphorbiaciae). Nó được mang tên của vị thống đốc của đảo Reunion, ngài Baron Pierre-Bernard Milius. Vào năm 1821, vị thống đốc này đã giới thiệu xương rồng bát tiên tại Pháp như một loại cây cảnh trong nhà. Sau đó ông tặng nó cho Vườn Bách thảo Bordeaux (Pháp).
Tại Thái Lan, xương rồng bát tiên có tên là Siamese lucky Plant mang ý nghĩa loài thực vật may mắn của xứ sở này.
Ngày nay, cây bát tiên đã được nhiều người biết đến, do cây dễ trồng, siêng hoa, hoa to màu sắc đẹp và nhất là lâu tàn. Trồng bát tiên đảm bảo ngày nào cũng có hoa trưng bày trang trí làm đẹp ngôi nhà, sân vừơn, phòng khách….
2. Cây sống đời

Cây sống đời còn có tên gọi khác nhau như cây lá bỏng, cây hoa bỏng…, là một loại cây khá phổ biến ở Việt Nam.

Cây sống đời có nhiều loại như: sống đời tơ (bông lồng đèn), sống đời Đà Lạt, sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẫm ra hoa tập trung vào dịp Tết), sống đời 5 màu (sống đời Thái)…
Cây sống đời là loại cây dễ trồng, có thể trồng được bằng cây con hoặc bằng lá. Theo đông y, cây sống đời có thể chữa trị rất nhiều bệnh như viêm họng, mất sữa, mất ngủ, viêm xoang mũi, lá cây sống đời có thể cầm máu rất tốt…
Như vậy, trồng một chậu cảnh sống đời vừa có tác dụng trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà, vừa có một phương thuốc đông y tiện dụng.
3. Cây càng cua cảnh

Cây càng cua cảnh thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc lâu đời từ Brazil. Cây thân cỏ mọc ở đất hay gần như sống phụ. Cây mọc thành bụi nhỏ, thân nạc. Lá mọc sát đất, dày, nạc, dạng trái xoan thuôn nhọn ở đầu và tròn ở gốc. Phiến màu xanh bóng với các giải màu xanh đậm vòng theo các gân. Cuống lá đính ở gần gốc phiến (dạng hình khiên). Cụm hoa bông dài, mọc thẳng đứng, nổi rõ trên đám lá dày đặc ở dưới.

4. Cây ngà voi

Cây ngà voi (còn gọi là nanh heo), (tên khoa học là Sansevieria cylindrica), một loài thuộc giống Sansevieria trong gia đình của cây măng tây (Asparagaceae).

Đây là loại cây trồng trong nhà bán chạy nhất tại các nước vùng ôn đối vì nó có rất nhiều ưu điểm. Dễ trồng, không tốn công chăm sóc, vẫn phát triễn tốt trong tình trạng bị bỏ bê.
Bên cạnh đó cây ngà voi mang nhiều ý nghĩa tốt lành về mặc phong thủy. Ở Trung Quốc, cây ngà voi được trồng trong chậu đặt cạnh các biểu tượng rồng phụng. Tại Hàn Quốc, cây ngà voi thường được dùng làm quà tặng trong buổi lễ khai trương của các doanh nghiệp, hoặc các sự kiện khác.
Ngoài ra cây ngà voi  là loài có tác dụng lọc bỏ chất hữu cơ để bay hơi rất tốt, ví dụ như fromaldehit, xylene và toluene trong không khí, cây ngà voi còn là một trong những loài có tiếng trong việc ngăn chặn và giảm bớt các triệu chứng bệnh văn phòng ( hội chứng bệnh văn phòng – Sick building syndrome)
Không những thế, cây ngà voi sử dụng axit crassulacean quá trình trao đổi chất , hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Đây là loài cây phù hợp trồng trong phòng ngủ, giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm.
5. Hoa anh thảo

Hoa Anh Thảo là loài hoa dại mọc nhiều ở các vùng ôn đới, có một đài hoa hình ống và năm cánh hoa màu vàng nghệ. Hoa Anh Thảo nở tức là báo hiệu sự trở về của mùa xuân, khi những cơn gió lạnh và sương giá trắng xóa đã qua đi nhưng những ngày ấm áp tươi sáng của mùa hạ lại chưa đến. Do vậy, loài hoa này là biểu tượng ưu thế của sự duyên dáng và sắc đẹp tuổi trẻ, là đại diện cho lứa tuổi giữa trẻ con và thiếu nữ, tuổi dậy thì. 

Hoa Anh Thảo chỉ nở khi màn đêm buông xuống, nó không bao giờ hé mở các búp hoa của mình cho đến khi trăng lên. Nó hướng về phía mặt trăng chứ chưa bao giờ dám hướng về phía mặt trời. Khi đêm xuống và không gian hoàn toàn yên tĩnh, các cánh hoa phát ra một thứ ánh sáng dìu dịu. Vì thế, hoa Anh Thảo tượng trưng cho một tình yêu thầm lặng, một tình yêu dấu kín. Mặt khác, còn thể hiện hoa Anh Thảo đại diện cho sự nhút nhát, thiếu tự tin, không dám đối diện với sự thật.
Ngoài ra, hoa Anh Thảo còn có rất nhiều công dụng. Củ của hoa Anh Thảo là một loại thuốc mỡ, dùng bôi vào da để tránh bị thẹo rỗ sau khi bị bệnh đậu mùa. Củ Anh Thảo còn được xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng sinh hoạt tình dục hay làm thực phẩm cho gia súc. Hoa Anh Thảo còn có thể dùng ngâm rượu (Cowslip wine). Cháo hoa Anh Thảo được nấu từ bột hoa, mật ong, sữa hạnh đào, nghệ tây, gạo và bột gừng, ăn rất bổ dưỡng. Lá cây Anh Thảo có thể ăn sống hay dùng để nấu trà.
Hoa Anh Thảo có nhiều màu: màu vàng, màu đỏ sậm, đỏ nhạt, đỏ chói, tím, hồng,…
6. Hoa lan hồ điệp

Lan hồ điệp là một trong những loài hoa lan quý phái, lộng lẫy và rất lâu tàn. Loài hoa này cũng là lựa chọn số 1 của các gia đình trong dịp Tết khi lựa chọn cây cảnh trang trí nhà cửa. Nếu được chăm sóc tốt, một chậu lan hồ điệp có thể chơi được từ 3 – 4 tháng, thậm chí 6 tháng mà vẫn còn nhiều hoa.

7. Hoa cúc cánh mối

Cúc cánh mối, hay còn gọi là thạch thảo, cúc thạch thảo, cúc Nhật. Gọi là cánh mối vì hoa mỏng nhẹ như cánh mối. Loài hoa này thuộc chi Cúc sao (Aster) thuộc về họ Cúc (Asteraceae).

Tên tiếng Anh European Michaelmas Daisy, tiếng Pháp Oeil de Christ. Tên gọi thạch thảo trong tiếng Việt có lẽ ảnh hưởng từ cách dịch của Bùi Giáng và Phạm Duy đối với tên hoa bruyère trong bài thơ L’adieu của Guillaume Apollinaire, loài này lẽ ra phải gọi là thạch nam trong tiếng Việt.

Cúc cánh mối có nguồn từ châu Âu, châu Á, thường khoe sắc vào cuối mùa thu, khi mà đa số các loài hoa đã tàn, bởi vậy người đời cho rằng nó tượng trưng cho sự chín chắn.

Màu của cúc cánh mối là sự kết hợp ngọt ngào giữa màu xanh dương và màu tím. Tuy nhiên, loài hoa này còn có màu trắng, tím nhạt, hồng, và tím oải hương.
8. Cây lô hội

Cây lô hội còn có tên gọi khác là cây nha đam. Loài cây này là một loại thảo dược phổ biến, và rất nhiều loại mỹ phẩm hay dược phẩm có thành phần chiết xuất từ chúng.

Lô hội là loại cây mọng nước lá nhọn và dài. Có loại lô hội mọc cao đến xấp xỉ một mét, nhưng có một số giống lô hội nhỏ hơn có thể sinh trưởng tốt trong không gian nhỏ và có ánh sáng mặt trời.
Cây không chỉ giúp làm sạch môi trường, mà còn tạo vẻ đẹp cho không gian sống của ngôi nhà. Lô hội là một trong những cây trồng trong nhà có sức sống dẻo dai, mà ngay cả người mới học cách trồng vẫn chăm sóc được.
9. Cây sen đá

Sen đá là cây thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước, đa dạng và phong phú về màu sắc và kiểu dáng. Sen đá được rất nhiều người yêu thích bởi đặc tính dễ trồng và dễ chăm sóc.

Nhiều người cho rằng sen đá là biểu tượng cho sự son sắt, vĩnh cửu trong tình yêu cũng như tình bạn.

Một vài chậu sen đá trên bậu cửa sổ hay ban công, lan can sẽ tô điểm thêm cho ngôi nhà của bạn những sắc xanh trẻ trung và tươi mới.
10. Cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc có nguồn gốc bản địa từ miền nam Mexico và Honduras. Loài cây này rất đặc biệt với cá lá mọng nước, có thể có hình dáng rủ hoặc tròn tùy theo cách uốn nắn khi trồng.

Chuỗi ngọc ưa sáng, nhu cầu nước thấp và có khả năng chịu hạn cao. Do đó, loài cây này rất được yêu thích trồng trong nhà hoặc văn phòng với mục đích làm đẹp.
Limee
Theo Eva

Trồng cau lùn trước nhà

Nói đến vị trí trồng cây trong nhà, trước đây các cụ thường có câu “trước cau sau chuối”. Với thời hiện đại, cây cau lùn vẫn được ưa chuộng trồng trong các gia đình.

Theo chuyên gia phong thủy Bùi Nghiệp, Công ty cổ phần Nhà xuân, phong thủy cũng như trong văn hóa Việt Nam thường có nhiều câu châm ngôn đúc kết kinh nghiệm của cha ông. Trong đó quan niệm “trước cau sau chuối” là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà.

Điều này chủ yếu tập trung vào cách bố trí hướng nhà ngày xưa. Bởi ngôi nhà truyền thống đa phần đều quay về hướng Nam và các hướng cận Nam như Đông Nam, Tây Nam để đón gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc lạnh. Vì thế, phần trước ngôi nhà nên trồng cau hay nói chung là những cây thân cột thẳng (cau, thiên tuế, cọ, dừa…) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp. Còn “sau chuối” là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và ken sát nhau để những chúng ngăn gió lạnh hướng Bắc và Đông Bắc, ngăn nắng buổi chiều ở Tây Bắc và giữ ấm cho phần sau ngôi nhà.
Hiện nay, dù các căn nhà được thiết kế khác, tuy nhiên những quan niệm này vẫn không thay đổi. Ngoài việc trồng các cây trên, gia đình có thể trồng những giống cây có thân và tán tương tự để vừa làm đẹp căn nhà vừa mang ý nghĩa phong thủy như trên. Cây cau lùn có các đặc điểm như ngoài thân cao thẳng, lá tán rộng, ít rụng lá thì còn có những chùm quả xum xuê, hoa cau thơm… Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia đình.

(Theo Kiến thức)

Hàng rào, tường bao quanh khuôn viên nhà cũng phải hợp phong thuỷ

Tôi nghe nói làm hàng rào, tường bao quanh khuôn viên nhà cũng phải hợp phong thuỷ, nếu không sẽ gặp nhiều bất lợi.

Nhà tôi là dạng biệt thự trong khu dân cư cũ chưa được an ninh cho lắm, nên tôi muốn tạo một hàng rào thuộc dạng “kín cổng cao tường” sao cho đẹp mà không sai về phong thủy thì nên làm thế nào? Mặt tiền nhà hướng tây và tôi thích trồng nhiều cây cối.

Lâm Ngọc Nga, khu dân cư Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP.HCM

phong-thuy-nha-o.jpg
Đúng là các nguyên tắc phong thuỷ có vấn đề về ngũ hư (năm điều không tốt với nhà ở) có đề cập đến vấn đề thiếu hoàn thiện tốt tường rào bao quanh. Cụ thể là, phong thuỷ truyền thống có nhắc nhở: khi “tường vây (hàng rào) và bao cảnh chung quanh không hoàn thiện, không bảo vệ che chở được cho nhà, hoặc ngược lại, quá bít bùng ngăn cách với môi trường” là phạm vào 1 trong 5 điều dở về bố trí nhà đất.
Xét trên phương diện vùng tụ khí, mỗi cuộc đất – ngôi nhà đều cần được bảo vệ, che chắn, tránh các tác động xấu từ môi trường bên ngoài cũng như giữ gìn nội khí cho cuộc đất, nên tường rào rất cần thiết kế, bố trí phù hợp. Việc làm cổng và tường rào theo lối kín đáo được áp dụng khi mặt ngoài tường rào – cửa cổng là hướng xấu về khí hậu và giao tiếp với ngôi nhà bên trong. Hướng xấu này có thể là hướng chịu nắng gắt, bụi bặm nhiều, xe cộ ồn ào, công trình đối diện gây ô nhiễm, và hướng không hợp tuổi với mệnh trạch gia chủ. Nhưng ở trường hợp ngược lại, khi bên ngoài nhà là không gian gió mát nắng lành, hướng hợp mệnh trạch thì không nên bít bùng tường rào cửa cổng làm gì cả.
Đối với ngôi nhà của bạn có mặt tiền hướng tây nắng gắt, theo chúng tôi bạn có thể làm tường rào vừa đủ giảm bức xạ nóng bức mà vẫn có khoảng thông gió cần thiết, như mẫu tường rào trong ảnh kèm theo. Đây là dạng tường rào đơn giản, kín đáo và có nhiều mảng xây đặc để giảm bức xạ mặt trời cũng như tiếng ồn phía ngoài đường.
Tuy nhiên, cần lưu ý kiểu cách thiết kế tường rào và sử dụng các vật liệu có bề mặt “mềm” để tránh làm cho tường rào quá khô cứng và đơn điệu. Ví dụ như đá ong, gạch trồng cỏ, bông gió đục lỗ… là những vật liệu có tính xốp, hợp với mảng tường rào xây cao, vừa cản nóng vừa thông thoáng được. Trồng cây và thêm mảng cỏ gần tường rào cũng là cách giảm bớt bức xạ tích tụ trước vỉa hè và mặt sân.

THS.KTS Hà Anh Tuấn
Theo SGTT