Danh mục lưu trữ: Nhân giống hoa

Quy trình nhân giống hoa Cúc

Nhân giống hoa cúc theo hai phương pháp tỉa chồi và giâm cành, bài viết này sẽ giúp bà con tự chủ nguồn giống cho mình

Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi:

Cây do tỉa chồi thường mọc khoẻ nên đảm bảo tính chất của cây mẹ cho hoa tốt, nhưng thời gian ra hoa tương đối lâu hơn so với cây giâm cành và có nhược điểm thời kỳ nở hoa không đồng đều. Muốn có nhiều chồi non tốt cần vun gốc và chăm sóc cây mẹ đầy đủ, mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống, tuỳ điều kiện chăm bón, đất tốt hay xấu, những giống cúc mới như CN – 93, CN – 97, vàng Đài Loan, tím sen.. thường là những giống đẻ nhiều mầm giá nhất.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn):

– Vườn cây mẹ: vườn trồng những cây cúc giống tốt, sạch bệnh, đã được chọn lọc kỹ. Khoảng cách trồng 15 x 15 cm, mật độ 400.000 cây /ha. Lên luống cao và phải thoát nước. Thường sau trồng khoảng 10 – 12 ngày, ta tiến hành bấm ngọn 1 lần và sau 20 ngày nữa ta bấm ngọn lần 2. Lúc này cần phải lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi chúng dài từ 12 – 15 cm, ta chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại thì loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần thứ 2, ta tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3 – 4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ ( thời gian khoảng 4 tháng) trên 1ha có thể thu được 4.000.000 cành giâm có chất lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất. Sau 3 – 4 lần cắt như vậy, cây mẹ già, ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ…

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ

Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha vườn cây

Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác, đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với khoảng cách 15×15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:

– Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.
– Đạm urê: 12 kg.
– Phân supe lân: 26 kg.
– Phân clorua kali: 9 kg.

Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm, đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.

Thời vụ giâm cành

Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng. Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.

Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm

Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài vào.

Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.

Tiêu chuẩn cành giâm

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Mật độ khoảng cách giâm

Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2. Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5×2,5cm tức 1.600 cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

Kỹ thuật giâm cành

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng. Không nên cắt vào buổi trưa, hoặc những ngày có mây mù, hoặc sau những cơn mưa, vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, nên phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp. Khi cắt xong, giâm liền trong ngày, không nên để đến ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Có thể tiến hành giâm ngọn theo 2 cách:

– Giâm khô tức là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước.

– Giâm ướt tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm.

Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non.

Sau đó, tùy theo thời tiết, mà có thể kéo dài lớp lưới và ni lông che một cách từ từ để cây quen dần với ánh sáng. Trước khi đánh cây ra trồng ngoài vườn sản xuất nên bỏ lưới và ni lông che để lúc trồng, cây không bị sốc sinh lý. Có thể tăng cường khả năng ra rễ của cây bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng xử lý cành giâm. Chất kích thích thường được sử dụng là axit indol axêtic (IAA), axit indola butyric (IBA) và axit naphtyl axetic (NAA). Do ngọn giâm mầm nhỏ, dạng thân thảo nên nồng độ dung dịch thuốc phải pha loãng khoảng từ 25-50ppm (các loại thuốc này đã được pha sẵn dạng chế phẩm có bán tại trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Sinh học, Viện Hóa học…). Cành giâm trước khi cắm vào cát được nhúng vào dung dịch thuốc, ngập 1-1,5cm trong khoảng 10-15 giây. Cũng có thể sử dụng kích thích tố thiên nông, hoặc một số thuốc kích thích ra rễ của Trung Quốc, xử lý đều cho hiệu quả rất tốt.

Chăm sóc cành giâm

Giai đoạn trong vườn ươm không cần phải bón phân, chỉ cần luôn giữ ẩm bằng cách phun mù trên lá. Những ngày đầu phun ngày 3-4 lần sao cho lá cây luôn đảm bảo xanh tươi không héo, những ngày sau có thể giảm dần số lần tưới phun. Dùng kẹp gắp bỏ những lá thối, lá bị dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô, thối để ngăn chặn sự lan truyền sang cây khác.

Cũng có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp, phun cho cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ. Phương pháp này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây khi rễ cây còn yếu, chưa cung cấp đủ thức ăn.

Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, rễ của các cành giâm dài từ 2-3cm, mỗi cành ra 3-5 rễ là có thể đem ra trồng ngoài sản xuất.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích.

Quy trình nhân giống In VitroLan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp vương giả, quý phái nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa Lan. Chính vì vậy, hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao. Bắt kịp thị hiếu này, ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau. Do đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô in-vitro:

Quy trình trên được tiến hành qua các giai đoạn sau:

1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:

Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng cách ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 – 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng. Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.

2. Nhân giống:

Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai tây… nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường.

Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống Lan là 22°C – 26°C và tuỳ vào mỗi loài.

Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường mới.

3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:

Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

4. Chuyển cây ra vườn ươm:

Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.

Như vậy, từ một mô hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng.

Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Cần chú ý thêm, đối với các loài không phải là cây bản địa, phải được thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cấy, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Nhân giống cây hoa bát tiên

Để nhân giống loài hoa này, người ta có thể gieo bằng hạt, nhưng rất lâu ra bông có thể mất hàng năm nên ít người áp dụng.

Bát tiên (Euphorbia milii) là loài hoa tuy mới được du nhập vào nước ta, nhưng do có nhiều giống, mỗi giống có một mầu sắc hoa khác nhau, rất đẹp và dễ thương, mặt khác chúng rất phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của nước ta (nhất là vào mùa khô ở các tỉnh phía Nam), nên đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người chơi.

Để nhân giống loài hoa này, người ta có thể gieo bằng hạt, nhưng rất lâu ra bông (có thể mất hàng năm) nên ít người áp dụng. Vì thế, những cơ sở sản xuất giống hoa thường áp dụng phương pháp giâm cành. Nhân bằng phương pháp này tuy rất đơn giản, nhưng nếu không biết cách sẽ rất dễ bị thất bại. (Nhất là những người chơi hoa không chuyên, muốn tự tay mình tạo thêm giống để đỡ tốn tiền mua giống). Có trường hợp sau khi giâm một thời gian, toàn bộ cành giâm đều bị thối.

Sau đây xin mách các bạn cách làm để đạt được tỷ lệ thành công cao:

Chọn những nhánh có độ dài khoảng 20-25 cm, không quá non. Lấy dao sắc cắt rời nhánh tại vị trí sát với thân chính (chỗ nhánh bị thắt lại). Khi cắt phải dùng dao thật sắc, để chỗ cắt không bị bầm giập.

Cắt xong, các bạn đem giâm bằng một trong hai cách:

– Cách thứ nhất: Đem cắm chỗ vết cắt vào nước (cho ngập khoảng 2-3 cm) đặt vào chỗ mát, sau một thời gian nhánh sẽ mọc rễ. Khi rễ ra dài 1-2 cm thì đem trồng. Để cho nhanh ra rễ các bạn có thể pha thêm thuốc kích thích ra rễ vào nước (thuốc này có bán ở cửa hàng phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật).

– Cách thứ hai: Sau khi cắt, đưa nhánh vào chỗ mát, có mái che. Chờ khi nào vết cắt khô nhựa, lành vết sẹo thì đem giâm. Để kích thích cho nhánh mau ra rễ, cắt xong các bạn chấm thuốc kích thích ra rễ như Rootone, Rooting Powder, Dryroot-2… vào chỗ vết cắt.

Sau khi nhánh ra rễ (theo cách thứ nhất) hoặc sau khi chỗ cắt khô nhựa, lành sẹo (theo cách thứ hai) thì đem giâm nhánh vào chỗ mát. Tưới nước giữ cho đất hơi ẩm (nhớ không được tưới quá nhiều nước vì sẽ làm cho chỗ vết cắt bị thối lan dần lên phía trên. Nhiều người giâm cành bị chết cũng vì lý do này). Giâm xong che mưa nắng cho cành giâm. Khi nào thấy đất hơi khô thì phun sương để giữ ẩm. Khi cành giâm đâm chồi, nẩy tược thì tăng thêm nước tưới, tạo cho đất vừa đủ ẩm là được.

Với những cành ở sát mặt đất, cũng có thể nhân giống bằng cách lấy dao sắc cắt đứt khoảng 2/3 đường kính của nhánh (cắt sát với thân chính) khi chỗ cắt khô nhựa, lành vết sẹo thì đắp đất chùm lên chỗ cắt. Khi thấy chỗ cắt ra rễ thì tách nhánh rời khỏi cây mẹ, giâm vào chỗ mát để tạo cây mới.

Muốn có tỷ lệ thành công cao, các bạn nhớ là trước khi cắt cành để giâm khoảng 1 tháng, cần ngưng bón phân đạm, có thể bón thêm một ít phân lân và kali. Hạn chế tưới nước để cây hơi cằn lại một chút.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Nhân giống huệ tây bằng phương pháp nuôi cấy vẩy củ

Huệ tây hiện được trồng bằng củ nên tốc độ nhân giống chậm, cần nghiên cứu những phương pháp nhân nhanh gống Huệ tây bằng con đường nuôi cấy vẩy củ.

Hoa huệ tây (Lilium longiflorum, Liliaceae) là một loại hoa có kích thước lớn, mùi thơm mát dịu, có nhiều màu sắc đẹp.

Ở Việt Nam, giống hoa Huệ tây trắng được trồng nhiều ở Đà Lạt, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.

Mấy năm gần đây, hoa Huệ tây là mặt hàng xuất khẩu cho nên việc cung cấp giống hoa chất lượng tốt cho sản xuất trở thành một vấn đề quan tâm.

Do được nhập trồng ở Đà Lạt đã nhiều năm, không được định kỳ phục tráng giống nên hiện nay giống Huệ tây Đà Lạt đang trên đà thoái hoá trầm trọng do các bệnh virus gây ra, đặc biệt là các bệnh virus khảm lá.

Huệ tây hiện được trồng bằng củ nên tốc độ nhân giống chậm, cần nghiên cứu những phương pháp nhân nhanh gống Huệ tây bằng con đường nuôi cấy vẩy củ.

I – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY

Tách lấy vẩy  của củ hoa Huệ, rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa qua cồn 70° trong 40 giây, dùng nước cất vô trùng rửa lại từ  3 đến 6 lần và cuối cùng vẩy được khử trùng bằng  HgCl2 (2%) trong 5 phút. Trước khi sử dụng, dùng nước cất vô trùng rửa sạch vẩy để tránh chết mẫu.

Các mẫu vô trùng được đặt vào môi trường nuôi, đựng trong ống nghiệm đóng chặt bằng nút bông đã được khử trùng ở 121°C (1 atm).

Môi trường nuôi cấy là môi trường MS (Murashige-Skoog, 1962) đã được cải tiến, có thành phần như bảng 1.

Điều kiện phòng nuôi cấy: ánh sáng (3000 lux), số giờ chiếu sáng: 16h/ngày, nhiệt độ 23-25°C.

Sau khoảng thời gian nuôi các mẫu vẩy trong điều kiện từ 5 đến 8 tuần, chúng tôi nhận được từ 4-6 chồi trên một vẩy, các chồi này tiếp tục phát triển thành cây non với rễ phát triển mạnh.

II- NHÂN NHANH GIỐNG CÂY CON BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH VẨY

Để tăng hệ số nhân giống cũng như  làm sạch bệnh của cây, chúng tôi tiếp tục tiến hành tách vẩy từ những cây con thu được trong ống nghiệm và cấy trong môi trường tương tự. Chúng tôi thu được nhiều cây con có đủ lá và rễ để trồng ra ngoài.

III- ĐƯA CẤY RA KHỎI ỐNG NGHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CÂY CON

1- Đưa cây ra khỏi ống nghiệm

Để hạn chế đứt rễ khi ra cây, chúng tôi đã giảm nồng độ thạch của môi trường nuôi cấy những cây chuẩn bị đưa ra đất xuống 7g/l.

Cây con lấy từ ống nghiệm được rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch cho hết lớp thạch bám quanh gốc.

2- Chế độ chăm sóc cây con

Cây được trồng vào khay đựng loại đất cát thịt hoặc đất pha cát, trộn lẫn với phân chuồng và phân hoá học.

Để diệt các côn trùng hại củ, phải bơm thuốc Basudin, Furadan vào trong đất. Trong 15 ngày đầu, cây con cần được che nắng và mỗi ngày được tưới một lần bằng dung dịch dưỡng Knôp pha loãng 50% (Knudson C).

Theo dõi và phun thuốc trừ sâu bệnh.

Trong vòng 6 tháng, cây ra hoa và cho thu hoạch hoa đồng loạt.

IV- KẾT LUẬN

Quy trình nhân nhanh giống hoa Huệ tây bằng phương pháp nuôi cấy vẩy củ cho phép tạo ra được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn, phục tráng giống hoa Huệ tây Đà Lạt đang trên đà thoái hoá hiện nay.

Nhân giống bằng vẩy củ có thể chủ động trong cung cấp giống theo từng thời vụ trong năm, để bảo quản giống khi cần thiết, đồng thời có thể thu hoạch hoa đồng loạt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Aartrijk V.J, Blom-Barnhoorn G.J, 1980; Acta Horticulturae, V. 109, 297-302.

2- Aartrijk V.J, Blom-Barnhoorn G.J,1981: Scientia Horticulturae, V.14, 261-268.

3- Bigot C, 1970: Bull. Soc. Bot. Fr. Mérn.V.117, 66-72.

4- Holdgate P.D, 1977: Plant cell, tissue and organ culture. Edited by Reuiert.J and Bajaj Y.P.S

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ thuật nhân giống hoa sen

Nhân giống hoa sen thường dùng phương pháp tách cây nhưng cũng có thể gieo hạt. Có thể trồng cây hoa sen vào đầm, ruộng, vào chậu hoặc vại.

1. Phương pháp tách cây

Trước hết phải làm công tác chuẩn bị. Nếu trồng hoa sen lớn cần chuẩn bị vại (không đục lỗ) trong vại bỏ đất trồng giàu dinh dưỡng, đổ nước vào làm thành bùn (vớt bỏ vật tạp) và thêm một ít phân gà phân lợn làm phân lót. Thời gian trồng nên vào mùa xuân hè, khi nhiệt độ lên tới 25 độ C.

Hoa sen ưa mọc nơi đủ ánh sáng, ấm áp. Chậu và vại nên đặt ở nơi hướng đông nam, tránh gió. Ngoài ra, khi đào ngó sen làm giống của cây năm trước, cần đào cây chồi đỉnh có 2 đốt hoàn chỉnh, đem chồi đỉnh đặt nghiêng vào trong bùn, sâu 15-20cm, sau khi trồng 1 tuần không nên đổ nước, để cho ngó sen cố định trong bùn, xúc tiến nảy chồi. Khi mới mọc lá nhỏ, cuống lá dài mềm, lá nổi trên mặt nước. Tùy theo lá nổi và độ dài cuống mà đổ nước. Từ khi trồng đến khi ra hoa mất khoảng 110 ngày.

2. Phương pháp gieo hạt

Nói chung, hạt sen có vỏ rất cứng. Chọn hạt sen có vỏ, dùng mũi dao bóc đỉnh hạt khoảng 2-3mm, làm cho nước có thể ngấm vào, bỏ vào nước ngâm 2-3 ngày, chờ hạt phình lên gieo vào chậu (đất chậu được xử lý giống như phương pháp tách cây). Sau đó bỏ chậu vào vại nước, giữ 3-4cm nước trên mặt chậu. Để 8-10 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25-30°C, sẽ có chồi nhỏ, rồi lớn dần thành lá, đến năm thứ 2 cây sẽ ra hoa.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ thuật nhân giống hoa ngàn sao

Hoa ngàn sao là loại hoa đẹp trồng cắt cành dùng làm trang trí và làm nền cho các loài hoa khác. Cành hoa gồm nhiều bông nhỏ li ti màu trắng, nhìn xa giống những ngôi sao nhỏ nên được gọi là Hoa ngàn sao

Hoa ngàn sao có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, trồng phổ biến nhiều nhất ở Đông Châu Âu và miền Tây Trung Quốc. Hiện nay, Hoa ngàn sao được trồng phát triển mạnh ở Đà Lạt và có năng suất cao. Hoa ngàn sao có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm kém, cây phát triển không đồng nhất và đặc biệt là tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ, chết tươi được truyền từ cây mẹ sang cây con là rất cao. Chúng tôi xin giới thiệu phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng có thể tạo ra được một số lượng cây sạch bệnh có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu trồng hoa hiện nay. Quy trình nhân giống như sau:

– Môi trường tạo mẫu ban đầu: là môi trường ½ MS, có chứa 30 g/l đường, 8 g/l agar và BA (0.5 – 0.7 mg/l).

– Môi trường nhân chồi: là môi trườmg MS có bổ sung 0.6 ml/l BA, 8 g/l và 40 g/l đường.

– Môi trường ra rễ: là môi trường ½ MS, 20 g/l đường và bổ sung 0.5 mg/l IBA.

Cách đưa cây ra bầu đất và chế độ chăm sóc:

Sau 2 tuần nuôi cấy, cây mô đều ra rễ, đến ngày 20, rễ cây đạt chiều dài 2-3 cm, lấy ra ngoài rửa sạch aga và trồng vào vĩ xốp (112 lỗ). Tưới nước dạng phun sương trong tuần đầu tiên và giữ ẩm bằng cách che bao Nylon.

Qua tuần thứ 2 cây bắt đầu phát đọt non, sử dụng NPK phun lên lá để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho cây chóng lớn. Cuối tuần thứ 4 cây mô có thể trồng ra ngoài đồng ruộng.

Chú ý: Có thể sử dụng cây cấy mô trồng thành luống để khai thác ngọn non giảm giá thành chi phí sản xuất giống.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Nhân giống cúc Pha lê bằng phương pháp nuôi cấy mô

Trồng cúc Pha lê nếu không lấy giống từ vườn gốc thì rất dễ bị thái hóa, hoa không đẹp, giống cúc pha lê ở vườn gốc chỉ có được bằng cách nuôi cấy mô.

Hoa cúc Pha Lê là một loại có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc, du nhập vào nước ta chủ yếu là giống CN 93 và CN98 mà có khả năng sống được cả 4 mùa. Tuy nhiên, trồng cúc Pha lê nếu không lấy giống từ vườn gốc thì rất dễ bị thái hóa, hoa không đẹp. Mà giống cúc pha lê ở vườn gốc chỉ có được bằng cách nuôi cấy mô.

Từ giống gốc nguyên chủng đem vào nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm sau 2-3 tháng cho ra vườn ươm. Sau đó khoảng 2-4 tuần có thể cắt cành hom để trồng, cho ra hoa thương phẩm. Vườn trồng cây cấy mô là vườn đầu dòng chuyên cung cấp cành giống để trồng thương phẩm. Có thể trồng trong chậu để bán nguyên chậu trong dịp tết hoặc trồng thành vườn để cắt bán cành hay trồng thành luống trong vườn nhà tạo cảnh quan…

Cách trồng cũng khá đơn giản như trồng các loại hoa cúc khác. Chọn đất phù sa nhiều mùn, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ để hoa bền. Giai đoạn bón thúc mới dùng một ít phân NPK. Sau khi trồng cành từ 2,5 đến 3 tháng thì ra hoa. Mỗi cành ra một đoá, nếu cắt ngọn thì cành ra nhiều nhánh nhiều đoá nhưng nhỏ hơn – tuỳ theo cách chơi của mỗi người. Thông thường, hoa đúng tiêu chuẩn có đoá to từ 6-8cm, cánh mỏng, thẳng, màu vàng sặc sỡ, chiều cao cây khoảng 60-70 cm cao hay thấp, chủ yếu do con người điều tiết và tuỳ cách chơi của mỗi người.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Đặc điểm nhân giống và trồng vào chậu cây cúc vạn thọ lùn

Cúc Vạn Thọ lại rất dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, không kén đất trồng, lại thu hoạch ngắn ngày, nên nếu trồng để kinh doanh sẽ đem lại nhiều lợi

Cúc vạn thọ lùn (Tagetes patula Linn.) thuộc họ Cúc nguyên sản ở Mêhicô, hiện nay được trồng ở nhiều nước; cây cao 80-50cm, mọc cụm, nhiều nhánh, lá nứt sâu có răng cưa. Hoa tự dạng đầu, đường kính 4cm, hoa dạng lưỡi màu vàng, vàng da cam, hoặc vàng tím, và đỏ tím; hoa đơn tràng, hoặc trùng tràng một nửa. Cúc vạn thọ lùn ưa sáng, nhưng nửa bóng cũng có thể ra hoa, yêu cầu nước và phân vừa phải, có thể trồng trong vườn.

Nhân giống cây cúc vạn thọ lùn bằng gieo hạt và giâm cành. Gieo hạt vào mùa xuân hoặc hè sau 2 tháng hoa nở. Nếu giâm cành cần cắt cành dài 7-10cm, cắm vào đất cát để nơi khô mát, mỗi ngày phun 2-3 lần nước, khoảng 8-4 ngày có thể mọc 7-8 rễ dài 3-6cm và thành cây mới.

Có thể trồng cúc vạn thọ lùn vào chậu nhựa loại nhỏ, cũng có thể dùng chậu sành. Đất chậu phải có lượng phân vừa phải. Sau khi trồng vào chậu, tưới đẫm nước để nơi khô mát 3-5 ngày, rồi đưa vào nơi có ánh sáng tán xạ để chăm sóc; mùa hè che bóng. Đất chậu bảo đảm không quá khô và quá ẩm, cách 20 ngày bón phân 1 lần, dùng nước phân loãng hoặc phân hóa học. Vào mùa hoa nở không bón phân, chỉ cần tưới nước. Sau khi hoa nở cần cắt hoa tàn và cành cũ để ra cành mới, hàng tuần phải bón phân 1 lần và thường xuyên tưới nước, như vậy sẽ cho hoa lần nữa. Mùa đông cần giữ ấm để có hoa phục vụ Tết.