Danh mục lưu trữ: Kỹ thuật trồng rau

Kỹ thuật trồng cây Su Hào

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 – 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

– Tên khoa học: Brassica caulorapa Pasq. hoặc Brassica oleracea var. caulorapa, thuộc họ Thập tự: Cruciferae.

Thân của cây phát triển phình to ra thành củ khí sinh, trong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, và được dùng làm thực phẩm (rau). Tuy cũng có những đòi hỏi giống như cây cải bắp về các điều kiện sống, nhưng có thể chịu được nóng hơn cải bắp 2 – 3oC. Vì vậy su hào có thể trồng sớm và muộn hơn cải bắp được, do đó góp phần chống giáp vụ rau trong vụ xuân hè.

Su hào lại không đòi hỏi lắm đối với đất cũng như phân bón.

Kỹ thuật trồng cây su hào.

a) Các giống su hào trồng ở nước ta.

Thường có 3 giống.

– Su hào dọc tăm (su hào trứng): củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Tiêu biểu là giống su hào Sa Pa cũ.

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 – 80 ngày, do đó có thể trồng xen vào mép luống cải bắp, khoai tây.

– Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Điển hình là su hào Hà Giang.

Thời gian sinh trưởng 90 – 105 ngày.

– Su hào dọc đại (su hào bánh xe): củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày. Đặc trưng là su hào Tiểu Anh Tử (Trung Quốc) hoặc Thiên Anh Tử (Nhật Bản).

b) Thời vụ gieo trồng:

– Vụ sớm gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày.

– Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 – 35 ngày.

– Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yêu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuoói tháng 4 năm sau.

Tuổi cây giống 25 – 30 ngày.

c) Trồng su hào.

Trước khi nhổ cấy 4 – 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ.

Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trươcs một buổi cho dễ nhổ.

– Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm (5.500 cây/sào).

– Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 – 2.800 cây/sào).

– Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 – 2.100 cây/sào).

Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.

Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.

d) Bón lót:

Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 – 20 tấn. Phân lân: 90 – 120 kg.

Phân kali: 40 – 50 kg.

Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân với đất rồi trồng.

e) Chăm sóc:

– Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát.

Tưới như thế trong 5 – 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.

– Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha loang 20%. Sau đó cứ một tuần lễ lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt quá trình sinh trưởng từ 150 – 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nây đều, mỏng vỏ.

– Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 – 20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.

g) Phòng trừ sâu bệnh:

Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại si hào, đặc biệt là rệp rau: chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.

h) Thu hoạch:

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 – 30 tấn/ha (6 – 10 tạ/sào).

Để giống su hào.

Gieo hạt vào tháng 9 đến cuối tháng 10 để trồng vào tháng 11, tháng 12.

Để giống cần bón lót nhiều kết hợp với lượng lân và kali gấp đôi ở đại trà: lượng đạm giảm đi từ 1/2 – 2/3. Cây sinh trưởng bình thường thì không cần dùng đạm để thúc.

Thời vụ thu hoạch và hong phơi lấy hạt su hào cũng giống như với cải bắp.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Trồng rau ăn lá an toàn bằng phương pháp che phủ lưới

Mô hình trồng rau ăn lá bằng phương pháp che phủ lưới là mô hình trồng rau mang lại hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp

Các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, cải cúc… là loại rau ngắn ngày, có nhu cầu tiêu thụ lớn, sớm cho thu hoạch chỉ sau gieo từ 4 đến 6 tuần; có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm, đem lại mức thu nhập cao trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Mô hình trồng rau ăn lá bằng phương pháp che phủ lưới là mô hình trồng rau mang lại hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp:

Chọn đất gieo trồng: Chọn những vùng đất cao ráo, tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, sạch sâu bệnh, cỏ dại để trồng rau ăn lá. Nên tránh xa các nguồn nước thải thành phố, xa bệnh viện và các khu công nghiệp. Nên luân canh cây trồng để hạn chế nguồn sâu bệnh.

Xử lý đất: Nếu có điều kiện về nguồn nước nên dẫn nước vào ngâm đất sâu 15-20cm khoảng 3-4 hôm rồi rút cạn nước, phơi đất khô trước khi làm đất để loại bớt nguồn sâu bệnh hại.

Làm đất: Đất cần được cày bừa kỹ, lên luống cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm, mặt luống rộng 100cm. Nhặt sạch cỏ dại, đập nhỏ đất, san phẳng mặt luống bằng đất nhỏ mịn.

Bón lót phân chuồng và thêm một lượng NPK nhằm giúp cây có đủ dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Lượng phân bón lót tính cho 1 sào Bắc bộ gồm: 300-400kg phân chuồng hoai mục + 5kg phân đạm + 10kg supe lân và 3kg kali clorua. Dùng cuốc xới lại để trộn đều phân với đất trước khi gieo hạt.

Gieo hạt: Sử dụng hạt giống chất lượng để gieo nhằm đảm bảo độ nẩy mầm cao. Gieo vãi hạt giống trên mặt luống. Chú ý gieo đi, gieo lại 2-3 lần cho đều. Lượng hạt giống thường sử dụng khoảng 3-5g/m2 mặt luống.

Làm vòm lưới che phủ: Vật liệu làm vòm che phủ là các thanh tre dài 1,8-2m, bản rộng 3-4cm uốn cong, vát nhọn 2 đầu để cắm sâu xuống 2 bên thành luống cách nhau 2m tạo thành vòm cung cách mặt luống từ 70 đến 100cm. Dùng lạt buộc cố định các thanh tre, nứa chạy dọc theo luống với các thành vòm tạo thành khung đỡ lưới nilon. Dùng lưới che phủ (loại 32 lỗ/2,5cm2) để che phủ toàn bộ mặt luống. Dùng đất chèn kỹ chân lưới 2 bên mép luống vừa tránh gió lật, vừa ngăn cản côn trùng, sâu hại xâm nhập vào bên trong gây hại. Tuỳ theo mùa vụ mà chọn màu lưới cho phù hợp với ánh sáng để che phủ: Mùa hè dùng lưới xanh hoặc đen, mùa đông nên chọn lưới màu trắng.

Tưới nước: Sau khi che phủ lưới xong tiến hành dùng nước sạch tưới trực tiếp trên lưới bằng thùng ô roa nhằm cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nhanh nẩy mầm, mọc đều và mọc khoẻ. Sau 4-5 ngày hạt sẽ nẩy mầm và phát triển thành cây.

Chăm sóc: Sau gieo 15-20 ngày chú ý làm sạch cỏ dại, cung cấp đủ nước tưới cho rau sinh trưởng, phát triển tốt bằng cách tưới thùng ô roa qua lưới hoặc dẫn nước vào rãnh cho ngấm dần vào mặt luống rồi lại tháo hết nước ra. Có thể vén lưới để chăm sóc rồi lại che phủ trở lại như cũ sau khi kết thúc. Phần lớn các loại rau ăn lá ngắn ngày nếu được bón lót đầy đủ sẽ không cần phải bón thúc thêm. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết có thể bón thúc thêm bằng phân chuồng hoai mục, và NPK tổng hợp hoặc các loại phân bón qua lá nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly 10 ngày trước khi thu hoạch không được bón, tưới phân đạm nữa. Trong trường hợp phát hiện có các bệnh hại do nấm hoặc sâu gây hại, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh hoặc thảo mộc để phun trừ.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Trồng Ấu Và Rau Nhút Vào Mùa Nước Nổi

Cây ấu và rau nhút rất dễ trồng, ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh phá hại. Trong quá trình trồng, chỉ cần bón phân và phun thuốc dưỡng cây, ngừa sâu ăn lá và phòng bệnh cháy là là đủ

Thời vụ trồng ấu:
Bắt đầu từ giữa tháng 6 âm lịch đến cuối tháng 11 âm lịch

Kỹ thuật trồng ấu:

Dùng máy xới trục đất rồi khai nước vào ruộng để cấy ấu giống. Lúc đầu, khi mới cấy ấu cần giữ mặt nước cao từ 2 – 3 tấc cho ấu mau bén đất. Khi ấu vừa lớn, nước lũ tràn về mực nước cao bao nhiêu, dây ấu phát triển lên cao bấy nhiêu… Năm nào lũ lớn, nước rút chậm, thời gian thu hoạch ấu kéo dài, năm đó trúng mùa ấu. Thông thường, từ lúc cấy ấu giống đến khi thu hoạch bán trái là 2 tháng. Kế đó, cứ 1 tuần – 10 ngày thu hoạch trái 1 lần cho đến khi nước lũ rút… Hái trái ngày trước xong, ngày sau phải phun thuốc trừ sâu và thuốc dưỡng lá cho cây, trái mau lớn … Nếu thực hiện đúng quy trình kỳ thuật và phương pháp chăm sóc ấu trái đạt cao.

Kỹ thuật trồng rau nhút:

Trồng cây rau nhútTrước khi trồng phải bơm nước vào ruộng cao chừng  3 – 5 tấc, rồi chọn phần gốc của rau đem cấy xuống ruộng. Chú ý khi cấy rau nhút xong phải cặm một cây trúc nhỏ kế bên và dùng dây buộc gốc rau nhút vào cây trúc để gió không đẩy cọng rau nhút đi nơi khác. Thông thường, từ 10 – 15 ngày sau khi trồng, rau nhút sẽ phát triển và lan rộng ra khắp cả mặt nước trên ruộng. Tiếp đó khoảng nửa tháng, rau nhút bắt đầu cho thu hoạch. Sau khi cắt rau khoảng 3 ngày, cho 100 gram urê hoà tan với nước vào một bình xịt 8 lít rồi phun đều lên đám rau; đồng thời, thường xuyên cát tỉa lá rau sâu, già…. để kích thích rau mau phát triển. Vào mùa mưa, thân rau nhút thường bị nặng, dễ bị chìm … nên thả thêm bèo cám vào ruộng trồng rau để bèo nâng thân phao rau nhút lên… tránh bị ngập úng thân phao. Sau khi thu hoạch ấu, rau xong, dùng máy cày – trục nhấn dây ấu, rau nhút xuống đất để làm tăng thêm độ màu mỡ của đất, giúp nông dân nhẹ vốn đầu tư mua phân bón trong việc canh tác lúa vụ Đông xuân.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Kỹ thuật trồng Xà Lách Romaine

Xà lách Romain phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển

1. Đặc tính sinh học của rau xà lách

2. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

Khí hậu: Xà lách Romain phù hợp với điều kiện khí hậu, nhiệt độ tại Đà Lạt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 – 25°C, độ ẩm khoảng 80 – 90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài, tuy nhiên xà lách Romain có thể phát triển tốt cả về mùa mưa cũng như mùa nắng tại Đà lạt, trong điều kiện có nhà che plastic.

Thổ nhưỡng: Xà lách Romain có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như: Sét nhẹ, bazan, feralit vàng đỏ… pH tối thích 5.5 – 6.5. Từ lúc gieo hạt cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 – 65 ngày.

3. Quy trình trồng

Kỹ thuật làm đất: Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thực vật, bón vôi (để nâng pH lên 5.5 – 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1 – 2 tuần (có thể dùng các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Mocap, Sincosin, Furadan, Basudin…) sau đó lên luống rộng 1,1m, rãnh 0,4m, cao 0,15m. Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, trộn đều phân trên mặt luống, tưới ẩm đều và tiến hành phủ bạt nylong.

Đục lỗ 4 hàng để trồng cây theo khoảng cách: hàng cách hàng 25cm, cây cách cây 20cm, đục theo kiểu nanh sấu. Trước khi trồng tưới ẩm đều trên toàn bộ luống. (chú ý thoát nước tốt, tránh ứ đọng lâu sau khi mưa).

Phân bón (cho 1000m2)

Bón lót:

– Vôi: 80 – 120kg

– Phân chuồng hoai mục: 3 – 4 m3

– Super lân: 50kg.

– Nitrophoska 15 – 5 – 20: 35kg

– K2S04: 30kg

– Phân hữu cơ đậm đặc (Dynamic, hoặc Growell): 30kg

Bón thúc: Bón thúc một lần sau khi trồng 1 – 2 tuần nếu cây phát triển kém, có thể dùng Nitrophoska tím với lượng 10 – 15kg/sào bằng cách hòa loãng 0,5 % với nước rồi tưới đều trên luống.

Cách trồng:

– Cây giống: Giống được ươm trong vỉ xốp. Thời gian giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 15 – 18 ngày, có 4 – 6 lá thật, cây phát triển cân đối, không có sâu bệnh, rễ phát triển mạnh.

– Mật độ trồng từ 9.000 – 11.000 cây/1000m2.

– Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.

– Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.

Chăm sóc:

Sau khi trồng cần giữ ẩm cho cây, tưới nhẹ từ 1 – 2 lần/ ngày trong tuần đầu tiên, sau đó mỗi ngày chỉ tưới 1 lần. Nếu trồng vụ mưa có thể tưới ít hơn.

Chú ý: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh…

Phòng trừ sâu bệnh:

Xà lách Romain ít bị sâu bệnh phá hoại, nên phun phòng Zinep xanh 0,3% cho cây 15 ngày sau trồng và 25 ngày sau trồng. Dùng Sumi anpha, Regent… để phòng trừ sâu phá hoại.

Chú ý: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.

Thu hoạch, bảo quản: Khi cây phát triển tối đa, sau trồng từ 40 – 45 ngày, thì có thể thu hoạch.
Là loại cây thân thảo, ngắn ngày, dùng để ăn lá. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa bệnh vì trong thân có một loại dịch trắng như sữa nếu tách chiết sẽ thu được dược liệu.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Trồng rau xanh tại nhà

Tận dụng khoảng không gian ở hiên nhà, sân thượng hoặc sân vườn, bạn sẽ có một vườn rau nho nhỏ và đặc biệt tạo được sự tươi mát trong chính ngôi nhà của mình.

Rau xanh rất cần thiết cho cơ thể chúng ta, là thực phẩm không thể thiếu được và luôn được các bà nội trợ chọn mua hàng ngày. Nếu có thể trồng được trong nhà không những chủ động thêm rau xanh trong các bữa ăn trong gia đình mà còn là một thú giải trí rất thanh tao.

Tận dụng khoảng không gian ở hiên nhà, sân thượng hoặc sân vườn, bạn sẽ có một vườn rau nho nhỏ và đặc biệt tạo được sự  tươi mát trong chính  ngôi nhà của mình.

Để tiết kiệm diện tích, có thể kết hợp trồng rau xanh tại nhà thành từng cụm hoặc phân thành tầng. Cây ăn trái như cà chua, ớt, chanhhhh trồng tầng trên cùng; tầng kế tiếp có thể trồng rau dền, mồng tơi, rau muốngggg; tầng cuối trồng rau mầm trong chậu nhỏ hoặc các loại dây leo như dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng nên cách nhau 15-20 cm trở lên. Nên sử dụng đất sạch (làm từ mùn cưa, vỏ xơ dừa,,,,), nhẹ và đầy đủ dinh dưỡng.

Liều lượng trồng như sau: 40 cm vuông cần 10 g hạt giống và khoảng 350 g đất sạch.

Tạo cho bề mặt bằng phẳng, gieo hạt giống, trải đều. Sau đó, phủ lớp đất sạch đã đủ ẩm lên trên bề mặt hạt giống khoảng 1 cm. Sau 2-3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển chậu ra ngoài nắng hoặc nơi có nhiều ánh sáng, tránh chỗ mưa trực tiếp.

Chăm sóc: Tưới nước mỗi ngày, tốt nhất nên nhúng dụng cụ trong nước sạch ngang bề mặt đất vừa đủ ẩm thì lấy ra. Sau 5-7 ngày trồng rau mầm cao 8-12 cm là có thể thu hoạch. Với những loại như rau dền, rau muống, mồng tơi, cải xanh vẫn trồng bình thường nếu muốn nuôi cây lớn thêm (khoảng 20-25 cm) sau đó thu hoạch. Phần đất còn lại xới đều, nhặt hết chỗ rễ cây còn sót và cho thêm đất sạch, để tái sử dụng.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Trồng Cây Đậu Rồng

Cây đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 – 30 độ C

Trồng cây đậu rồngCây đậu rồng có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus. Ngoài ra, đậu rồng còn có các tên khác như: đậu khế, đậu xương rồng (vì có 4 cạnh giống như quả khế hoặc thân cây xương rồng). Đậu rồng thuộc họ đậu (Fabaceae), là loại cây dây leo nên cần làm giàn mới ra nhiều hoa, cho nhiều quả. Nếu chăm sóc tốt, đậu rồng sinh trưởng và cho quả liên tục hầu như quanh năm. Quả đậu rồng thường dài 7 – 10 cm, có 4 cạnh, trên cạnh có răng cưa, thắt lại ở 2 đầu quả. Thường thu hái non để làm rau ăn dưới dạng các món xào rất có giá trị. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có 30 – 37% prôtit, 28 – 31% gluxit; trong quả non có từ 1,9 – 2,9% prôtit, 3,1 – 3,9% gluxit. Hạt đậu rồng màu nâu, hình trái xoan hoặc dẹt 2 đầu có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ em và người già như các axit amin (lysin, menthionin, cystin), canxi…do đó có thể sử dụng hạt đậu rồng để làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, có thể thay thế sữa mẹ để điều trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em. Lá đậu rồng cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc rất tốt vì giàu đạm và chất dinh dưỡng.

Cây đậu rồng ưa trồng nơi đất tốt, giàu mùn, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát, có điều kiện tưới tiêu tốt. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 – 30°C.

Hiện nay nhiều nơi đã trồng đậu rồng quanh nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát cho mảnh sân vừa lấy rau ăn hàng ngày. Những nơi trồng nhiều đậu rồng thành hàng hóa tập trung để cung cấp rau sạch cho bà con phố phường như ở các vùng ven đô Nha Trang, Qui Nhơn, Bình Định, Củ Chi… đem lại lợi nhuận lớn.

Cây đậu rồng dễ trồng, dễ chăm sóc, hầu như rất ít sâu bệnh nên không phải phun thuốc trừ sâu, chi phí đầu tư ít mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Nếu chỉ làm rau ăn thì mỗi nhà chỉ cần trồng vài 3 gốc quanh sân vừa làm giàn che bóng mát vừa lấy rau ăn quanh năm.

Đậu rồng gieo bằng hạt sau khi đã cuốc lật kỹ đất, xới cho tơi xốp, bón nhiều phân hữu cơ và một ít Supe lân. Tháng 8, tháng 9 gieo hạt sau khi đã ngâm ủ cho hạt nứt nanh. Chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày là cây bắt đầu leo giàn. Nếu là trồng trước sân thì làm giàn cao 2,5 – 3 m, có thể dùng các cây tre, cây hóp bắc giàn hoặc dùng dây thép để căng giàn. Nếu trồng thành hàng hóa ngoài đồng thì trồng theo luống rộng 1 – 1,2 m, trên trồng 2 hàng và bắc giàn chữ A như giàn dưa leo, giàn đậu đũa. Thường xuyên pha nước phân chuồng đã ngâm ủ hoai mục trộn với 5% đạm Urê để tưới. Khi cây bắt đầu ra hoa, đậu quả cần bón thêm Kali thì quả mới chắc, hạt mới giàu dinh dưỡng, chất lượng mới tốt. Sau mỗi lứa thu hái lại bón phân và tưới nước, vun xới cho cây bền gốc, ra nhiều hoa, đậu nhiều trái.

Thu quả khi quả đã đầy cạnh, màu xanh sáng, hạt còn non để xào hoặc nấu canh. Đậu rồng xào với thịt heo hoặc thịt bò vừa bổ, vừa ngon.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Để Cây Rau Sản Xuất Trong Mùa Mưa Cho Năng Suất Cao

Mùa mưa, cây rau màu thường kém năng suất và chất lượng là do mưa lớn kéo dài làm cây rau khó phát triển. Đồng thời, khi độ ẩm cao nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho rau trồng. Dưới đây là một số biện pháp giảm thiệt hại cho cây rau trong mùa mưa.

1. Chọn giống cây rau

Trồng rau mùa mưaNên chọn các giống rau có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín hay thu hái từ cây rau mẹ tốt khỏe mạnh. Trong mùa mưa,  thiếu ánh sáng làm cho  khả năng quang hợp kém hơn mùa khô do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Nên áp dụng kỹ thuật gieo hạt giống rau trong khay bầu vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, cây nhanh bén rễ.

2. Chế độ bón phân cho rau trồng

Sau khi lên liếp, rải 100kg vôi bột/1.000m2 nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng can xi cho rau trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp trên rau màu như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt… Sau khi bón vôi phải tháo nước vào cho ngập hết liếp trồng từ 1-2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới bón lót và làm đất. Bón lót phân NPK 16-16-8 với lượng 30kg/1.000m2; phân chuồng hoai mục từ 1.000-1.500kg/1.000m2.

Ngoài phân chuồng và phân vô cơ nói trên, có thể bón lót kết hợp thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học hay men nấm vi sinh…nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh, tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm rau màu sẽ đẹp hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn nên giá bán sẽ cao hơn. Đặc biệt chú ý đến việc hạn chế bón phân đạm, chỉ bón lúc cần thiết tùy theo nhiệt độ, ẩm độ và sự phát triển của cây theo từng giai đoạn.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, nếu bón thiếu đạm các loại rau màu như ớt, cà chua, dưa leo… lá trở nên nhỏ, màu xanh nhạt, cây ốm yếu, ít cành nhánh, hoa rụng nhiều, trái nhỏ. Ngược lại, nếu bón thừa đạm, đặc biệt là thừa urê cành lá sẽ phát triển sum suê tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

3. Chống úng ngập cho rau trồng

Là cây trồng cạn, các loại cây rau màu như: cà, ớt thường không chịu được ngập úng do đó cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, nhất là sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

4.Chăm sóc cắt tỉa cây rau thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu cách gốc 40-50cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh, nhất là trên các loại cây như cà chua, ớt…

5. Làm giàn cho rau trồng

Một số loại rau màu như cà chua, dưa chuột, dưa leo, khổ qua, đậu leo… với vụ nghịch này, bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây phát triển, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây rau trồng và điều kiện kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới ny-lông… cho phù hợp.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây rau

Trong mùa mưa, do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa leo, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời và định kỳ các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng.

Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, chủ động phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc, luân phiên tránh lờn thuốc. Chú ý thời gian cách ly khi thu hoạch theo quy định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Cách Trồng Đậu Nành Rau Cho Hiệu Quả Cao

Đậu nành rau là một trong những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao khi trồng luân canh trên đất lúa. Điểm khác biệt với các giống đậu nành khác là nông dân thu hoạch thân cây đậu với những quả còn xanh trước khi chín hoàn toàn (khoảng 80% độ chín).

Đậu nành rau1. Thời vụ trồng

Ở vùng ĐBSCL có thể trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân hè luân canh với lúa. Còn ở vùng Đông Nam Bộ nhờ nước trời thì trồng đầu mùa mưa (vụ hè thu) cuối tháng 4 và giữa mùa mưa (vụ thu đông) có thời gian xuống giống từ đầu đến giữa tháng 8.

2. Chọn và làm đất

Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Đất có độ pH từ 5,8 – 6,5. Cày bừa kỹ cho đất tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,5 – 2m, rãnh rộng 30cm. Mật độ thích hợp trồng thâm canh là từ 35 – 40 cây/m2. Lượng hạt giống cần thiết từ 80 – 90 kg/ha. Lưu ý vụ hè thu không nên trồng dày quá sẽ dễ sinh sâu bệnh, năng suất thấp.

3. Cách trồng

Nếu cần xử lý đất trước khi gieo cho vùng hay bị sâu đất phá hại thì dùng dầu hôi trộn với cát rải hoặc xử lý đất trừ kiến bằng các loại thuốc được phép sử dụng trên rau. Những loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phá hại của sâu xám lúc cây còn nhỏ. Dùng cám rang thơm trộn với thuốc (trong danh mục) để bẫy sâu.

Trộn 2kg cám với 0,5kg thuốc, rải cho 1.000m2 trước khi trời tối. Rạch hàng cách nhau 30 – 40cm, sâu 10cm rồi bón lót vôi bột 10 – 20 kg/1.000m2 + phân chuồng, phân lân. Bón xong lấp lên trên một lớp đất rồi gieo hạt và cuối cùng lấp kín hạt. Rắc đều toàn bộ lượng vôi bột trên mặt luống. Chú ý nếu đất khô thì tưới đất ẩm trước khi gieo hạt cho hạt dễ nẩy mầm và mọc đều.

4. Bón phân

Lượng phân và cách bón tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40kg N, 80kg P2O5, 70kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 87kg urê + 485kg super lân + 117kg kali) cho 1ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50kg N, 100kg P2O5, 90kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 108kg urê + 600kg super lân + 150kg kali) và 15 – 20 tấn phân chuồng cho 1ha.

Bón làm 2 lần: Lần 1 bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân (hoặc bón thêm vôi nếu đất bị phèn) + 50% phân kali và 50% phân đạm (lúc gieo hạt). Lần 2 bón thúc 50% kali và 50% phân đạm còn lại vào lúc bắt đầu hình thành quả.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Kỹ Thuật Trồng Su Su Lấy Ngọn

Tương tự như đối với su su trồng lấy quả song cần thêm một số kỹ thuật chăm sóc khác, sau trồng khoảng 4-5 tháng cây có thể cho thu ngọn, cùng với quá trình thu ngọn cần cắt tỉa những lá già, lá bệnh và những nhánh vô hiệu

Trồng su su lấy ngọnNguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc
Áp dụng ở vùng đất có độ cao lơn hơn 300 m so với mực nước biển.

1. Thời vụ:

– Trồng từ tháng 10-11.

– Chọn quả giống to, nây đều, gai cứng, sạch sâu bệnh, mầm to khoẻ mới nhú là giống tốt. Một lần trồng mới có thể để lưu giống được vài năm. Tuy nhiên do vấn đề bệnh hại mà người ta chỉ lưu giống 3 năm.

2. Làm đất, trồng cây:

– Chọn đất: tương tự như đối với su su trồng lấy quả

– Làm đất: rắc vôi bột đều khắp ruộng, cày đất thành luống rộng 1,5-2 m, đào hố có đường kính 50 cm, sâu 40 cm, các hố cách nhau 50 cm, đổ nhiều mùn rác, phân hoai và phân lót hoá học vào luống trước khi đem cây ra ruộng khoảng 1 tuần.

– Trồng mỗi hốc 3 quả cách đều nhau, sau đó phủ đất đã làm nhỏ lên quả chỉ để hở lại mầm, dùng bao tải và cọc tre quây xung quanh che nắng và bảo vệ cây non.

3. Bón phân:

– Tổng lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2): vôi bột 20 kg, phân chuồng hoai 500-800 kg, lân supe 70 kg, kali sun phát 25 kg, đạm urê 50 kg.

– Bón lót trước trồng 7 ngày, lượng phân cho mỗi hố: vôi bột 0,1 kg, phân chuồng hoai 2-3 kg, lân supe 0,2 kg, kali sun phát 0,05-0,1 kg.

– Bón thúc:

+ Bón thúc bằng đạm urê, tổng lượng đạm bón cho 1 sào là 50 kg, trong một năm bón thúc từ 12-15 lần, lượng phân bón mỗi lần giảm dần về cuối vụ.

+ Tiến hành bón thúc khi cây chớm leo giàn, dùng phân đạm hoà với nước tưới, sau 2-3 đợt thu ngọn (10-15 ngày) lại tưới thúc 1 lần. Nếu đất ở ruộng ẩm, tầng đất dưới có nhiều sét có khả năng giữ phân ít bị rửa trôi, có thể đào rãnh xung quanh hố và rắc phân để tiết kiệm được công lao động, hình thức bón rải này chỉ cần bón ít lần nhưng mỗi lần bón với lượng phân cao hơn hình thức tưới trực tiếp.

4. Chăm sóc:

Tương tự như đối với su su trồng lấy quả song cần thêm một số kỹ thuật chăm sóc khác:

– Nếu là cây lưu giống bằng dây năm trước, đến tháng 7 tháng 8 cần bới nhẹ đất và phân ủ ở gốc để dây tái sinh mầm mới.

– Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc mái bằng cao 1,2-1,5 m, rộng 1,5-2 m, chừa lại lối đi thu hái ngọn, khi mầm cây lên cao 30-50 cm cần cắm cây dóc, cọc tre để mầm bám vào leo tới giàn, đồng thời lúc này tiến hành vun gốc cho cây.

5. Thu hoạch sản phẩm và để giống:
– Sau trồng khoảng 4-5 tháng cây có thể cho thu ngọn, thu bằng dao sắc cắt từng ngọn, vị trí cắt cách nách lá 1-1,5 cm. Cùng với quá trình thu ngọn cần cắt tỉa những lá già, lá bệnh và những nhánh vô hiệu (nhánh nhỏ, nhánh bị sâu bệnh, nhánh mọc khuất dưới tán lá khác không có khả năng tiếp xúc với ánh sáng). Vùng đồi núi thường cho thu ngọn từ tháng 4 đến tháng 11, sang tháng 10-12 tận thu quả làm thương phẩm và để giống.

– Để giống bằng cách: dùng quả già hái vào tháng 11-12, đem về giâm trong hỗn hợp 7/1 phân chuồng hoai trong điều kiện dâm mát ít ánh sáng, đây là nguồn giống chính cung cấp tại chỗ và cho vùng đồng bằng vào năm sau.

– Su su có thể trồng một lần cho thu nhiều năm bằng cách lưu gốc: vào cuối năm sau khi tận thu, vệ sinh đồng ruộng sạch, cắt chừa lại 1,5-2 m phần sát gốc, khử trùng vết cắt bằng nước vôi đặc, cuốn dây gốc hình vòng thúng, dùng phân hoai và đất làm nhỏ phủ lên trên giữ ấm cho gốc, tới tháng 7 tháng 8 năm sau bới nhẹ đất ra để cây tái sinh.

6. Sâu bệnh:

Cây su su ít bị sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh chính như: sâu khoang, dế cắn phá ở giai đoạn cây non, bệnh sương mai, phấn trắng, vi rút khảm xuất hiện không nhiều, có thể bị nhện hại, rệp hại hoặc tuyến trùng nốt sưng rễ với mức độ nguy hiểm hơn.

* Biện pháp chính khắc phục sâu bệnh hại su su là phòng hơn chữa, thực hiện các nguyên tắc của IPM:

+ Chọn đất thoát nước tốt, luân canh với cây trồng nước hoặc cây trồng khác họ để hạn chế bệnh hại.

+ Chọn giống khoẻ, sạch bệnh.

+ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau mỗi vụ gieo trồng.

+ Su su nổi tiếng là cho sản phẩm an toàn, rất ít khi người trồng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chúng, tuy nhiên có thể sử dụng các loại thuốc ít độc hại khi cần thiết.

* Ghi chú: cách pha chế liều lượng, nồng độ phun, cách phun làm theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc.

+ Đối với bệnh tuyến trùng nốt sưng rễ: đây là loại bệnh khá nguy hiểm và rất khó trừ, theo các nhà nghiên cứu, biện pháp hữu hiệu nhất là vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng nước, hoặc có thể trồng cây họ cúc xen kẽ làm cây dẫn dụ tuyến trùng, khi cây cúc trưởng thành thì nhổ bỏ cả rễ thu gom lại và đốt bỏ.

+ Đối với bệnh khảm vi rút: vệ sinh tàn dư và cỏ dại sạch sẽ, khi chớm phát hiện những cây bị bệnh đầu tiên thì nhổ bỏ ngay để tránh lây lan, sau đó tưới vôi vào gốc hạn chế nguồn bệnh trong đất, phun trừ các môi giới truyền bệnh như rệp, bọ phấn nếu có.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Quy trình trồng rau bắp cải an toàn

Khác với sản xuất rau thông thường, sản xuất rau an toàn (RAT) đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong cả quá trình sản xuất.

Cải bắpNgoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về đất trồng, nước tưới, khâu giám sát đầu vào, quy trình gieo trồng chăm sóc, đến khâu thu hoạch tiêu thụ sản phẩm đều phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định, vi vậy đòi hỏi phải có một mô hình trồng RAT thích hợp mới đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định. Dưới đây xin giới thiệu quy trình kỹ thuật sản xuất rau bắp cải an toàn.

1. Điều kiện sản xuất rau an toàn:

– Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác.

– Nguồn nước tưới là nước sạch: nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch.

– Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới.

– Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật.

2. Qui trình sản xuất:

2.1. Thời vụ :

– Các tỉnh phía Bắc có 3 thời vụ:

+ Vụ sớm: Gieo hạt vào tháng 7, trồng tháng 8.

+ Vụ chính: Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9.

+ Vụ muộn: Gieo hạt tháng 11, trồng tháng 12.

– Các tỉnh phía Nam, gieo tháng 10, trồng tháng 11.

2.2. Vườn ươm và yêu cầu kỹ thuật:

– Đất vườn ươm: chọn đất thịt nhẹ, cao, dễ thoát nước. Tiến hành dọn sạch cỏ dại, làm đất kỹ. Lên luống cao 25 cm, rộng 0,8 – 1m, rãnh rộng 25 cm.

– Bón lót phân: Mỗi ha bón 20 – 25 tấn phân chuồng mục và 10 – 15 kg phân lân super, phân rải đều khắp mặt luống, dùng cào đảo đều trộn lẫn phân với đất. Vét đất ở rãnh lấp phủ lên mặt luống một lớp đất dày 1,5 – 2 cm.

– Lượng hạt giống: hạt giống có tỷ lệ nảy mầm > 85%, gieo 0,28 – 0,30 kg hạt và thu được 3 – 4 vạn cây đủ trồng cho 1 ha. Lượng hạt gieo 1,5 – 2,0g/m2.

– Gieo hạt: Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt. Dùng trấu phủ kín mặt luống, tưới nước đủ ẩm.

– Tưới nước:
Sau khi gieo hạt phải tưới nước liên tục 3 – 5 ngày đầu, 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi hạt đã nảy mầm ngừng tưới 1 – 2 ngày, sau đó cách 1 ngày tưới 1 lần. Trước khi nhổ cây đem trồng, ngừng tưới nước 3 – 4 ngày để luyện cây con. Trước khi nhổ cây trồng phải tưới nước trước 4 – 5 giờ để khi nhổ cây không bị đứt rễ.

– Bón phân thúc: Sau khi cây có 2 lá thật dùng phân chuồng ủ mục ngâm nước pha loãng tưới cho cây con (lượng phân 1,5 – 2,0 tấn/ha).

– Tỉa cây: Khi cây có 1 lá thật thì tỉa lần 1 ở những chỗ cây quá dày. Khi cây có 3 lá thật tỉa lần 2, để cây cách cây 5 – 6 cm.

– Tiêu chuẩn cây giống tốt: cây con 25 – 30 ngày tuổi, có 5 – 6 lá thật, phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn.

2.3. Làm đất, trồng, chăm sóc bắp cải:

* Yêu cầu đất trồng:
Đất tơi nhỏ, sạch cỏ; luống rộng 100 – 120 cm, cao 15 – 20 cm, rãnh luống 20 – 30 cm. Vụ sớm, làm mặt luống mui luyện để thoát nước. Vụ chính và vụ muộn, làm luống phẳng.

* Mật độ trồng: Cây trồng hai hàng kiểu nanh sấu.

– Vụ sớm: mật độ 33.000 – 35.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 40 cm.

– Vụ chính và vụ muộn: mật độ 27.000 – 30.000 cây/ha, khoảng cách 60 x 50 cm.

* Lượng phân và cách bón:

– Lượng phân bón cho 1ha: 20 – 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 – 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali.

– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây.

– Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 – 10 ngày, bón 70 kg urê và 60 kg kali sunfat hoà tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh.

– Bón thúc lần 2: Thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 – 25 ngày, bón 150 kg urê và 80 kg kali sunfat, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân.

– Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 – 35 ngày, bón nốt lượng phân còn lại, có thể bón vào gốc hoặc hòa nước tưới.

Chú ý: Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm.

* Tưới nước: Sau khi trồng, tưới đủ ẩm vào buổi sáng và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh. Sau khi vun, bón thúc đợt 1 và 2, tưới rãnh cho nước ngấm 2/3 rãnh, sau đó tháo hết nước.

* Bảo vệ thực vật: Thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).

– Trước khi trồng cây phải vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để diệt nguồn sâu non và nhộng của các loại sâu khoang, sâu xám, sâu xanh.

– Có thể trồng xen với cà chua để giảm mật độ sâu tơ.

– Luân canh với lúa nước (2 vụ lúa và 1 vụ rau), nếu ở vùng chuyên canh rau nên luân canh với cây họ đậu, họ cà và họ bầu bí để tránh bệnh sương mai và thối nhũn.

– Trước khi trồng cây: xử lý đất bằng thuốc hạt Basudin với liều lượng 25 kg/ha; xử lý cây giống bằng dung dịch thuốc Sherpa 20EC nồng độ 0,1% hoặc Regent 800 WG nồng độ 1g/10 lít nước, trong 5 – 10 giây rồi vớt ra để khô nước mới đem trồng.

– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu xám, giết các ổ trứng sâu khoang, sâu xanh.

– Nếu có nhiều sâu tơ và rệp, sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: thuốc sinh học (BT, Delfin 32 BIU, Dipel 3.2WP, Aztron 700 DBMU, Xentari 35 WDG…); thuốc hoá học (Sherpa 20 EC, Atabrron 5EC, Regent 800WG, Pegasus 500SC) và thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Nembon A-EC, Nimbecidin 0,03EC…) để tránh sự quen thuốc của sâu. Khi xuất hiện các bệnh sương mai, thối nhũn, nhổ bỏ cây bị bệnh, vệ sinh đồng ruộng tránh lây lan.

– Ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 20 ngày.

2.4. Thu hoạch và bảo quản:

– Thu hoạch khi bắp cuốn chắc, khối lượng trung bình 1 – 2,5 kg/cây, tuỳ theo giống, đủ độ tuổi sinh trưởng. Loại bỏ lá già, lá ngoài, lá giập nát, không ngâm nước.

– Cải bắp bảo quản nhiệt độ 0 – 2 độ C, độ ẩm 92 – 95% trong thời gian 4 – 8 ngày.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả