Danh mục lưu trữ: Kỹ thuật trồng hoa

Cách chăm sóc lan vũ nữ

Lan vũ nữ có khoảng 400-600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm

Cách chăm sóc lan vũ nữ

Lan vũ nữ có khoảng 400-600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm.

Ánh sáng: Loài lan này ưa bóng mát vì vậy tránh để cây ngoài trời.

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15 đến 35 độ C.

Độ ẩm 60%.

Cách tưới nước: Dễ của lan vũ nữ rất nhỏ, nên bồn trồng phải nhỏ hơn các loại khác. Mùa đông mỗi ngày tưới một lần. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu ngày nắng nóng và gió nhiều thì tăng thêm một lần tưới. Di chuyển vòi phun nước qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.

Cách tưới phân NPK: 7 ngày tưới một lần theo liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới quá liều lượng, cây sẽ bị vàng lá và chết. Tưới qua một lần nước, đợi 15-20 phút rồi mới tưới phân để cây hấp thụ tốt.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, nấm.

Chú ý:
 Khi hoa nở gần tàn hoặc cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 20.20.20.

Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ bị hỏng thì phải chuyển cây đến chỗ ấm hơn.

Cách Trồng Lan Dã Hạc – Phi Điệp Dendrobium Anosmum

Lan Phi Điệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo

Đây là một giống phong lan thông thường thân cao chừng 40-60 cm có khi tới 2 m, có giống rụng lá vào mùa Thu và có giống xanh tốt quanh năm. Hoa có nhiều mầu, phần đông tím trắng, nhạt hay thẫm. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2-4 chiếc to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm. Một khóm lan có thể có tới 100 hoa là chuyện thường.
Dendrobium anosmum - Dã hạc - Phi điệp
Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn.

Cách trồng:

Ánh sáng
Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Nhiệt độ
Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.

Ẩm độ và thoáng gió
Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.

Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

Vật liệu trồng
Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v…

Chậu

Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.

Tưới nước
Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2-3 lần một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân
Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.

Thay chậu, tách nhánh
Thời gian thay chậu thuận tiện nhất là vào mùa xuân, khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa. Hiện nay trên thương trường có rất nhiều cây Dendrobium lai giống từ cây Den. nobile như Den. nobile Yamamoto, Den. Oriental Smile; Fantasy, Den. Fancy Angel; Lycee, Den. Spring Dream; Apollon; v.v…

Những cây lan lai giống này được thừa hưởng các đặc tính của cây Den. nobile là dễ trồng, nhiều hoa và chịu được lạnh.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tai Thỏ

Cây tai thỏ là một loại cây ưa mát, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là từ 15-30 độ

Cây tai thỏCây Tai Thỏ có tên khoa học là Monilaria Obconica. Chúng rất dễ trồng, hệt như các loại cây Sen Đá hay cây Thuốc Bỏng – Sống Đời vậy. Thân cây bao gồm rất nhiều tế bào chứa nước. Vì vậy mà, Cây Tai Thỏ có thể duy trì sự sống trong một tuần lễ, dù có để trong môi trường khô nóng.

Cây Monilaria Obconica (Cây Tai Thỏ) vẫn thuộc loại thực vật có lá và cuống lá. Hai tai thỏ đáng yêu chính là nhánh lá nhỏ. Màu xanh của cây tai thỏ đặc biệt có thể chuyển sang đỏ nhạt dưới ánh mặt trời.

Các tế bào của Cây Tai Thỏ chỉ có đường kính 0,5mm, nhưng chúng là nơi chứa nước tuyệt vời. Hai lá cây duy nhất sẽ mọc dài và chạm vào nhau đến khi trưởng thành.

Hơn nữa, Cây Tai Thỏ rất dễ nhân giống, có thể bằng phương pháp cắt lá hoặc từ hạt. Các ấy chỉ cần nhớ tưới cây mỗi ngày, “thỏ con” của bạn sẽ lớn rất nhanh. Đặc biệt, cây tai thỏ nhạy cảm với nhiệt độ, nên chúng mình tránh để cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Nếu cây thiếu nước, hai nhánh lá Cây Tai Thỏ sẽ rủ xuống như là chú thỏ đang buồn vậy. Chỉ cần tưới nước, tai sẽ thẳng đứng, vui tươi trở lại nhé.

Cách trồng và chăm sóc:

Cây tai thỏ là một loại cây ưa mát, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là từ 15-30 độ. Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình tương đối cao, vậy nên khi trồng loại cây này phải đặc biệt chú ý vấn đề nhiệt độ môi trường (tốt nhất là để cây trong bóng râm, thoáng gió, càng mát càng tốt)

– Đất trồng cây cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoáng khí. Nếu có điều kiện, nên tiệt trùng đất trước khi gieo hạt để tránh mầm bệnh sau này.

– Thời gian nảy mầm của hạt Cây Tai Thỏ là khá dài, thường là từ 1-2 tuần, tùy điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, …), cách thức chăm sóc, … Nhiều trường hợp phải đến 3 tuần hạt giống mới nảy. Vậy nên khi trồng, các bạn phải “Cực kỳ kiên nhẫn”. Đừng vì sốt ruột mà ngừng chăm sóc khiến hạt giống bị chết. Thêm nữa, vì hạt giống rất bé nên thời gian tính từ lúc nảy mầm đến khi có thể quan sát bằng mắt thường cũng khá lâu. Tuy nhiên, qua giai đoạn này, cây sẽ phát triển rất nhanh.

Cụ thể, khi tiến hành gieo hạt, các bạn thực hiện theo các bước mà mình hướng dẫn dưới đây:

– Đổ gói đất dinh dưỡng vào chậu trồng

– Nhẹ nhàng mở gói hạt giống Cây Tai Thỏ, rải 2 hạt giống lên phần mặt đất

– Dùng bình xịt xịt đều nhẹ nhàng lên bề mặt đất đến khi đất ẩm đều

– Duy trì 2-3 ngày tưới nước 1 lần, để giữ cho đất được ẩm

– Sau 20-30 ngày, hạt giống Cây Tai Thỏ sẽ nảy mầm

Lan Trầm Tím – Dendrobium Nestor

Cây lan này là một giống lai lan lai tạo giữa cây Dendrobium anosmum – Dã hạc, Phi điệp và cây Dendrobium parishii – Song hồng, Hoàng thảo tím được Veitch cầu chứng vào năm 1893 với tên Den Nestor

Thân cây không giống như Den anosmum dài từ 80 phân đến 1,5 th và cũng không quá mập mạp như Den. parishiitừ 20-40 phân. Thân cây Den. Nestor hơi ngắn và lên thẳng như cây Den. parishii chứ không quá dài và buông thõng xuống như Den. anosmum. Thừa hưởng đặc tính di truyền của cây cha và cây mẹ cho nên rất thơm, nhưng mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm chứ không quá hắc. Hoa khá giống 2 cây cha mẹ nhưng có mầu tím hồng rất đẹp.

Qua kinh nghiệm học hỏi thêm về những cây lan thuộc nhóm rụng lá mới biết rằng mình đã phạm nhưng lỗi lầm quan trọng như sau:

– Dùng chậu quá lớn, trong khi cây lan lại ưa chậu chật hẹp cho rễ bó lại với nhau (root bound).
– Khi tưới phải đợi cho cây khô rễ rồi mới tưới, tức là tưới thưa ra. Mùa hè không tưới nhiều nước và bón phân đầy đủ nên cây con không mọc mạnh.
– Không tôn trọng thời kỳ chuẩn bị ra hoa, vẫn tưới nước và bón phân như thường làm cho thối rễ và cây bị mất sức. Xin xem chi tiết trong bài “Thời Kỳ Nghỉ Ngơi”.
– Lỗi lầm quan trọng nhất là đã cắt bỏ những thân cây già. Nên nhớ thân cây tuy già nhăn nheo nhưng vẫn có thể ra hoa vào mùa tới và chính là bầu sữa nuôi những cây còn nhỏ.
– Một nguyên nhân khác là ở ngoài thiên nhiên, lan tự do mọc thẳng lên hay cong quẹo hay rũ xuống nay bị chúng ta cột thẳng lên làm cho nhựa cây khó dồn lên ngọn làm cho thân cây ngắn lại, vì vậy nên để lan mọc theo ý muốn.

CÁCH TRỒNG

Những cây cùng một nhóm rụng lá như: Den. anosmum, Den. friedericksianum, Den. heterocarpum, Den. lituiflorum, Den. parishii, Den. pierardii, Den. primulinum v.v… cách trồng đều giống như nhau với hợp chất như sau: Vỏ thông cở vừa 25%, than củi nhỏ 25%, đá nhỏ 25% và 30% perlite.

Ánh sáng cần khoảng 3000-4000 ánh nến, và cần có lưới che đề phòng bị cháy lá.

Mùa hè càng nóng, càng phải tưới cho thật nhiều và ẩm độ càng cao, càng tốt (70-90%). Bón phân 30-10-10 hay 20-20-20 mỗi tuần.

Mùa Thu hay từ tháng 10 trở đi, khi thấy lá cây úa vàng tưới ít đi và bón phân 10-30-20 và phun thuốc 0-50-0 để kích thích cho cây ra nụ. Vào thời kỳ này nếu ban đêm không lạnh xuống dưới 55-60°F hay 13-15°C trong vòng 4-6 tuần lễ sẽ khó lòng có hoa. Ngưng hẳn việc tưới bón vào tháng 12, nhưng thỉnh thoảng phải phun nước cho thân cây khỏi bị teo tóp, nhăn nheo.

Vào cuối mùa Đông hay đầu mùa Xuân, cây bắt đầu nhú nụ ở các đốt phía trên gần ngọn, lúc này hãy tưới sơ qua hoặc phun nước cho thật đẫm. Nếu chúng ta chú ý sẽ thấy ở ngoài thiên nhiên, thời gian này sẽ có nhưng trận mưa phùn hay mưa bụi làm cho thân cây đẫm nước, căng phồng nhưng rễ chỉ ẩm chứ không ướt sũng những nước.

Khi hoa nở, tưới nước điều hòa và khi hoa tàn ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các các cây (keikies) mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.

Mỗi chậu lan cần có ít nhất 2 thân cây già trụi lá để nuôi các cây con.

Cách trồng tốt nhất là trồng trong chậu gỗ và treo nơi thoáng gió, hoặc trồng trong những giỏ treo ngược cho cây buông thõng xuống bởi vì thân cây quá dài làm cho chậu nhựa bị lật nghiêng và nước tưới khó lòng vào trong chậu.

Lan trầm tím
Lan trầm tím
Lan trầm
Lan trầm tím - Den Nestor

Cách Trồng Các Loài Thuộc Giống Vanda Và Ascocenda

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Vanda R. Brown 1820. Họ phụ Vandoiđeae Tông Vandeae.

Vanda majesticVanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.

Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Một điề mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là diều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước:

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng:

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón:
Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể:

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá” . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh:

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Hoa quỳnh – Chăm sóc và cách trồng

Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh Epihyllum  nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là “trên” và phylum  là “lá” nghĩa là “trên lá”; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ở ngay lá. Tên Tiếng Anh là Night Blooming Cactus. Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae, nhóm Epihyllum.

Cây không có lá thân dẹp dài uốn lượn và có khía, hoa mọc từ khía. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ. 

Hoa có dạng hình giống hèn Trumpet. Hoa chỉ nở duy nhất môt đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Đường kính hoa khoảng 10cm và có thể đạt tối đa là 20cm. Hoa có mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh tao, nhưng lại không kém phần nồng nàn, quyến rũ làm thơm ngát cả một vùng không gian xung quanh. Trái hình bầu dục độ dài khoảng 8cm. Khi hoa quỳnh nở, hoa không nở hết ngay mà từ từ hé nở để dần dạt đến kích thước tối đa, rồi sau đó các cánh hoa cụp dần và tàn lụi. Hoa nở vào khoảng 9 đến 10h tối, và lại tàn
nhanh vì thế hoa quỳnh càng trở nên quý hiếm.

Thân cây rộng và dẹp, rộng 1–5 cm, dày 3–5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8–16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.

Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3–4 cm.

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng, có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài. Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón ” Peters 20-20-20″, “Miracle Gro”, hoặc “Super Bloom” mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

1. Kỹ thuật trồng.

1.1 Cách trồng:

Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng.

Có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó.

Luôn để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tướị

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu  30cm. Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

1.2 Phân bón

Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón : Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

2. Chăm sóc.

Muốn có nhiều hoa phải thay đổi đất mỗi  năm (hoặc hai nãm một lần) sau vụ hoa cuối, khoảng tháng 10.

Muốn quỳnh ra hoa, phải để đất của chậu quỳnh khô kiệt hẳn một thời gian, ngưng tưới nước trong vòng từ 3 đến 4 tuần tuỳ theo địa phương, có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước. Tạo tình trạng khô hạn như các cây xương rồng trong sa mạc. Nhưng không để cây bị héọ.

Cách thay đất:

Ðổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho hết tất cả đất, cắt bớt rễ.

Vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầỵ. Cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm )

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm (tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh).

Thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được.

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, nãm nay mới có hoa.

Cách trồng và chăm sóc Hoa quỳnh

Trong sa mạc, các cây xương rồng bị khô hạn nhiều ngày, khi có mưa, tất cả đều ra hoa đồng loạt. Cây quỳnh cũng vậỵ cần phải có thời gian bị khô hạn, cây mới trổ hoa được.

Muốn có nhiều hoa phải thay đất mỗi năm (hoặc hai năm một lần) sau vụ hoa cuối, khoảng tháng 10.

Muốn quỳnh ra hoa: Tháng 7 hoặc 8 mỗi nãm (ở USA), phải để đất của chậu quỳnh khô kiệt hẳn một thời gian, ngưng tưới nước trong vòng từ 3 đến 4 tuần tuỳ theo địa phương, có thể lâu hơn, chủ yếu để đất trong chậu quỳnh khô hẳn nước. Tạo tình trạng khô hạn như các cây xương rồng trong sa mạc. Nhưng không để cây bị héọ

Cách Trồng Hoa quỳnh

Nếu ở bắc Mỹ thay đất vào đầu mùa Xuân, lúc mang quỳnh ra ngoài (khoảng tháng 5). Thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được.

Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa. Đất trồng quỳnh phải xốp, dễ thoát nước, cần nhiều chất hữu cơ. Mua đất ở các tiệm bán cây giống, không lấy đất vườn. Ở Việt Nam nếu được bón bằng đất mùn trộn với lông gà, lông vịt rất tốt.

Chăm bón: Luôn để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hẵng tướị

Không tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non. Không có hoa.

Không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 12″ (inch) Vì qúa nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Cách thay đất:

Đổ chậu quỳnh ra, giũ nhẹ cho hết tất cả đất, cắt bớt rễ. Vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầỵ. Cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những canh vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mới (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm )

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chặt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài năm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm(tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh)

Trồng hoa hồng thương phẩm

Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, hoặc trồng luống cao tùy theo điều kiện của từng vùng

Trong thời gian qua, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất hai vụ lúa bấp bênh, sang luân canh cây trồng khác, đang đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến phương thức chuyển đổi sang trồng hoa (đặc biệt là hoa hồng). Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân do chưa nắm bắt đầy đủ kỹ thuật trông nên hiệu quả thu được không cao. Số báo này NTNN xin giới thiệu với bà con về kỹ thuật trồng hoa trên nền đất.

Phương thức trồng


– Trồng trên luống:
Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, xung quanh đắp bờ đất, sẽ dễ tưới nước (thích hợp với vùng phía Bắc (khô hạn); hoặc trồng luống cao, mặt luống cao hon mặt ruộng, hợp với các tỉnh phía Nam mua nhiều, dễ thoát nước.

– Trồng trên giàn:
Dùng gạch, đất sét đắp thành giàn cao cách mặt đất 40-50cm, trên giàn đổ đất trồng. Với cách trồng này đất ít, đòi hỏi điều kiện thông khí, giữ nước, giữ phân tốt, và áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, nhưng lại dễ tiêu độc đất, dễ khống chế nước, phân, dễ đảm bảo nhiệt độ, tiết kiệm nước…

Mật độ trồng

Mỗi luống trồng hai hàng. Mặt luống rộng 60-70cm, hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 30cm.

Nếu trồng trong nhà che có thể để khoảng cách hàng 35cm, cây cách cây tuỳ theo giống có thể 20-23cm hay 25-30cm, ứng với mỗi m2 có thể từ 8-10 cây hay 7-8 cây. Còn trồng ở ngoài đồng hàng cách hàng có thể rộng từ 40-50cm, cây cách cây 30-40cm. Mật độ trồng quyết định bởi đặc tính giống. Giống cây dạng đứng, gọn, mỗi m2 có thể trồng 10 cây. Giống tán rộng mỗi m2 trồng 6-8 cây. Quy cách trồng hai hàng thông gió tốt, dễ chăm sóc.

Chuẩn bị đất trồng

Cày sâu, làm đất kỹ, đào rãnh, bón phân theo lớp với phân trâu, rác, bã mía, mùn cưa, than bùn, phân gà, bột xương, bột cá…

Kỹ thuật trồng

– Cây giống: Đánh cây con còn nguyên rễ có bầu đất (kiểm tra mắt ghép nếu là cây ghép).

Tước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính cây to giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính, cây to giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng cần xử lý bằng chất kích thích ra rễ Atonic.

– Cách trồng: Bổ hố kích thước 710cm, đặt cây rồi lấp thêm đất lên (không lấp đất lên mắt ghép). Tất cả mắt ghép đặt theo một hướng quay vào trong để đi lại không làm gãy cành ghép.

Trồng cây bằng rễ trần, lấp đất 1/3 hoặc một nửa hố tạo thành giữa cao, xung quanh thấp dần hình bát úp, đặt cây vào giữa rồi lấp đất làm hai lần. Lần 1 lấp một nửa, nhấc nhẹ cành lên cho rễ đều, sau đó lấp tiếp cho đầy và ấn nhẹ, sao cho khi trồng thân cây phải ở giữa rãnh và thẳng đứng, rồi tới nước nhẹ, ngày tưới 1-2 lần, nếu trồng vào ngày nắng phải che cho cây

Chăm sóc

– Tưới nước: Hoa hồng đòi hỏi nước nhiều, hiện nay đa số là dùng phương pháp tưới phun và tưới trên rãnh. Kinh nghiệm cho thấy, tưới rãnh hiệu quả hơn nhưng độ ẩm không khí thấp, vì vậy cần tưới phun để tăng độ ẩm cho lá

– Bón phân: Bón phân đạm (quan trọng nhất), nên bón đạm NO3– và NH4+, Tỉ lệ bón thay đổi theo mùa (mùa hè 25%, mùa đông 12,5%)

– Khống chế nhiệt độ: Nhiệt độ đất cần khống chế ở 21-25°C. Nếu trong sản xuất có thể trồng nhiều giống một lúc, nên trồng các giống có yêu cầu nhiệt độ giống nhau vào một khu.

– Điều chỉnh ánh sáng: Nếu trồng hoa hồng trong nhà che do có màng che nên rất khó đạt tới độ bão hoà, vì vậy bổ sung ánh sáng rất quan trọng. Ở các tỉnh phía Bắc chỉ cần che bớt ánh sáng vào mùa hè.

Kỹ thuật trồng hoa hồng

Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất tưới bằng bình có vòi hoa sen.

1. Chọn đất trồng.

– Không nên trồng trên đất thịt nặng pha sét, đặc biệt là đất bị nhiễm mặn hay phèn.

– Nguồn nước tưới cũng không được nhiễm phèn, mặn.

2. Làm đất.

– Dọn sạch cỏ, rác, cày, xới đất cho thông thoáng, tơi xốp và chôn vùi bớt mầm mống sâu bệnh, nếu có điều kiện nên phơi ải đất.

– Thiết kế luống (liếp) theo hướng Bắc – Nam, để tăng lượng ánh sáng mặt trời cho cây, liếp rộng 0,8 – 0,9m, cao 0,2 – 0,25 m, cách nhau 0,5m; chiều dài khoảng 12 – 15 m.

3. Bón phân.

– Bón lót: Sau khi lên liếp, bón lót bằng phân chuồng hoai mục, trộn với tro trấu theo tỷ lệ 1 : 2, bằng cách rải một lớp hỗn hợp phân này dầy khoảng 3 – 4 cm, sau đó xới nhẹ để trộn phân vào đất.

– Bón thúc: Có nhiều cách, nhưng nên bón bằng một trong hai cách sau: + Rải xung quanh gốc cây hồng, mỗi gốc một muổng canh phân NPK( loại 20 – 20 – 15), sau đó tưới nước để phân tan và ngấm dần xuống đất. Thời gian bón khoảng 1 – 1,5 tháng một lần. + Cách thứ hai: dùng một muổng canh phân NPK ngâm trong 10 lít nước tưới vừa đủ ẩm cho đất mặt liếp, khoảng 3 – 4 ngày tưới một lần.

4. Chuẩn bị cây giống.

– Tốt nhất là nên liên hệ mua cây giống đã được sản xuất sẵn ở những cơ sở sản xuất giống. Nếu không, có thể ghép theo cách sau:

+ Chuẩn bị gốc ghép:

– Cây làm gốc ghép tốt nhất nên dùng cây hồng dại, vì chúng sống mạnh, sinh trưởng tốt, sống lâu, mau ra rễ và có tỷ lệ sống cao, những người có kinh nghiệm cho rằng nên dùng giống Tầm Xuân nhiều hoa( Rosa multiflora).

– Chọn cành bánh tẻ lớn hơn cây đũa ăn một chút, cắt thành từng đoạn dài khoảng 15 – 20cm, cắt bỏ những lá gần gốc và xử lý kích thích ra rễ, có thể dùng NAA: 500mg/ lít nước, ngâm cành khoảng 10 giây.

– Sau khi xử lý thuốc, đem giâm cành lên luống đất với khoảng cách đã được định sẵn trên luống hay giâm vào bầu nilon, có đục lỗ bên trong chứa đất mùn và phân mục. Đem bầu giâm vào chỗ mát hoặc che nắng cho liếp giâm.

– Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho đất và phun nước dạng sương mù, tạo độ ẩm không khí cao để đạt tỷ lệ cành giâm sống cao.

– Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc để cây sinh trưởng mạnh, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn để ghép.

+ Chuẩn bị giống ghép:

– Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều giống hồng, nhưng muốn bán được giá nên chọn những giống có nhiều bông, bông to và đẹp, mới lạ để lấy mắt ghép.

– Cành để lấy mắt ghép nên chọn những cành đã ra bông, chọn những mắt ở đoạn giữa giữa cành để lấy mắt ghép, tránh chọn mắt ở gần gốc, cành ghép sau này sẽ yếu.

– Không lấy mắt nằm gần ngọn cành, tỷ lệ sống sau khi ghép sẽ thấp.

– Có nhiều cách ghép, nhưng theo những người có kinh nghiệp thì nên áp dụng cách ghép mắt vì vừa đơn giản vừa dễ thành công hơn.

5. Khoảng cách trồng:

Trên mỗi liếp trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 0,4 – 0,5m, trên mỗi hàng trồng cây cách cây khoảng 0,3 – 0,4m.

6. Chăm sóc:

– Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất tưới bằng bình có vòi hoa sen.

– Thỉnh thoảng làm cỏ, sới xáo nhẹ cho mặt liếp trồng không bị rẽ đất, bí nước.

– Thường xuyên kiểm tra vườn hồng để phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời sâu bệnh gây hại cho cây như: rệp sáp, sâu ăn lá, rầy mềm, nhện đỏ, sâu đục thân, đục cành, bệnh đốm đen, đốm xám, bệnh phấn trắng, rỉ sắt, bệnh khô cành, khô lá, thối hoa vv….

7. Thu hoạch:

– Thu hoạch khi hoa vừa hé nở.

– Thu hoạch vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

– Sau khi tỉa bớt lá, bó thành từng bó nhỏ đem đi tiêu thụ, hay để trong phòng mát ( nếu chưa xuất kịp,) để giữ cho hoa tươi lâu.

– Cây hoa hồng có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất phù sa, đất thịt có bón thêm phân hữu cơ, phân trấu mục.

Kỹ thuật trồng Lan Hồ Điệp

Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể thành công được.

Điều kiện để trồng hồ điệp thành công: Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt độ mùa đông.

Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu “Chi Lê” nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh.

Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm.

Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng bà con chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.

Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 – 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.

Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 – 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm hoa.

Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.

Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 – 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.

Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.