Danh mục lưu trữ: Kỹ thuật trồng cây thuốc

Kỹ Thuật Trồng Cây Đinh Lăng

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý. Cây đinh lăng sử dụng được toàn bộ cây từ củ, rễ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó… Hiện nay, ở một số địa phương, bà con nông dân hoặc các trang trại đã biết trồng với số lượng lớn vì hiệu quả kinh tế

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, thuộc họ ngũ gia bì là loại cây nhỏ, cao 0,8 – 1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 – 4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc Bắc”.

Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ.

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng như sau:

1. Chọn giống

Theo dân gian, đinh lăng lẳng có hai loại chính: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.

+ Đinh lăng nếp: là loại lá nhở, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nên chọn loại này để trồng khi chọn giống, chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn 25-30cm (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập hai đầu) không nên trồng cả cành dài vừa làng phí giống vừa khó chăm sóc

+ Đinh lăng tẻ: là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này không nên trồng

2. Kỹ thuật làm đất và trồng

Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.

Làm đất trồng đinh lăng: Khi trồng đại trà, diện rộng phải cầy bừa làm đất tơi. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đất làm tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.

Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng cong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

Thời vụ: Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát.

3. Chăm sóc

Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.

Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 8kg uree/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 300kg/sào và 15 kg NPK+4kg kali. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.

4. Thu hoạch

Đinh lăng có thể thu hoạch quanh năm, song tốt nhất là vào tháng 11-12. Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3-0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô. Khi bảo quản đóng bao 2 lớp: trong nilon, ngoài bao tải dứa để tránh mốc.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Tác Dụng Và Cách Trồng Dây Sương Sâm

Cây Sương Sâm cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ.

Tên khoa học: Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers,
Thộc họ: Tiết Dê (Menispermaceae)

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

Sương sâm thuộc dạng dây leo, thân lâu năm to, nhánh non có lông. Lá có phiến cứng, dài 9 x 4cm, chóp nhọn hay tà, không lông, gân từ đáy. Chùm hoa tụ tán mang hoa đầu, hoa vàng, lá đài ngoài cao 2,5mm, lá đài trong to hơn, cánh hoa nhỏ, có 6 – 8 nhị, quả nhân cứng hình trái xoan, dài 10-12mm.

Cây ra hoa từ tháng 3 – 6, quả chín vào tháng 7.
Cây mọc hoang ở khắp nơi ở đồng bằng cũng như rừng núi trên khắp nước ta.
Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

2. Tác dụng và cách trồng dây sương sâm

2.1 Tác dụng, thu hái, chế biến và thành phân dinh dưỡng của dây sương sâm

Người dân thường dùng lá tươi, thu hoạch quanh năm. Lá sau khi thu hoạch rửa sạch, sau đó cho nước vào giã nát hay vò nát lá bằng tay. Vò đến khi nào hết nhớt sau đó cho vào 1 muỗng cà phê bột Nang Mực, trộn đều, dùng khăn lược lấy nước, bỏ xác lá, vớt bọt. Để yên chừng 1 giờ, sẽ được một thau thạch sâm, màu xanh rất đẹp, mùi thơm đặc trưng. để qua đêm sẽ đong đặc lại. (nếu để ngăn lạnh trong tủ lạnh sẽ mau đặc hơn). 100gr lá cho khoảng 2000ml nước có thể nhiều hơn hay ít hơn tùy vào chất lượng của lá. Khi ăn, cho thêm đường. Thạch sâm ăn ngon, bổ, giải nhiệt, nhuận gan, không độc.

Theo các liệu cây thuốc việt nam. Rễ dây sương sâm khi thu hái về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.Trong rễ xương sâm có alcaloidtetrandrin,isochondrodendrin, homoaromalin, linacin, magnoflorin, protoquecitol, curin…

Công dụng: Rễ sương sâm chữa đau họng, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh về gan, trĩ, đau răng, tổn thương do té ngã. Liều dùng: 15g – 20g/ ngày. Dây Sương Sâm rất dễ trồng, sống lâu năm. Dùng nhiều sẽ tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol….

2.2 Cách trồng dây sương sâm

– Giống: Từ hạt, thân mang rễ hoặc giâm cành cho ra rễ.

– Thời vụ:
 Trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 7 Âm lịch.

– Làm đất:

Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống.

– Trồng:

Chọn những cây lá tốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to), tách ra đem trồng, vào tháng 5 Âm lịch khi có mưa nhiều thì sương sâm sẽ bị chết, phải thu gom cây con, hạt giống đem cất để chuẩn bị cho năm sau.

– Trồng cây con gieo sẵn vào từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

– Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau:

+ Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg.
+ Bón cho cây đang thu hoạch, phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16-16-8 liều lượng 5kg phân chuồng + 200g phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiểu lần trong năm (3 – 5 lần bón)
+ Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.

– Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch:

Lá sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dầy thì những lá phía dưới hay bị cháy, dùng Fe-EDTA tưới thì lá phát triển diêp lục sẽ xanh lại.

Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch lá. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá làm Sương sâm và để lá càng xanh đậm càng tốt.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Kỹ Thuật Trồng Cây Kim Tiền Thảo

Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

Kim tiền thảoCây kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt nai, đồng tiền, mắt trâu, mắt rồng.

Giá trị kinh tế: là nguồn dược liệu quan trọng để chữa sỏ mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Kinh nghiệm nhân dân thường dùng toàn thân tươi, phơi hoặc sao khô, sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc pha chè để uống, dùng riêng hoặc phối hợp với một số loại thuốc khác.Gần đây, một số cơ sở điều chế thành thuốc “Kim tiền thảo” đóng noi chuyên trị sỏi thận, được nhiều người tin dùng có hiệu quả tốt.

Ngoài ra kim tiền thảo còn là cây họ đậu rễ có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, có tập tính sống theo dạng bò lan trên mặt đất nên có tác dụng cải tạo, chống xói mòn, giữ nước và bảo vệ đất rất tốt.

Đặc điểm hình thái
Cây thân thảo, mọc bò cao 30- 50 cm  có khi tời 80cm, đường kính thân 0,3-0,4cm, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3cm. Mặt dưới của thân có nhiều rễ phụ ăn sâu vào đất, rễ phụ tập trung nhiều mắt đốt và gốc lá. Vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc. Cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và có phủ long tơ màu trắng, mọc ra từ các đốt của thân. Rễ gốc và rễ thân phát triển mạnh và lúc non  đều có nốt sần màu nâu hơi trắng, chứa nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh:

Lá mọc so le gồm 1 hoặc 3 lá chét, tròn, dài 1,8-3,4 cm, rộng 2=3,5cm, đầu và gốc lá hơi lõm, hình dạng giống con mắt hay đồng tiền. Mặt dưới của  lá có lông trắng bạc, mặt trên có gân nổi rõ, cuống dài 2-3cm.

Hoa màu tím mọc thành chùm ở kẽ lá, dài 7cm, có lông vàng. Hoa mọc khít nhau, màu đỏ tía, dài 4mm, cánh 5mm, nhị đơn liền. Quả đậu nhỏ, rộng 3,5 mm có 3-6 ngăn chứa hạt, phần giữa các ngăn chứa hạt hơi thắt lại, vỏ quả có lông ngắn trắng. Mùa hoa từ tháng 3-5.

Đặc tính sinh thái

Mọc hoang khắp vùng đồi núi trung du nước ta, độ cao dưới 600 m so với mực nước biển, gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ…

Thích hợp điều kiện nhiệt độ nóng ẩm hoặc ẩm mát, đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước nhưng cũng chịu được đất chua, nghèo xấu và khô hạn. Ưa sáng nhưng cũng chịu được bòng râm, sống lưu niên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều khoẻ.

Kỹ thuật gieo trồng

* Điều kiện gây trồng:

Không có đòi hỏi khắt khe về điều kiện khí hậu và đất đai.

Thích hợp nhất là vùng trung du miền núi có độ cao dưới 300-400 m so với mặt nước biển.

Khồng trồng ở vùng giá rét, đất ngập úng, bí chặt, đất kiềm mặn hoặc dưới bóng che quá rậm rạp quanh năm.

* Nguồn giống:

Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì  hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

Vào tháng 4-5 khi quả chín vỏ có màu nâu thì thu hái, phơi khô đập mạnh để tách vỏ, sảng sảy kỹ loại bỏ tạp chất thu lấy hạt.

Phơi khô hạt dưới nắng nhẹ, cho vào túi nilông buộc kín bảo quản thông thường, để nơi khô ráo thoáng mát, chú ý  chống kiến vì hạt có mùi thơm hấp dẫn.

* Gieo trồng và chăm sóc:

Có thể trồng toàn diện theo hàng dưới tán rừng thưa, trong các vườn quả hai theo đám lỗ trống, nhất là tận dụng đất ở giai đoạn rừng chưa kép tán để kết hợp che phủ đất.

Nơi đất trống trồng xem theo băng ngang dốc giữa các băng cây chính để hạn chế dòng chảy mặt, chống xói mòn và giữ đất. Cự ly băng rộng 5-7m  hoặc 10 m tùy quỹ đất.

Thời vụ gieo trồng thích hợp vào vụ xuân hay đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm chưa có những trận mưa to.

Mật độ trồng khi ổn định khoảng 1000-1500 cây/ha, cự ly 1mx1m hoặc o,8×0,8m. Làm đất toàn diện, cuốc hố hay cày theo rạch sâu và rộng 5-10cm. Nơi đất xấu  có điều kiện bón lót 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh theo rạch trước khi gieo hạt.

Ngâm hạt trong nước ấm 40-500C (3 sôi + 2 lạnh) trong 4-5 giờ, vớt ra để ráo. Trộn hạt với tro, cát hay đất mịn khô đêm gieo thẳng, lấp đất kín hạt dày 2-3cm, tủ rơm rạ đã khử trùng lên rạch sau khi lấp đất. Lượng hạt gieo 1kg/ha.

Dỡ bỏ vật che tủ khi hạt  nảy mầm, chú ý đề phòng kiến tha hạt vào sâu, dế cắn mầm.

Cây được 3-4 lá thì bắt đầu tỉa dặm cây, điều kiện mật độ ổn định. Cây được 5-10 lá nhổ cỏ xới đất vun gốc cho cây.

Thu hoạch chế biến và thị trường

Trồng  1 lần có thể thu hoạch nhiều lần, nhiều năm. Thường 2-3 năm hoặc có thể lâu hơn mới trồng lại như ở trong nơi đất tốt hoặc có điều kiện làm cỏ bón phân, cày xới chăm sóc đầy đủ, cẩn thận.

Thu hái 1-2 lần/năm vào vụ hè thu và vụ thu. Cắt toàn bộ phần cành lá trên mặt đất, chứa lại phần thân sát gốc dài 4-5cm để tái sinh chồ cho lần sau.

Rửa sạch rồi phơi thật khô sản phẩm đã thu hoạch cho vào bao tải hoặc bao nilông giữ nơi khô ráo thoáng mát để bán cho cơ sở thu mua dược liệu.

Năm 2000-2001 ở Chí Linh- Hải Dương đã có nhiều hộ trồng trên đất dốc ở các rừng keo và trại cây ăn quả như vải, nhãn.. cho kết quả tốt, giá bạn tại nhà là 6000đ/kg cành lá khô.

Nhân dân nhiều nơi thu hái cây kim tiền thảo mọc tự nhiên trộn với một số lá khác bán ở chợ được nhiều người ưa thích, mua để uống hàng ngày thay chè.

* Chú ý: Hiện chưa có thị trường ổn định nên mới được gây trồng một cách tự phát.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và quy trình khép kín gieo trồng đến thu hoạch chế biến và sử dụng để có năng

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Cây Đỗ Trọng Eucomia Ulmoides Olive

Đỗ trọng không kén đất lắm, có thể là đất đồi, đất dốc, đất bằng trên cao đều sống được. Tuy vậy nơi đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước, độ chua vừa phải

Công dụng:

Cây đỗ trọngĐỗ trọng là cây thuốc quý, sản phẩm của nó chủ yếu là vỏ. Vỏ đỗ trọng là loại thuốc bổ dưỡng tốt và không thể thiếu trong các phương thuốc thảo dược cổ truyền. Nó chữa được các bệnh như thận, huyết áp, đại tràng và nhiều bệnh khác. Lá cây cũng có thể chữa được nhiều bệnh và là loại lá uống nước giải nhiệt, được người dân Sa Pa, Lào Cai thường dùng.

Gỗ màu trắng, cứng, không phân biệt giác, lõi, có thể làm đồ gia dụng, nông cụ, hoặc dùng trong kiến trúc.

Yêu cầu khí hậu, đất đai:

Đỗ trọng là cây á nhiệt đới, nhưng phạm vi thích ứng tương đối rộng. Đỗ trọng có thể phân bố nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 13-17°C, lượng mưa từ 500-1500mm. Nhiệt độ tháng giêng trên 0°C và tháng 7 nóng nhất dưới 29°C.

ở Sa Pa (Lào Cai) có nhiệt độ bình quân năm là 15,8°C, nhiệt độ trung bình tháng giêng là 10,2°C, tháng 7 là 20,4°C, lượng mưa là 2374.4mm. Như vậy về mặt nhiệt độ là hoàn toàn phù hợp; lượng mưa cao hơn nhưng phần lớn mưa vào tháng 5 đến tháng 9, là mùa sinh trưởng, như vậy thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây.

ở Sa Pa đã trồng ở các độ cao 1200-1300m; 1500-1600m và 2000-2100m, đỗ trọng đều sinh trưởng bình thường và cho sản phẩm khá.

Qua thực tiễn ở Sa Pa và một số nơi khác thì các tỉnh vùng núi phía Bắc, những nơi có độ cao trên 1000m có điều kiện khí hậu tương tự Sa Pa, đều có thể trồng đỗ trọng.

Đỗ trọng không kén đất lắm, có thể là đất đồi, đất dốc, đất bằng trên cao đều sống được. Tuy vậy nơi đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm nhưng thoát nước, độ chua vừa phải (độ pH 5-7,5) thì đỗ trọng sinh trưởng tốt; nhưng nơi có điều kiện khí hậu phù hợp nhưng đất xấu thì phải tăng cường bón phân chuồng, tăng cường xới xáo cũng thu được kết quả.

Đỗ trọng là cây ưa sáng nên cần trồng thưa, không nên trồng dưới tán cây khác.

Đỗ trọng có cây đực, cây cái riêng rẽ, vì vậy nếu trồng để lấy hạt giống thì nên có từ 15-20% số cây là đực để giúp cho việc thụ phấn tốt. Theo tài liệu nước ngoài, nếu trồng bằng cây con mọc từ hạt thì tỷ lệ đực/cái khoảng 4/6.

Đỗ trọng có khả năng tái sinh chồi rất mạnh, cây chồi mọc rất nhanh; người ta có thể lợi dụng đặc tính này để kinh doanh rừng chồi.

Kỹ thuật gây trồng:

Chọn lấy hạt giống ở những cây mẹ khỏe mạnh, trên 20 tuổi. Cây ra hoa tháng 6-7, quả chín vào tháng 8-9. Khi thấy vỏ quả từ màu xanh chuyển sang màu nâu hay màu vàng xám, hạt tròn, để trên cây khoảng một tháng sau cho chín đều rồi thu hoạch. Khi thu hái thường dọn sạch ở dưới, hứng vải bạt hoặc ni lông, vào buổi chiều lặng gió hoặc ít gió thì rung cho quả, hạt rụng rồi thu lượm về nhà. Hạt nhỏ, sau khi thu hoạch xong không nên phơi ra nắng mà chỉ hong nơi khô thoáng 3-4 ngày để tách hạt. Hạt sau khi làm sạch được cho vào túi hoặc lọ, cất khô, để nơi thoáng mát (nhiệt độ 15-20°C) đến mùa xuân (tháng 2-3) thì đem gieo. Hạt trước khi gieo có thể ngâm vào nước nóng 40°C để nguội rồi rửa hạt đem gieo.

Đất vườn ươm cần làm nhỏ, kỹ, đánh luống cao 20-30cm, bón lót bằng phân chuồng hoai 5-10kg cho một luống 10m2. Hạt đỗ trọng nhỏ nên khi gieo cần trộn hạt với tro hoặc đất mùn, khác màu với đất luống để gieo cho đều, gieo xong rắc một lớp mùn mỏng rồi dùng rơm rạ phủ lên mặt luống giữ ẩm; tưới nước 2-3 ngày một lần.

Sau khi cây nẩy mầm 10-15 ngày, có khoảng 2-3 lá thì bón thúc bằng nước phân loãng. Cây cao được 5-6cm thì cấy vào bầu. Thành phần ruột bầu ở Sa Pa làm là đất 95%, phân chuồng 4%, phân NPK 1%. Bầu có đường kính 8-10cm. Sau khi cấy cây vào bầu cần làm giàn che, hàng tháng t­ưới phân urê 1 lần với nồng độ 0,1kg/10 lít nước tưới cho 1-2 luống, hoặc cũng có thể tưới bằng nước tiểu loãng. Trước khi đem trồng 2-3 tháng thì ngừng bón thúc để cây cứng.

Ngoài ra cũng có thể dùng biện pháp chiết cành để lấy cây con đem trồng. Song bằng cách này thì thường là có số lượng ít, không thỏa mãn yêu cầu trồng nhiều. Phương pháp chiết tương tự như chiết các loài vải, cam, quýt.

Cây con thường ươm ở vườn 1 năm (10-12 tháng). Vào cuối đông, đầu xuân có thể đem trồng.

Hố cần đào trước khoảng nửa tháng. Khi trồng cần bón lót bằng phân chuồng hoai, mỗi hố 2-3kg, trộn đều với đất. Hố đào 30x30x30cm. Tùy theo có trồng nông lâm kết hợp hay không mà trồng dày hay thưa. Nếu không trồng nông lâm kết hợp thì có thể trồng với mật độ 2500 cây/ha (khoảng cách giữa các cây 2x2m) hoặc 1600 cây/ha (khoảng cách giữa các cây 2x3m).

Có thể trồng đỗ trọng xen với cây ăn quả như đào, lê, mận. Cần chú ý đỗ trọng là cây ưa sáng nên không được để tán cây ăn quả che lấp đỗ trọng thì mới đạt kết quả. Có thể trồng cây ăn quả cách cây đỗ trọng 8-10m. Lúc đầu đất còn trống có thể trồng rau, lạc, đậu ở dưới; về sau khi cây lớn có thể tỉa cành cho đỗ trọng để nó mọc vươn cao, tạo khoảng thân dưới cành dài, thu hoạch vỏ sẽ được nhiều hơn.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Atisô Dễ Trồng, Nhiều Công Dụng

Atisô là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu – quanh Địa Trung Hải, được người cổ Hy Lạp và La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.

Trồng actisôAtisô có thể cao đến 1,5 – 2m, lá dài từ 50 – 80cm, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, và nhiều nhất là ở Đà Lạt. Atisô tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, giải độc gan…

Hiện nay trên thế giới có các dạng giống chính về atisô như sau:

– Dạng chuyên bông: 
Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Mục đích chính là thu hoạch bông nên có năng suất bông cao và chất lượng ngon.

– Dạng chuyên lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất cynarin cao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.

– Dạng trung gian bông và lá: 
Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch bông và lá.

Có 2 vụ trồng: Vụ sớm vào tháng 5 – 6, vụ muộn vào tháng 7 – 8. Nếu trồng atisô vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo. Mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây là 65 – 70cm nếu trồng dày và 80 – 90cm nếu trồng thưa.

Về đất trồng, atisô thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.

Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải bón vôi để duy trì độ pH ổn định, nhất là vùng đất thấp. Đất trồng nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất tốt, thoát nước, giữ ẩm tốt. Nên thực hiện chế độ thâm canh, hay trồng hai vụ liên tiếp, sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều. Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa.

Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột.

Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.

Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.

Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con.

Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Cách Trồng Cây Nha Đam Thu Hái Lá

Nước nha đam nấu đường phèn lá dứa hiện đang trở thành nước giải nhiệt mùa nắng nóng hiệu quả và phổ biến, để có thể thu hái lá nha đam thường xuyên cần lưu ý cách trồng sau.

1. Chọn giống và chọn chậu trồng cây nha đam

Cách trồng cây nha đam thu hoạch láỞ miền Tây Nam Bộ thường trồng cây nha đam Việt Nam với lá bẹ to có thể cho một lá đạt gần một ký nếu được chăm sóc tốt. Nha đam Việt Nam có nhựa màu vàng sau khi cắt và phần keo trong có vị giòn hơn.Người miền quê thường nấu chè đậu xanh nha đam để thanh lọc cơ thể.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh hay vùng Đông Nam Bộ thì thường trồng giống cây nha đam Mỹ, phía sau lá nha đam  có lớp phấn trắng, nhựa cây có màu đỏ, năng suất lá nhiều gấp hai lần nha đam VN nên được trồng nhiều để thu hái lá, thường hai bẹ nha đam Mỹ được hơn một ký.

Cây nha đam có thể trồng đất tự nhiên hay được trồng trong những chiếc lu vàng  có đường kính miệng lu khoảng 35-40 cm, cao 40-45 cm. Nếu trồng đất thì công tác chăm sóc ít chủ động và lá nha đam sẽ nhỏ hơn trồng chậu.

2. Cách trồng cây nha đam trong chậu lu

Chọn giá thể trồng cây nha đam từ hỗn hợp trấu sống-xơ dừa-phân bò hoai mục–tro trấu theo tỷ lệ 1-0.5-2-0.3 và được ủ với nấm trichoderma (2 ký nấm vi sinh trộn 100 ký giá thể hỗn hợp) trong thời gian 20-30 ngày mới dùng.

Cho giá thể sau khi ủ vào chậu lu khoảng 2/3 chậu, trồng cây giống nha đam cao 15-20 cm vào một bên chậu để định hướng thân cây sẽ dựa vào thành chậu sau này.Dùng tay nén chặt gốc cây và tưới nước đủ ẩm, đặt chậu nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng buổi sáng. Tưới nước hàng ngày, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều giúp mát cây.

Sau một năm  khi cây nha đam phát triển tốt, gốc bắt đầu cao nhô ra khỏi miệng chậu lu, Lúc này mới tiến hành thu lá bán ra thị trường.

3. Cách bón phân chăm sóc giúp lá nha đam mau lớn bẹ

Cây nha đam đặc biệt thích hợp với phân bò hoai mục, hàng năm cần trộn giá thể như phần 2 và bồi gốc nhiều đợt để bộ rễ cây ổn định ( một năm bồi gốc 3-4 đợt)

Hàng tháng bón thêm một muỗng cà phê phân urê ( rải xung quanh gốc) vào mỗi chậu cây nha đam sẽ giúp lá nha đam tươi bóng nở nang và nặng ký.

Việc tưới nước cần duy trì tốt không để cây thiếu nước sẽ làm làm lá cây nha đam thu hoạch bị đắng mất ngon.

Cây nha đam trồng chậu ít bị sâu bệnh tấn công, nếu phát hiện sâu ăn lá hay  đốm đen lá thì lập tức cắt bỏ lá hư và dẹp bỏ chậu lu để tranh lây lan sâu bệnh.

4. Cách cắt thu hoạch lá nha đam

Sau một năm thì bắt đầu thu hoạch cắt lá, cứ hai tuần thì cắt hai lá mọc đối diện nhau( dùng dao lưỡi mõng bén cắt nhẹ phần tiếp giáp giữa lá và gốc, tránh cắt phạm vào phần thân cây), để thu hoạch với số lượng nhiều thì phải trồng hàng trăm chậu mới có thể cắt lá luân phiên hàng ngày.

Nếu nóng vội thu hái lá sớm cây nha đam sẽ chậm lớn và lá cây sau này khó ra bẹ to nặng.

Sau thời gian thu hoach 3-4 năm thì cậu nha đam bắt đầu suy yếu, lá nhỏ dần và thân mọc cao hơn mặt chậu, có thể dùng dao bén để hạ phần gốc và tiếp tục trồng lại để hạ thấp chiều cao cây tránh ngã đổ, nhưng  tốt nhất là phải có kế hoạch chuẩn bị cây con sẵn sàng, trồng lại lứa cây nha đam mới để tiếp tục thu hoạch lâu dài.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh tại Việt Nam

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

Atisô dễ trồng, nhiều công dụng

Atisô là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu – quanh Địa Trung Hải, được người cổ Hy Lạp và La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.

Trồng actisôAtisô có thể cao đến 1,5 – 2m, lá dài từ 50 – 80cm, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, và nhiều nhất là ở Đà Lạt. Atisô tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm lượng đường máu, giải độc gan…

Hiện nay trên thế giới có các dạng giống chính về atisô như sau:

– Dạng chuyên bông:
Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởng ngắn. Mục đích chính là thu hoạch bông nên có năng suất bông cao và chất lượng ngon.

– Dạng chuyên lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn thường chứa hoạt chất cynarin cao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch sản phẩm lá để đưa vào chế biến dược liệu.

– Dạng trung gian bông và lá:
Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thể trồng để sử dụng hai mục đích là thu hoạch bông và lá.

Có 2 vụ trồng: Vụ sớm vào tháng 5 – 6, vụ muộn vào tháng 7 – 8. Nếu trồng atisô vì mục đích cung cấp sản phẩm lá điều chế dược liệu thì nên trồng vụ sớm và chỉ trồng ở vùng đất cao ráo. Mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây là 65 – 70cm nếu trồng dày và 80 – 90cm nếu trồng thưa.

Về đất trồng, atisô thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.

Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải bón vôi để duy trì độ pH ổn định, nhất là vùng đất thấp. Đất trồng nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất tốt, thoát nước, giữ ẩm tốt. Nên thực hiện chế độ thâm canh, hay trồng hai vụ liên tiếp, sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều. Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa.

Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột.
Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.

Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.

Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con.

Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…

Kỹ Thuật Trồng Cây Kim Tiền Thảo

Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

Cây kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt nai, đồng tiền, mắt trâu, mắt rồng.

Giá trị kinh tế: là nguồn dược liệu quan trọng để chữa sỏ mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Kinh nghiệm nhân dân thường dùng toàn thân tươi, phơi hoặc sao khô, sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc pha chè để uống, dùng riêng hoặc phối hợp với một số loại thuốc khác.Gần đây, một số cơ sở điều chế thành thuốc “Kim tiền thảo” đóng noi chuyên trị sỏi thận, được nhiều người tin dùng có hiệu quả tốt.

Ngoài ra kim tiền thảo còn là cây họ đậu rễ có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, có tập tính sống theo dạng bò lan trên mặt đất nên có tác dụng cải tạo, chống xói mòn, giữ nước và bảo vệ đất rất tốt.

Đặc điểm hình thái
Cây thân thảo, mọc bò cao 30- 50 cm  có khi tời 80cm, đường kính thân 0,3-0,4cm, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3cm. Mặt dưới của thân có nhiều rễ phụ ăn sâu vào đất, rễ phụ tập trung nhiều mắt đốt và gốc lá. Vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc. Cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và có phủ long tơ màu trắng, mọc ra từ các đốt của thân. Rễ gốc và rễ thân phát triển mạnh và lúc non  đều có nốt sần màu nâu hơi trắng, chứa nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh:

Lá mọc so le gồm 1 hoặc 3 lá chét, tròn, dài 1,8-3,4 cm, rộng 2=3,5cm, đầu và gốc lá hơi lõm, hình dạng giống con mắt hay đồng tiền. Mặt dưới của  lá có lông trắng bạc, mặt trên có gân nổi rõ, cuống dài 2-3cm.

Hoa màu tím mọc thành chùm ở kẽ lá, dài 7cm, có lông vàng. Hoa mọc khít nhau, màu đỏ tía, dài 4mm, cánh 5mm, nhị đơn liền. Quả đậu nhỏ, rộng 3,5 mm có 3-6 ngăn chứa hạt, phần giữa các ngăn chứa hạt hơi thắt lại, vỏ quả có lông ngắn trắng. Mùa hoa từ tháng 3-5.

Đặc tính sinh thái

Mọc hoang khắp vùng đồi núi trung du nước ta, độ cao dưới 600 m so với mực nước biển, gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ…

Thích hợp điều kiện nhiệt độ nóng ẩm hoặc ẩm mát, đất ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước nhưng cũng chịu được đất chua, nghèo xấu và khô hạn. Ưa sáng nhưng cũng chịu được bòng râm, sống lưu niên, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều khoẻ.

Kỹ thuật gieo trồng

* Điều kiện gây trồng:

Không có đòi hỏi khắt khe về điều kiện khí hậu và đất đai.

Thích hợp nhất là vùng trung du miền núi có độ cao dưới 300-400 m so với mặt nước biển.

Khồng trồng ở vùng giá rét, đất ngập úng, bí chặt, đất kiềm mặn hoặc dưới bóng che quá rậm rạp quanh năm.

* Nguồn giống:

Có thể trồng bằng hom thân hoặc cành nhưng tốt nhất là bằng gieo hạt thẳng vì  hạt giống sẵn và đỡ tốn công hơn.

Vào tháng 4-5 khi quả chín vỏ có màu nâu thì thu hái, phơi khô đập mạnh để tách vỏ, sảng sảy kỹ loại bỏ tạp chất thu lấy hạt.

Phơi khô hạt dưới nắng nhẹ, cho vào túi nilông buộc kín bảo quản thông thường, để nơi khô ráo thoáng mát, chú ý  chống kiến vì hạt có mùi thơm hấp dẫn.

* Gieo trồng và chăm sóc:

Có thể trồng toàn diện theo hàng dưới tán rừng thưa, trong các vườn quả hai theo đám lỗ trống, nhất là tận dụng đất ở giai đoạn rừng chưa kép tán để kết hợp che phủ đất.

Nơi đất trống trồng xem theo băng ngang dốc giữa các băng cây chính để hạn chế dòng chảy mặt, chống xói mòn và giữ đất. Cự ly băng rộng 5-7m  hoặc 10 m tùy quỹ đất.

Thời vụ gieo trồng thích hợp vào vụ xuân hay đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm chưa có những trận mưa to.

Mật độ trồng khi ổn định khoảng 1000-1500 cây/ha, cự ly 1mx1m hoặc o,8×0,8m. Làm đất toàn diện, cuốc hố hay cày theo rạch sâu và rộng 5-10cm. Nơi đất xấu  có điều kiện bón lót 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh theo rạch trước khi gieo hạt.

Ngâm hạt trong nước ấm 40-500C (3 sôi + 2 lạnh) trong 4-5 giờ, vớt ra để ráo. Trộn hạt với tro, cát hay đất mịn khô đêm gieo thẳng, lấp đất kín hạt dày 2-3cm, tủ rơm rạ đã khử trùng lên rạch sau khi lấp đất. Lượng hạt gieo 1kg/ha.

Dỡ bỏ vật che tủ khi hạt  nảy mầm, chú ý đề phòng kiến tha hạt vào sâu, dế cắn mầm.

Cây được 3-4 lá thì bắt đầu tỉa dặm cây, điều kiện mật độ ổn định. Cây được 5-10 lá nhổ cỏ xới đất vun gốc cho cây.

Thu hoạch chế biến và thị trường

Trồng  1 lần có thể thu hoạch nhiều lần, nhiều năm. Thường 2-3 năm hoặc có thể lâu hơn mới trồng lại như ở trong nơi đất tốt hoặc có điều kiện làm cỏ bón phân, cày xới chăm sóc đầy đủ, cẩn thận.

Thu hái 1-2 lần/năm vào vụ hè thu và vụ thu. Cắt toàn bộ phần cành lá trên mặt đất, chứa lại phần thân sát gốc dài 4-5cm để tái sinh chồ cho lần sau.

Rửa sạch rồi phơi thật khô sản phẩm đã thu hoạch cho vào bao tải hoặc bao nilông giữ nơi khô ráo thoáng mát để bán cho cơ sở thu mua dược liệu.

Năm 2000-2001 ở Chí Linh- Hải Dương đã có nhiều hộ trồng trên đất dốc ở các rừng keo và trại cây ăn quả như vải, nhãn.. cho kết quả tốt, giá bạn tại nhà là 6000đ/kg cành lá khô.

Nhân dân nhiều nơi thu hái cây kim tiền thảo mọc tự nhiên trộn với một số lá khác bán ở chợ được nhiều người ưa thích, mua để uống hàng ngày thay chè.

* Chú ý: Hiện chưa có thị trường ổn định nên mới được gây trồng một cách tự phát.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và quy trình khép kín gieo trồng đến thu hoạch chế biến và sử dụng để có năng  suất và hiệu quả cao.