Danh mục lưu trữ: kỹ thuật trồng cây ăn quả

Kỹ thuật trồng cây Trám

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 cây/ha. Khi còn non, có thể trồng xen dứa, ổi..

1. Giống:

Trám trồng bằng cây ghép, nên dùng cây gốc ghép 2 năm tuổi rồi mới ghép mắt. Tốt nhất là trồng trong bầu, được ghép mắt, cây con trưởng thành tốt mới ra ngôi, rễ sống và ra quả sớm.

Để đảm bảo độ kết hợp tốt thì trám trắng ghép với trám trắng trám đen ghép với trám đen. Mắt trám trắng ghép vào gốc trám đen hoặc mắt trám đen ghép vào gốc trám trắng đều khó kết hợp. Mắt ghép lấy từ cây lưỡng tính có năng suất cao. Để đảm bảo sức sống cây ghép, thì cây gốc ghép là cây mọc từ hạt.

Lấy hạt trám để làm cây ghép cần chọn quả đã chín, ngâm vào nước nóng 60°C (trám trắng) và 65°C (trám đen), khi thịt quả đã mềm thì tách hạt đen rửa sạch rồi phơi khô. Cũng có thể dùng hạt từ quả lên men tự hoại.

Hạt trám được trồng trong bầu có phân hoai. Khi 1-2 tuổi thì ghép, sau đó sẽ ra ngôi.

2. Đất trồng:

Như trên đã nói, chọn vùng đất có điều kiện nhiệt độ bình quân năm trên 20°C, nhiệt độ thấp cực trị trên -3°C thì có thể phát triển vùng trám kinh tế. Với trám đen thì yêu cầu nhiệt độ cao hơn.Trong vùng có nhiệt độ như vậy, thì dù đất đồi, đất núi, đất bằng, miễn là mức nước ngầm thấp, tầng đất dày, thoát nước tốt, tơi xốp đều có thể trồng trám.

Trồng trám trên đồi có thể làm nương bậc thang, cũng có thể đào hốc trồng.

Khoảng cách trồng trám 6 x 7 m hoặc 7 x 8 m, mật độ khoảng 200 cây/ha. Khi còn non, có thể trồng xen dứa, ổi…

Kích thước hố trồng rộng 80 cm, độ sâu tuỳ theo bộ rễ đem trồng. Trồng cây vào hố xong thì tủ đất, tủ rác, nếu đất khô thì có thể tưới gốc.

3. Tạo tán

Phải tạo tán trám theo hướng lùn hoá, cành chính ngắn để cho năng suất cao. Nếu mắt ghép vào gốc cây gốc ghép còn nhỏ thì ghép mắt vào khoảng 20 cm cách mặt đất, đến khi cây con cao 1 m thì bấm ngọn để phân cành, sau đó lại bấm ngọn, để tạo 1-2 cành nhánh, dài khoảng 50-80 cm. Nếu ghép lên cây con lớn hơn thì ghép vào khoảng 150 cm cách mặt đất, khi có 1-2 cành thì bấm ngọn, để cành dài 80 cm, tạo thế cây lùn, cành ngắn.

4. Chăm sóc

Muốn năng suất cao, phải bón phân. Khi trồng có bón lót; khi cây phát triển được một tháng thì bắt đầu bón thúc; sau này tùy thuộc loại lộc sẽ bón các loại phân chuồng, phân hoá học. Thông thường bón vào tháng 3,6,9 tương ứng vào thời kỳ trước khi ra hoa và phát triển quả, mỗi lần, mỗi cây 50-100 kg phân chuồng, ngoài ra còn bón thêm các loại phân đạm, lân, kali, canxi.

Trong quá trình phát triển, chú ý xới xáo, làm cỏ, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời.

Hiện nay chưa phát hiện sâu bệnh nguy hiểm đối với trám. Một số bệnh như bệnh sùi thân, bệnh chảy gôm, xén tóc đục càn, đục thân, bọ nẹt ngăn lá nhưng không nghiêm trọng.

Nguồn: Theo Sách Kỹ thuật trồng cây có dầu cho giá trị kinh tế cao của Nhà xuất bản lao động

Trồng sấu ăn quả

Sấu là cây ăn quả ở vùng nhiệt đới với bộ lá xanh tốt quanh năm, được người dân thành thị, nông thôn trồng nhiều để lấy quả và tạo bóng mát.

Nhân giống

Chọn những quả chín vàng ở cây sấu từ 7 – 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 – 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 54°C trong 5 – 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 – 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nứt nanh. Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuông hoai mục ở độ sâu 3 – 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 – 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn.

Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin.

Trồng sấu

Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 – 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 – 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi sâu cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu trưởng thành sau này.

Bón phân

– Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần.

– Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 – 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 – 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali.

Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.

Kỹ Thuật Trồng Cây Dâu Tây

Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.

Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.

Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-22°C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.

Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.

KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG:
Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

· Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.

· Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.

· Bón lót các loại phân.

Luống trồng:

· Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp.

· Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao.

Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm.

Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.

PHÂN BÓN:

Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao ( 8% – 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn.

Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinhtrưởng phát dục để điiều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó(mạ) của cây dâu.

Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

Canxi, Bo, Magiê  ảnh hưởng quang trọng đếnchất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.

Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái.

Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000m2 (bìnhquân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

· Bón vôi 2 đợt/năm:

– Đợt 1: Bón lót 100 kg.

– Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg.

· Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá.

· Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần.

· Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu.

CHĂM SÓC:

1.  Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó:

· Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

. Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bout những nụ, hoa,, trái dị dạng và sâu bệnh.

· Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó.

· Trong giai đoạn đầu khi thân lá cây dâu chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu. Hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống.

2. Tỉa thân lá:

Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4 thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Cần tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tần dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa ruộng.

3. Che phủ đất

Dùng các chất liệu hóa học hay hữu cơ để che phủ mặt luống trồng dâu. Phương pháp này có các ưu điểm như sau:

· Giữ ẩm cho luống trồng.

· Gia tăng nhiệt độ cho luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế một số nấm bệnh.

· Cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái.

· Hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón.

Hiện nay có nhiều phương pháp che phủ luống đang được áp dụng:

· Dùng nhựa PE (thích hợp cho trồng dâu trong nhà nilông).

· Dùng cỏ khô, tro trấu.

. Dùng cỏ khô kết hợp với lưới nilông trắng.

Tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt.

4. Tưới nước:

· Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt.

· Khi tưới cho cây dâu nên cần tuyệt đối sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nguồn nước mương suối vì dễ gay nguồn bệnh.

5. Dàn che:

Hiện nay có 2 phương pháp canh tác cây dâu tây: Canh tác trong nhà che nilông và canh tác ngoài đồng. Phương pháp sản xuất cây dâu trong dàn che có các ưu điểm như:

· Hạn chế bệnh cây trong vụ mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không đảm bảo chiều cao, chế độ thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại mot số thời điểm trong ngày ảnh hưởng đến sinh lý của cây.

· Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu.

6. Phòng ngừa dị dạng trái:
· Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung, 1ha dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỷ lệ thụ phấn của hoa, đồng thời giảm bớt tỷ lệ trái dị dạng.

· Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm.

· Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao.

Bệnh thối trái:

· Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, sau đó trái khô đi. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chin.

· Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái chin tiếp xúc với đất trồng. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn quả chin.

· Biện pháp phòng trị:

– Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt, lên luống cao.

– Sử dụng chất liệu phủ luống.

– Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa.

– Luân canh và sử lý đất trước khi trồng.

– Xịt định kỳ các loại thuốc bệnh.

– Ngắc bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi canh tác.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vườn Lê

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn mặt hố 5-6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tùy theo thời tiết.

Thời vụ trồng thích hợp với cây lê từ tháng 2 – 4, nếu trời ấm có thể trồng từ tháng 1.

Đất trồng lê được cày sâu 25 – 30cm, hố được chuẩn bị trước 1 đến 2 tháng, kích thước hố 50 x 50 x 60cm, bón lót 30 – 40 kg phân chuồng hoai, 1 kg super lân, 0,2 kg vôi bột, 0,1kg kali. Trộn đều phân với đất mặt và lấp đầy hố. Hố đào cách nhau 5 x 5m hoặc 5 x 7m

Khi trồng, cuốc 1 hốc vừa bằng bầu cây ở chính giữa hố, mặt bầu đặt cao hơn mặt hố 5-6cm, chèn đất chặt xung quanh, tưới đẫm nước. Tùy theo địa hình mà trồng thẳng cả hàng dọc và hàng ngang. Tuần đầu, nếu không mưa thì tưới hàng ngày, sau đó vài ngày tưới 1 lần tùy theo thời tiết.

Năm đầu bón thúc 0,3 – 0,4kg urê cho 1 cây. Từ năm thứ 2 đến khi cây có hoa bói, bón hàng năm cho 1 cây 20 – 30 kg phân chuồng, 1 kg super lân, 0,7kg ure, 0,5kg kali vào đầu năm. Khi cây cho thu hoạch hàng năm bón cho 1 cây 30 – 40kg phân chuồng, 1,5 super lân, 1 kg ure, 1kg kali và chia ra làm 2 lần: đón hoa và sau thu hoạch.

Những năm đầu, cần thường xuyên tạo tán cho cây lên, để cây có tán tròn, các cành hướng về các phía, cân đối.

Loại bỏ các cành vô hiệu, các cành tăm, cành ở giữa khung tán. Kịp thời cắt bỏ những chồi dại mọc từ gốc ghép, các cành vượt ở thân chính.

Hàng năm, khi cây lê trút hết lá để qua đông, cần tiến hành các biện pháp vệ sinh cho vườn lê. Cắt bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh. Thu dọn các cành lá sâu bệnh để đốt.

Quan sát trên thân và cành lớn, nếu có dấu hiệu sâu đục thân, đục cành, gặm vỏ thì khoét rộng lỗ đục của sâu để bơm thuốc hoặc luồn dây kẽm diệt sâu.

Bới lớp đất xung quanh gốc để phát hiện nấm bệnh hại vỏ ở cổ rễ. Nếu có thì dùng dao sắc gọt vỏ và quét Boóc đô đặc 10% hoặc phun Aliette.

Trong quá trình sinh trưởng, cây lê thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục quả, đục thân. Đối với các loại côn trùng này có thể phun Padan 25SP pha 0,05 – 0,1%, hoặc ofatox 50EC pha 0,05%. Cây lê có thể bị các loại rệp muội, rệp sáp, rệp vảy vỏ và nhện đỏ hại lá, có thể phun supracid 20EC pha 0,1% hoặc selecron 500ND pha 0,1%

Các loại bệnh hại lá và quả lê có nấm gây đốm xám hoặc nấm phấn trắng… cần phun tilt super 300ND pha 0,1%. Trên cành to và thân nếu có hiện tượng chảy nhựa thì cạo sạch vết bệnh và xử lý bằng aliette 80WP pha 0,2%

Hồng Rụng Quả Và Cách Chữa Trị

Hiện t­ượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, rụng quả do cây bị sâu và thiếu dinh dư­ỡng

Hồng có hiện tượng rụng quả sinh lý: ở miền Bắc hiện tượng rụng quả này thường xảy ra vào tháng 5 khi quả hồng vừa to bằng đầu ngón tay. Lúc này quả rụng nhiều nhất, rồi kéo dài, rụng lẻ tẻ cho tưới khi quả gần được thu lại rụng rộ lên một lần nữa. Hiện tượng rụng quả sinh lý của hồng làm cho số quả rụng chiếm tới 80-90% số quả của cây. Ngoài ra các hiện tượng khác cũng gây rụng quả như cây ra hoa muộn, quả lớn lên vào lúc hạn hán, cây bị sâu bệnh và bị thiếu dinh dưỡng v.v.

Hiện tượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, rụng quả do cây bị sâu và thiếu dinh dưỡng

Hiện tượng rụng quả sinh lý:

Nguyên nhân gây ra là do cây rụng lá về mùa đông, rồi ra hoa nuôi quả đồng thời với phát sinh và phát triển thân lá, cây phải làm cả hai nhiệm vụ cùng một lúc, chất nuôi cây phân tán, quả không đủ chất nuôi dư­ỡng phải rụng bớt đi, gây ra hiện tượng rụng quả non tập trung. Đến khi quả chín sinh lý, cây cũng phải dồn sức để nuôi quả, một số quả cũng phải rụng đi, để cây đủ sức nuôi số quả còn lại và duy trì sự sống bản thân . Nếu cây năm trước mà xanh tốt thì hiện tư­ợng này ở giai đoạn đầu và ở giai đoạn gần thu sẽ giảm đi. Ta cũng có thể khắc phục bằng cách phun thuốc kích thích đậu quả, tỉa bỏ các cành già, các cành bị sâu bệnh, các cành tược, cành chui vào trong tán, thụ phấn bổ khuyết bằng cách hái hoa thu lấy phấn rồi trộn thêm bột gạo mịn mà thoa lên đầu nhụy cái. Nhưng việc phun thuốc kích thích và thụ phấn bổ khuyết chỉ có kết quả khi cây hồng sung sức, khỏe mạnh, được bón phân đủ hằng năm và chăm sóc chu đáo. Nếu không thì cây sẽ cho nhiều quả, nhưng quả nhỏ và hại cây về năm sau

Rụng quả do sâu bệnh: Nói chung hồng rất ít sâu bệnh. Sâu đục cành chủ yếu là sâu non của xén tóc sâu non của sâu đục thân Cossidae và Tepilop-tera… Phòng trị bằng cách lần theo vết phân sâu thải ra nh­ư mùn cưa mà dùng dây thép chọc cho sâu chết hoặc nhỏ thuốc vào lỗ rồi vít kín lại bằng đất sét. Những cành nào bị sâu phá nặng cần cưa bỏ, rồi ngâm xuống ao cho sâu chết mới đem làm củi. Ngoài sâu đục cành còn có sâu đục quả là sâu non của loài bướm Kakivoria flavofasciata. Trứng được sâu đẻ vào tai hồng, khi nở sâu con chui vào đục và làm rụng quả. Nếu thấy thì phải nhặt quả rụng mà chôn đi để tránh sâu hóa bướm lại đẻ trứng và tiếp tục gây hại. Sâu phá nặng có thể dùng thuốc.

Rụng quả do thiếu dinh dưỡng:
 ở ta, bà con có tập quán không bón phân lót cho hồng và cũng chẳng bao giờ bón thúc. Đặc biệt là ở miền núi. Nhưng do hồng cho thu hoạch lâu năm nên với những cây cha quá già cỗi, bây giờ ta khắc phục nhược điểm này vẫn chưa muộn, bằng cách, hằng năm cứ vào mùa cây rụng lá, ta đào 1/3-1/2 chu vi tán cây, tán phủ tới đâu đào tưới đó thành rãnh, sâu 25-30 cm, rộng 25-30 cm, rồi bón vào đó 30-50 kg phân hữu cơ tốt, ủ hoai, rồi tưới nước và lấp đi, giúp cho cây có đủ dinh dưỡng để nuôi cả quả và thân cành năm sau.

Ở Triều Tiên người ta bón phân cho hồng như sau:

– Cây dưới 5-6 tuổi thì bón 5 kg N + 20 kg P2O và 30 kg K2O cho một héc ta.

– Cây 5-10 tuổi cho 5-6 tấn quả/ha thì bón 100 kg N + 60 kg P2O và 80 kg K2O

– Cây 15 tuổi trở lên cho 20 tấn/ha bón 265 kg N + 120 kg P2O và 160 kg K2O đào rãnh như bón phân hữu cơ

Kỹ Thuật Trồng Cây Lê

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung ở những nơi có độ cao 500 – 1500m so với mợc nước biển.

Một số giống lê ở miền Bắc nước ta

Lê xanh: phân bố ở độ cao 6000m trở lên (SaPa, Bắc Hà) quả hình bầu dục , vỏ màu xanh có má phớt hồng, trọng lượng quả trung bình 300 – 400g, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, năng suất cao, phẩm chất khá, quả chín vào tháng 9,10.

Lê nâu: phân bố rộng, quả tròn, tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4; thu hoạch tháng 8,9; năng suất 300-750kg/cây.
ả nhỏ hình thoi, trọng lượng 150 – 170g, thtj quả mịn, nhiều nước, loại này ra 2 vụ quả trên năm. Vụ đầu ra hoa vào tháng 2,3; quả chín vào tháng 5,6. Vụ sau ra hoa vào tháng 6, 7, quả chín vào tháng 9,10.

Mắc coọc (lê cọt): phạm vi phân bố rộng, mọc khoẻ, quả nhỏ trọng lượng trung bình 100g, vỏ qủa thô ráp, thịt quả khô, có vị chát.

Kỹ thuật trồng trọt


Nhân giống:

Ghép cây: sử dụng gốc ghép là cây chua chat, nắc cọoc, thời vụ ghép từ tháng 7 đến tháng 10.

Chiết cành: như chiết các loại cây ăn quả thông thường

Giâm cành: chọn cành bánh tẻ 1 năm tuổi ở cây có năng suất caovà ổn định, lấy đoạn ở giữa cành, thời vụ giâm vào tháng 12, 1.

Thời vụ: Trồng vào vụ xuân.

Khoảng cách: cây cách cây 6 – 7m , hàng cách hàng6 – 8m.

Đào hố: sâu 50 – 60cm, rộng 60 – 80cm, bón 20 – 30kg phân chuồng, 0,5 – 1kg lân; 0,2kg vôi trộn đều với lớp đất mặt đua xuống đáy hố lấp hố trước trồng 30 ngày. Khi trồng mắt ghép phải quay về hướng gioa chính, trồng xong tưới nước, cắm cọc định vị.

Bón phân: Khi cây còn nhỏ (1 -5 tuổi) bón bổ sung 30kg phân hữu cơ, 2kg đạm, 2kg lân, 2kg kali/cây/năm. Khi cây lớn đã cho thu hoạch thì cần bón tăng cường -30-40kg phân hữu cơ, 4kg đạm, 2 kg lân, 2 kg kali/cây/năm.

Lượng phân trên bón làm 2 lần:

Lần 1: vào tháng 2,3: nhằm nuôi lộc cành

Lần 2: bón vào tháng 9,10: phục hồi cây sau thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu cắn lá, cuốn lá, xoăn lá: dùng Dipterec 0,1%, Padan 0,1%, Dimẻcon 0,1% phun lên lá vào lúc trời râm máy.

Sâu đục thân: dùng Dipterec hoặc vôphatốc hoà với vôi quét lên thân cây.

Chú ý việc phun thuốc trừ sâu phải chấm dứt trước thu hoạch tối thiểu 15 ngày.