Danh mục lưu trữ: Kỹ thuật nhân giống

Quy trình nhân giống hoa Cúc

Nhân giống hoa cúc theo hai phương pháp tỉa chồi và giâm cành, bài viết này sẽ giúp bà con tự chủ nguồn giống cho mình

Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi:

Cây do tỉa chồi thường mọc khoẻ nên đảm bảo tính chất của cây mẹ cho hoa tốt, nhưng thời gian ra hoa tương đối lâu hơn so với cây giâm cành và có nhược điểm thời kỳ nở hoa không đồng đều. Muốn có nhiều chồi non tốt cần vun gốc và chăm sóc cây mẹ đầy đủ, mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống, tuỳ điều kiện chăm bón, đất tốt hay xấu, những giống cúc mới như CN – 93, CN – 97, vàng Đài Loan, tím sen.. thường là những giống đẻ nhiều mầm giá nhất.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn):

– Vườn cây mẹ: vườn trồng những cây cúc giống tốt, sạch bệnh, đã được chọn lọc kỹ. Khoảng cách trồng 15 x 15 cm, mật độ 400.000 cây /ha. Lên luống cao và phải thoát nước. Thường sau trồng khoảng 10 – 12 ngày, ta tiến hành bấm ngọn 1 lần và sau 20 ngày nữa ta bấm ngọn lần 2. Lúc này cần phải lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi chúng dài từ 12 – 15 cm, ta chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại thì loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần thứ 2, ta tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3 – 4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ ( thời gian khoảng 4 tháng) trên 1ha có thể thu được 4.000.000 cành giâm có chất lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất. Sau 3 – 4 lần cắt như vậy, cây mẹ già, ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ…

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ

Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha vườn cây

Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác, đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với khoảng cách 15×15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:

– Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.
– Đạm urê: 12 kg.
– Phân supe lân: 26 kg.
– Phân clorua kali: 9 kg.

Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm, đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.

Thời vụ giâm cành

Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng. Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.

Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm

Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài vào.

Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.

Tiêu chuẩn cành giâm

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Mật độ khoảng cách giâm

Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2. Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5×2,5cm tức 1.600 cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

Kỹ thuật giâm cành

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng. Không nên cắt vào buổi trưa, hoặc những ngày có mây mù, hoặc sau những cơn mưa, vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, nên phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp. Khi cắt xong, giâm liền trong ngày, không nên để đến ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Có thể tiến hành giâm ngọn theo 2 cách:

– Giâm khô tức là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước.

– Giâm ướt tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm.

Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non.

Sau đó, tùy theo thời tiết, mà có thể kéo dài lớp lưới và ni lông che một cách từ từ để cây quen dần với ánh sáng. Trước khi đánh cây ra trồng ngoài vườn sản xuất nên bỏ lưới và ni lông che để lúc trồng, cây không bị sốc sinh lý. Có thể tăng cường khả năng ra rễ của cây bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng xử lý cành giâm. Chất kích thích thường được sử dụng là axit indol axêtic (IAA), axit indola butyric (IBA) và axit naphtyl axetic (NAA). Do ngọn giâm mầm nhỏ, dạng thân thảo nên nồng độ dung dịch thuốc phải pha loãng khoảng từ 25-50ppm (các loại thuốc này đã được pha sẵn dạng chế phẩm có bán tại trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Sinh học, Viện Hóa học…). Cành giâm trước khi cắm vào cát được nhúng vào dung dịch thuốc, ngập 1-1,5cm trong khoảng 10-15 giây. Cũng có thể sử dụng kích thích tố thiên nông, hoặc một số thuốc kích thích ra rễ của Trung Quốc, xử lý đều cho hiệu quả rất tốt.

Chăm sóc cành giâm

Giai đoạn trong vườn ươm không cần phải bón phân, chỉ cần luôn giữ ẩm bằng cách phun mù trên lá. Những ngày đầu phun ngày 3-4 lần sao cho lá cây luôn đảm bảo xanh tươi không héo, những ngày sau có thể giảm dần số lần tưới phun. Dùng kẹp gắp bỏ những lá thối, lá bị dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô, thối để ngăn chặn sự lan truyền sang cây khác.

Cũng có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp, phun cho cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ. Phương pháp này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây khi rễ cây còn yếu, chưa cung cấp đủ thức ăn.

Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, rễ của các cành giâm dài từ 2-3cm, mỗi cành ra 3-5 rễ là có thể đem ra trồng ngoài sản xuất.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích.

Quy trình nhân giống In VitroLan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp vương giả, quý phái nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa Lan. Chính vì vậy, hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao. Bắt kịp thị hiếu này, ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau. Do đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô in-vitro:

Quy trình trên được tiến hành qua các giai đoạn sau:

1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:

Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng cách ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 – 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng. Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.

2. Nhân giống:

Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai tây… nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường.

Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống Lan là 22°C – 26°C và tuỳ vào mỗi loài.

Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường mới.

3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:

Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

4. Chuyển cây ra vườn ươm:

Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.

Như vậy, từ một mô hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng.

Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Cần chú ý thêm, đối với các loài không phải là cây bản địa, phải được thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cấy, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Trồng Chuối Nên Dùng Loại Chồi Nào?

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính, thường dùng chồi con để trồng. Chuối có hai loại chồi: chồi con đuôi chiên – chồi búp măng và chồi con lá rộng.

Nhân giống chuối bằng chồiLoại chồi con đuôi chiên là đối tượng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng từ tháng 4, tháng 5 trở đi. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chồi con sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng cũng rất mạnh, loại chồi này nếu được giữ lại để đến tháng 8 – 9 trồng thì rất tốt. Loại chồi này có đường kính gốc to, tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn lớn, cây có dạng như đuôi con cá chiên, nên nó được gọi là chồi đuôi chiên. Chuồi này sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao. Kinh nghiệm bà con ta đều cho biết, nên chọn loại chồi này để nhân giống, cũng như chọn cây con để thay cây mẹ ở những vườn chuối lưu niên.

Dạng hình đuôi chiên cũng còn một loại nữa sinh trưởng vào cuối mùa thu. Chồi này khi sinh ra cũng có dạng hình đuôi chiên, nhưng sang mùa đông, gặp điều kiện nhiệt độ hạ thấp, cây ngừng sinh trưởng và qua đông. Loại chồi này cũng có thể dùng để trồng chuối vụ xuân. Vì được rèn luyện qua mùa đông giá lạnh, cho nên loại chồi này trồng xuống tỷ lệ sống cũng khá cao, song có nhược điểm là sâu bệnh khá nhiều, nhất là sâu vòi voi.

Dạng hình chồi con lá rộng là những chồi được sinh ra trong điều kiện không có cây mẹ (chuối con mồ côi) hoặc ở những cây mẹ yếu ớt. Chồi mọc lên, do không có cây mẹ hỗ trợ nên sớm phải tạo thành bộ lá để có thể sống độc lập. Phần dinh dưỡng mà rễ cây thu được chủ yếu cung cấp cho sự hình thành tán lá nên tốc độ phát triển đường kính thân giả rất chậm. Cây chuối con có hình dạng như ống nứa (tỷ lệ đường kính gốc, ngọn gần bằng 1). Loại chồi này trồng lâu hồi sinh, tốc độ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Trong thực tế sản xuất, nếu đủ con giống, loại này người ta thường hủy bỏ.

Trong 3 loại chồi nói trên, tốt nhất là cây con có dạng đuôi chiên mọc ra từ tháng 4 đến tháng 6.

Cách Chọn Giống Để Trồng Dừa

Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.

Cách chọn giống để trồng dừaDừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.

1. Các loại giống cây dừa

Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.

– Giống dừa cao gồm có dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung. Dừa ta, dừa bung thường có gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa dâu, thường 8-12trái/tháng, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên trái cũng bị lai hoàn toàn.

– Giống dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nho khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất. Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vang..

– Giống dừa lùn bao gồm dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường có đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi nhóm dừa này cũng cho trái rất nhỏ, khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên rất ít khi bị lai.

Ngoài ra, hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dừa Đồng Gò (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) sản xuất như:

– PB 121: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi.

– PB 141: Dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi.

– JVA 1: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo.

– JVA 2 : Dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo.

Các giống này cho trái 3-4 năm sau khi trồng, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh.

2. Cách chọn giống 

– Chọn cây dừa mẹ:

Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm. Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.

Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm; Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.

Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.

– Chọn trái giống:

Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.

Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.

3. Kỹ thuật trồng dừa

Cây dừa là loại cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy. Ngược lại, thấy rễ ra chung quanh gốc, ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, dựa vao đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng cây dừa hay trồng xen cho thích hợp.

Dân gian có câu “Trồng cây dừa đừng cho giao lá”. Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m – 9m. Dừa lùn cách khoảng 6 – 7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7 – 8m, dừa lùn 5 – 6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoang 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.

Phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau: Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Có vài cách bón phân cho dừa. Thứ nhất, đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Thứ hai là đào từ 10 – 12 lỗ xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, sâu từ 10 – 15cm, bón phân xuống lỗ lấp đất lại. Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa.

Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1 – 2 tuổi, hằng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.

4. Phòng trừ sâu hại cây dừa

* Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa, làm giảm sản lượng trái, làm chết khô từ 8 lá trở lên. Vì mỗi tàu lá, cho ra một buồng dừa. Những cây dừa bị bọ dừa tấn công nhiều năm thì gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, cac lá non mới ra nhỏ và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây chết đi.

* Biện pháp phòng chống bọ dừa.

– Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác.

– Biện pháp sinh học:

Dùng biện pháp thả ong ký sinh (Asecodes hispinarum) vừa đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi sinh môi trường.

Biện pháp sinh học dùng nấm (Metarhizium), biện pháp này có hiệu quả nhất là phòng chống vào mùa mưa có ẩm độ cao.

– Biện pháp hoá học:

Phát hiện sớm triệu chứng gây hại khi còn ở trong diện hẹp để tiến hành phun trừ ngay là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. Sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng như theo khuyến cáo trên nhãn của bao bì.

Cách Chọn Giống Để Trồng Dừa

Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa.

Trái dừa giống - Quả dừa giốngDừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.

1. Các loại giống cây dừa

Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.

– Giống dừa cao gồm có dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung. Dừa ta, dừa bung thường có gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa dâu, thường 8-12trái/tháng, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên trái cũng bị lai hoàn toàn.

– Giống dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nho khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất. Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vang..

– Giống dừa lùn bao gồm dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường có đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi nhóm dừa này cũng cho trái rất nhỏ, khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên rất ít khi bị lai.

 Ngoài ra, hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dừa Đồng Gò (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) sản xuất như:

– PB 121: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi.
– PB 141: Dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi.
– JVA 1:    Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo.
– JVA 2:    Dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo.

Các giống này cho trái 3-4 năm sau khi trồng, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh.

2. Cách chọn giống 

– Chọn cây dừa mẹ:

Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm. Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.

Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm; Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.

Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.

– Chọn trái giống:

Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.

Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.

3. Kỹ thuật trồng dừa

Cây dừa là loại cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy. Ngược lại, thấy rễ ra chung quanh gốc, ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, dựa vao đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng cây dừa hay trồng xen cho thích hợp.

Dân gian có câu “Trồng cây dừa đừng cho giao lá”. Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m – 9m. Dừa lùn cách khoảng 6 – 7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7 – 8m, dừa lùn 5 – 6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoang 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.

Phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau: Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Có vài cách bón phân cho dừa. Thứ nhất, đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Thứ hai là đào từ 10 – 12 lỗ xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, sâu từ 10 – 15cm, bón phân xuống lỗ lấp đất lại. Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa.

Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1 – 2 tuổi, hằng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.

4. Phòng trừ sâu hại cây dừa

* Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa, làm giảm sản lượng trái, làm chết khô từ 8 lá trở lên. Vì mỗi tàu lá, cho ra một buồng dừa. Những cây dừa bị bọ dừa tấn công nhiều năm thì gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, cac lá non mới ra nhỏ và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây chết đi.

 * Biện pháp phòng chống bọ dừa.

– Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác.

– Biện pháp sinh học:

  Dùng biện pháp thả ong ký sinh (Asecodes hispinarum) vừa đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi sinh môi trường.

 Biện pháp sinh học dùng nấm (Metarhizium), biện pháp này có hiệu quả nhất là phòng chống vào mùa mưa có ẩm độ cao.

– Biện pháp hoá học:

Phát hiện sớm triệu chứng gây hại khi còn ở trong diện hẹp để tiến hành phun trừ ngay là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. Sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng như theo khuyến cáo trên nhãn của bao bì.

Kỹ Thuật Nhân Giống Vô Tính Dứa Cayen

Cây dứa cũng giống như một số loại cây ăn quả khác là có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính và hữu tính, tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp hữu tính chỉ có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống

Mầm dứa cayenĐiều khác biệt với một số cây trồng khác là: trong phương pháp nhân vô tính, cây dứa không thể nhân giống bằng phương pháp chiết, ghép mà chỉ được thực hiện bằng biện pháp kỹ thuật nuôi cấy mô, giâm hom, tách chồi.

– Đối với phương pháp nuôi cấy mô (invitro) có ưu điểm là hệ số nhân giống cao nhưng thời gian tạo cây con dài và giá thành cây giống đắt.

– Phương pháp kích thích ra chồi tự nhiên (như: bẻ hoa tự, khoét điểm sinh trưởng, cắt quả non, phun chất kích thích,…) có ưu điểm là rút ngắn được thời gian tạo chồi và chồi rất khoẻ, nhưng hệ số nhân giống thấp.

– Đối với các biện pháp kỹ thuật giâm hom (thân già) thì có hệ số nhân giống cao hơn và dễ áp dụng. Hiện nay một số nước trồng dứa trên thế giới vẫn còn sử dụng phương pháp nhân giống này.

1. Kỹ thuật nhân giống dứa bằng chồi

a. Phương pháp kích thích ra chồi tự nhiên

– Bẻ hoa tự: xử lý Axetilen hoặc Ethrel cho dứa ra hoa đồng loạt, sau đó bẻ hết hoa và bón thúc nuôi chồi. Việc xử lý được tiến hành vào vụ Đông để chồi đẻ sớm và sinh trưởng vào vụ Hè nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Sau thời gian hai năm kể từ khi trồng mỗi cây tỉa được 6-8 chồi đạt tiêu chuẩn.

– Hủy đỉnh sinh trưởng: tiến hành rút khoảng 3 lá nõn ở tâm, sử dụng đục lõi bằng kim loại có chiều dài 30-50cm tùy theo cỡ cây đặt vào tâm của phần ngọn, xoáy 2 vòng theo chiều kim đồng hồ, xong lấy đục ra, trên mũi đục phải có kèm theo đỉnh sinh trưởng của cây. Sau đó phun thuốc phòng ngừa bệnh hại. Cây sau khi hủy đỉnh sinh trưởng cần ngưng tưới nước 5-7 ngày nhằm giúp vết thương nhanh lành sẹo.

– Thu quả thúc chồi:
 Sau thời gian trồng 28-30 tháng, tiến hành thu quả vụ I và bón thúc nuôi chồi. Bình quân một cây có thể thu được 5-6 chồi đạt tiêu chuẩn.

– Phun thuốc kích thích chồi: Sau khi bẻ hoa tự hoặc thu quả, phát bỏ ngọn lá già cách gốc 35 – 40 cm, phun thuốc 2,4D nồng độ 20 ppm (250 ml/cây) để kích thích chồi mọc nhiều và nhanh.

b. Bón phân thúc nuôi chồi:
Lượng bón cho 1ha là 600 kg urê và 500 kg kali clorua. Chia ra bón 3 lần, mỗi lần bón phân kết hợp với tưới nước:

+ Lần 1: bón 1/3 lượng phân sau bẻ hoa hoặc thu quả vụ I,

+ Lần 2: bón 1/3 lượng phân sau tỉa chồi lần một,

+ Lần 3: bón nốt lượng phân còn lại sau tỉa chồi lần 2.

c. Tỉa chồi:

Khi chồi đạt trọng lượng khoảng 250 gam phải tỉa chồi. Tỉa chồi làm nhiều đợt cách nhau 1,5 – 2 tháng. Tỉa đợt cuối sau khi bẻ hoa hoặc sau khi thu hoạch quả 10-12 tháng, còn lại những chồi nhỏ dưới tiêu chuẩn thì tỉa đưa vào vườn ươm.

2. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom

a. Cắt hom:

Vật liệu nhân giống gồm: thân dứa và chồi ngọn.

– Thân cây dứa: Những cây dứa đã thu quả vụ I hoặc vụ II, thân còn tươi, không bị dập nát, thối héo hoặc nhiễm bệnh. Chọn đoạn thân khoảng 20 cm kể từ ngọn, bóc sạch lá, cắt hết rễ trên thân, dùng dao sắc cắt khoanh (dày 2-2,5cm).

– Chồi ngọn: Chọn những chồi to, khoẻ được thu về sau khi thu quả, còn tươi. Dùng dao sắc chẻ dọc chồi thành 4 phần. Từ mỗi phần dọc cắt ngang thành nhiều miếng nhỏ sao cho mỗi miếng còn dính 1 hoặc 2 gốc lá.

b. Xử lý hom:

Nhúng ngập hom trong dung dịch Benlatte trong 3 phút, hong khô trong bóng râm một ngày, sau đó giâm vào cát.

c. Tạo cây con trong nhà giâm:

– Thời vụ giâm: vụ xuân – hè từ tháng 2 – 4., vụ thu từ tháng 7- 9.

– Làm luống cát trong nhà giâm: Làm 2 luống, để lối đi ở giữa rộng 0, 4m. Luống rộng 1,2-1,4 m, dài tuỳ theo độ dài của nhà, cao 15 cm.

– Mật độ giâm:

+ Đối với khoanh thân: 150-170 khoanh/m2 (khoảng cách khoanh 1,5cm), đặt khoanh nằm ngửa, phần ngọn lên trên, lấp cát dày 2-3 cm trên khoanh.

+ Đối với chồi ngọn: 200-220 hom/m2, vùi cát vừa kín gốc lá (không vùi sâu quá 1 cm). Các hom có lá quay theo một hướng.

– Chăm sóc:

+ Tưới nước: Trước khi giâm một ngày, tưới đẫm luống cát, sau khi giâm xong tưới nước đủ ẩm bằng thùng ô doa hạt nhỏ, không làm nước xối cát để hở khoanh hoặc hom ra. Giữ ẩm thường xuyên bằng dụng cụ tưới có hạt nước nhỏ, không để cát bị khô hoặc sũng nước.

+ Bón phân: Sau khi giâm 1-1,5 tháng, khoảng 80% số hom có chồi đã nhú lên khỏi mặt cát 1-2 cm thì bắt đầu bón phân thúc bằng urê pha loãng 0,2% phun đều lên toàn bộ mặt luống. Lượng phun: 10 lít dung dịch đã pha cho 40 m2 mặt luống. Phun định kỳ 10 ngày /lần.

Khi chồi đã cao 7 cm trở lên thì tách chồi đưa đi giâm vào đất.

d. Vườn giâm chồi con:

– Chuẩn bị đất: Chọn loại đất nhẹ, nhiều mùn, thoát nước, bằng phẳng. Cày sâu 10-15 cm, bừa kỹ nhặt hết cỏ dại. Lên luống cao 10-15cm, rộng 1,2 m, dài tuỳ địa thế đất. Đất trên luống nhỏ (đường kính không quá 1cm) nhưng không thành bột.

– Phân bón lót cho 1m2: 2kg phân chuồng hoai mục, 0,2 kg phân lân vi sinh. Các loại phân được trộn đều với đất trên luống. Nếu đất khô phải tưới ẩm một ngày trước khi giâm.

– Tách chồi con để giâm: Các chồi trong nhà giâm hom cao từ 7cm trở lên được tách khỏi hom đưa đi giâm. Hom mẹ và các chồi nhỏ được giữ nguyên ở vị trí cũ tiếp tục chăm sóc.

– Giâm chồi: các chồi đã được tách đưa đi giâm ngay vào luống đất đã chuẩn bị. Mật độ giâm 50 cây /m2, khoảng cách 10cm x 20cm, chú ý không để đất rơi vào nõn chồi.

– Chăm sóc:

+ Làm cỏ giữa các chồi bằng dụng cụ nhỏ hoặc nhổ bằng tay, không làm ảnh hưởng đến chồi đã giâm.

+ Bón thúc phân đạm và kali theo tuổi chồi. Một tháng sau khi giâm: pha dung dịch urê 1% (100g/10lít nước) để tưới. Định mức 10 lít dung dịch tưới cho 5 m2 (250 cây), sau đó tưới nước lã rửa lá chồi dứa. 15 ngày sau tưới phân đạm một lần nữa. Sau 2 tháng: bón đạm và kali vào đất giữa các hàng dứa. Lượng phân hàng tháng như sau:
Số tháng sau giâm3456Tổng sốĐạm Urê (g/m2)120130140150540Kali sunphat (g/m2) 130140140150560

Cách bón phân: Rạch hàng sâu 5cm giữa các hàng cây, trộn phân đều bón vào rãnh, lấp đất kín phân, tưới nước lã cho tan phân.

+ Tưới nước giữ ẩm, phá váng sau khi mưa, làm cho đất vườn ươm thoáng, đủ ẩm.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Bệnh thưòng gặp là bệnh thối nõn. Khi phát hiện có bệnh phải nhổ bỏ cây bị bệnh. Phun toàn bộ vườn bằng Aliette 0,2-0,3 %, phun lặp lại hai lần cách nhau 7 ngày.

Nhân Giống Chôm Chôm

Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các đặc tính sinh học khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngon, cùi giòn hợp khẩu vị với đa số các dân tộc châu Á. Vỏ quả chôm chôm dày mọng nước nên dễ bảo quản và vận chuyển hơn nhãn, màu vỏ quả vàng đẹp nên hấp dẫn người mua.

Chôm chôm chỉ thích hợp với các vùng khí hậu từ sau vĩ tuyến 12o Bắc trở lại Nam. Yêu cầu nhiệt độ cao và 1-3 tháng mùa khô để phân hóa mầm hoa. Mùa thu  hoạch chôm chôm từ cuối tháng 6 dương lịch đến hết tháng 9 – thời gian thu hoạch quả dài là một ưu điểm của chôm chôm. Các giống chôm chôm phổ biến hiện nay là chôm chôm Java, chôm chôm đường, chôm chôm nhãn.

Nhân giống chôm chôm bằng phương pháp ghép:

– Gieo hạt: Ngày gieo hạt chôm chôm chỉ để lấy cây con làm gốc ghép vì số lượng cây có toàn hoa đực mọc từ hạt chiếm 48-50% (Torres, 1962). Cũng có thể sử dụng các cây con gieo từ hạt trồng ra vườn sản xuất làm cây thụ phấn (cây gieo từ hạt có chiều cao sinh trưởng lớn hơn cây ghép).

Hạt chôm chôm có nhiều dầu và rất nhanh mất nước khi tách khỏi cùi, vì vậy nhiều vùng nông dân chỉ bóc vỏ và gieo cả cùi, như vậy phải xử lý chống kiến, hoặc tách cùi xong phải gieo ngay và tưới đẫm nước, phủ đất hoặc giá thể dày. Cũng có thể gieo ngay vào túi bầu, xếp trong nhà ươm cây hoặc vườn ươm cây.

– Ghép cây chôm chom sau gieo 8-12 tháng có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây gốc ghép cao 80-100 cm; đường kính gốc ghép 1,2-1,5 cm.

– Phương pháp ghép: ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và đòan cành. Phương pháp tốt nhất là ghép đoạn cành. Dù là ghép cửa sổ, ghép đoạn cành hay mắt nhỏ có gỗ, đều phải mở miệng ghép cao và chừa lại một đoạn 20 cm có lá bánh tẻ của cây gốc ghép dưới vết ghép (như ghép nhãn, xoài …). Dùng dây nilông mỏng căng mạnh và quấn vòng đơn ở chỗ có mắt ghép để mầm ghép tự mọc qua dây buộc. Cành ghép bánh tẻ 6-8 tháng tuổi ở lưng chừng tán và ngoài bìa tán gỗ có nhiều ánh sáng. Đường kính cành ghép 0,8-1 cm (nếu nghép cửa sổ, cành ghép có đường kính lớn hơn (1,2-1,5 cm) mới dễ bóc vỏ). Một đoạn cành ghép dài 8-10 cm cho 1 cây gốc ghép.

Thời vụ gieo hạt cuối tháng 6 – cuối tháng 7 dương lịch. Thời vụ ghép từ cuối tháng 4 – cuối tháng 7, nhưng trong tháng 5-6 có tỷ lệ sống cao nhất.

Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể nhân giống bằng phương pháp chiết (các tỉnh miền Đông chỉ nên nhân giống bằng phương pháp ghép). Chiết cao cành chiết: 40-45 cm. Đường kinh cành chiết 1,0 – 1,2 cm (không nên chiết cành to), tốt nhất là không phân cành hoặc phân cành phía ngọn. Thời gian trồng trong vườn ươm sau khi hạ bầu chiết là từ 6-12 tháng để chăm bón, tạo hình cây con. Nên ra ngôi cành chiết trong bầu  nilông hay trong sọt tre. Nếu là sọt tre, đường kính miệng bầu 15 cm, chiều cao 20-25 cm. Bầu nilông để ra ngôi cây gốc ghép cũng nên có kích thước tương tự

Giống Cam Quýt Và Phương Pháp Nhân Giống

Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là lúc sáng sớm hoặc xế chiều

Cam: Citrus Sinensis (L) Osbeck;
Quýt: Citrus reticulata.Blanco;
Yêu cầu sinh thái:
– Nhiệt độ: Cam quýt có thể song và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và phát triển của trái. Ở ĐBSCL do có nhiệt độ cao và ẩm độ thấp nên trái thường chín sớm, vị ngọt, nhưng vỏ có màu sắc không đẹp.

– Ánh sáng: 
Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều  ở Việt Nam).

– Lượng nước: Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm.

– Đất đai: Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông thoáng,thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt.

Một số giống trồng phổ biến:

Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái.

Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái.

Quýt tiều: Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu, khá dể bóc vỏ, thịt trái màu cam hoặc vàng cam, khá ráo nước, ngọt có pha vị chua, số hạt trên trái nhiều (12-15 hạt/trái), trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái.

Quýt đường: Dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều (7-11 hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái.

Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp thường áp dụng:

Chiết cành:

Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp (quan sát bằng mắt). Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.

Ghép mắt:

+ Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…).

+ Chọn nhánh ghép
: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.

Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):

– Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Do đó vi ghép có ưu điểm như sau:

– Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ Thuật Trồng Cam

Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh

1. Thời vụ trồng:

– Miền Bắc: Vụ Xuân tháng 2, 3, 4. Vụ Thu trồng trong tháng 8 – 10.
Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.

2. Làm đất, đào hố, bón phân:

Trước khi trồng, cày cuốc sâu 20 – 30 cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60cm – 80cm, sâu 60cm. Lượng phân bón cho 1 hố như sau: Phân hữu cơ 30 – 50kg, super lân 250 – 300kg, kali 200 – 250gr + 1kg vôi bột trộn đều với lớp đất mặt. Việc đào hố, bón lót phải chuẩn bị xong trước khi trồng 1 tháng.

3. Mật độ, khoảng cách trồng:

Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, địa hình để xác định khoảng cách trồng có thể 5m x 4m, 4m x 4m, 3m x 4m. Mật độ tương ứng các khoảng cách này là 500 cây/ha, 620 cây/ha và 830 cây/ha.

4. Chăm sóc vườn cam, quýt:

– Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.

– Bón phân: Lượng phân bón tính theo tuổi và tuỳ tình hình sinh trưởng của cây theo 2 thời kỳ: cam, quýt chưa có quả (từ 1 đến 3 năm tuổi) và cam quýt đã có quả (từ 4 năm tuổi trở đi).

Tuổi cây Phân chuồng / cây (kg) Urê / cây (kg) Super lân / cây (kg) Clorua Kali / cây (kg)
Từ 1 – 3 năm tuổi 20-25 0,2-0,3 0,5-0,7 0,2
Từ 4 – 6 năm tuổi 25-50 0,5-0,6 0,8-1,2 0,3
Từ 7 – 8 năm tuổi trở đi 60-90 0,8-1,0 1,2-1,5 0,5
– Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm:

+ Đợt 1: Bón vào tháng 9 – 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôi.
+ Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành Xuân): từ ngày 15/1 – 15/2 bón 40% lượng đạm urê + 30% lượng kali.
+ Đợt 3 (bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% lượng đạm urê + 40% lượng kali.
+ Đợt 4 (bón thúc cành Thu và tăng khối lượng quả) Tháng 7 – 8, bón 30% lượng đạm + 30% lượng kali. Nếu có điều kiện, sau khi cam đậu quả 10 – 15 ngày phun phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.

– Phương pháp bón phân:

– Bón lót: Đào rãnh quanh tán lá sâu 20 – 30cm, rộng 30 – 40cm, cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, ủ rơm rạ.

– Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân, rồi tưới nước cho cây để phân ngấm vào đất.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt:

a.  Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10.

– Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%.

b. Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả.

– Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 – 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol – S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%.

c.  Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.

– Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết.

 + Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại.

 d. Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay.

– Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud – Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).

e. Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%.

f. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối.

– Phòng trừ:

+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt.
+ Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.
+ Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 – 1%, Casuran nồng độ 1%.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.