Danh mục lưu trữ: ky thuat cham soc cay

CAU ĂN TRẦU CÂY CẢNH TRANG TRÍ SÂN VƯỜN

Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi đối với các công viên, khu du lịch. Trên các công trình giao thông cũng có thể trồng cây để tạo cảnh quan, giảm bớt khói bụi.

 Cây cau cho trái dùng để ăn với lá trầu không nên gọi là cau ăn trầu để phân biệt với các loài cau khác, cây cau ăn trầu được trồng hầu như trên khắp nước Việt Nam ta, trước kia người ta trồng cây cau chủ yếu hái quả để ăn với lá trầu, nay được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn.
cau an trai, cau canh quan

 Cây cau ăn trầu có thân cột mọc thẳng với chiều cao trưởng thành khoảng 15-20 mét, đường kính gốc thân từ 10-15 cm, toàn thân không có lá mà chỉ còn nhiều vết lá cũ mọc và chỉ có ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chim.

Lá cây cau có bẹ to, mo ở bông sớm rụng, hoa đực nhỏ màu trắng có 6 nhị, hoa cái to, quả cau hình trứng to bằng trứng gà, bì quả có sợi, hạt có chứa nội nhũ xếp cuốn, màu nâu nhạt có vị chát.

cau an trai, cau canh quan
 cau an trai, cau canh quan
Nhân giống và cách trồng trang trí sân vườn
Cây cau nhân giống bằng cách gieo trái khi chín vàng, sau khi hái trái cau chín 3-5 ngày thì dùng dao bén cắt một lớp mỏng phía đầu vỏ quả xong đem ủ vào đất ẫm, khoảng vài tuần quả cau sẽ nẩy mầm, khi cây cau con cao từ 25-30 cm thì đem ra trồng cây ra đất hay bầu đất.
Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi.
Cây cau ăn trầu ít khi sâu bệnh, không kén đất, trồng cây cau làm cây cảnh thì có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay ánh sáng một phần.
Tùy vào khoảng cách các đốt lá trên thân mà có hai loại cau, loại đốt lá thưa dài cây mọc nhanh là cây cau hay trồng khai thác trái, còn cây cau lùn có đốt lá khít thân cột mập hơn, cây này sinh trưởng rất chậm chiều cao cây thấp, có nơi gọi là cây cau hương.
Tuy nhiên trái cau ít khi giử được đặc tính sinh học của cây bố mẹ do khả năng giao phấn nên có thể cho thế hệ cây cau con thường bị lai giống. 
Tổng hợp nguồn Internet.

CÂY PHƯỢNG VĨ

Cây Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Tán hoa màu đỏ hoặc da cam rực rỡ của cây phượng vĩ cũng như tán lá màu xanh lục sáng làm cho ta dễ nhận diện cây này. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy.

hoa phượng vĩ - hoa học trò
Phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò
Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát.
hoa-phuong-2
Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Những quầy bán hàng dưới gốc phượng vĩ bên ngoài nhà thờ Santo Domingo, Oaxaca, Mexico Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắngvàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.
Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.
Sinh trưởng: Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.


cayphuong vi - hoa hoc tro
cay phuong vi  - ho guom 

KHOẢNG SÂN VƯỜN VỚI AO SEN NHỎ

Nhiều người thích trồng sen trong sân vườn vì chúng dễ sống, hoa lại đẹp. Khi thiết kế, bạn lưu ý không để hồ sen chiếm quá nhiều diện tích mà vẫn tạo được nét riêng. Khoảng sân vườn với ao sen nhỏ sẽ làm không gian thêm mềm mại, duyên dáng, khiến ngôi nhà của bạn vừa hiện đại, vừa cổ điển.

Muốn thiết kế hồ hoa lớn trong góc vườn, bạn chỉ cần xây bờ, thành thật kỹ để đất không sạt lở khi trời mưa. Sau khi làm xong nên cho ít phân bò xuống nước rồi hãy thả sen vào. Bạn có thể nuôi cá để tạo thêm nét đẹp cho hồ. Nhưng sau khi cho phân, không thả cá vào ngay. Bạn chỉ nên trồng vài bụi sen nhỏ, không nhất thiết phải trồng quá nhiều. Nếu không, chúng sẽ phát sinh nhiều bọ, muỗi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường xung quanh.
hoa sen lam tieu canh
Nếu trồng ở mặt tiền nhà, bạn không nên thiết kế hồ ngay trước hướng gió. Hãy chọn khu đất có nắng ấm để sen phát triển và cho hoa nhiều. Đối với vườn nhỏ, bạn cần xây hồ xi măng, sau đó cho bùn đất, nước vào. Chỉ cần lớp bùn mỏng là sen sống được.
Ngoài ra, có thể tạo hồ sen đặt trong phòng khách. Nhưng nên đặt dưới giếng trời để lấy nắng và thiết kế nhỏ nhằm tránh muỗi.
hoa sen trong trong chau
 Sau đâu tôi xin nói đôi điều về Hoa Sen:
Sen thuộc họ Nelumbonaceae (tiếng latin), Nelumbonaceae là một gia đình bao gồm hai loài thuộc chi Nelumbo.
Nelumbo là một chi của thực vật thủy sinh với các lá to, thân rễ bò, bông có mùi thơm như giống nước hoa huệ thường được gọi chung là hoa sen. Nelumbo là tên xuất phát từ chữ Sinhalese Nelum từ. Có hai loài Sen thuộc chi này, đó là Nelumbo nucifera và Nelumbo aureavallis.

hoa sen o lang sen
Ao sen quê Bác
Sen là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở những vùng nước ao đọng, bẩn đục hay sông, hồ. Các lá to với đường kính tới 20cm – 60cm, thường nổi trên mặt nước như những chiếc phao và có đặc điểm là không thấm nước.
Thân sen khi già có nhiều gai nhỏ và có chiều cao khoản: 0,5 -1,5 m. Hoa mọc trên các thân to và nhô cao trên mặt nước và có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo loại : Từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Sen có thể trồng bằng hột hay thân rễ như rau muống.
Theo Theophrastus trong hệ thực vật của sông Nile, thì Sen có nguồn gốc từ các nước : Ai cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Á, Iran, Azerbaijan…Việt Nam và miền bắc của nước Úc .
Nelumbo aureavallis là loài được tìm thấy tại Thung lũng Vàng ở  miền Bắc Dakota, Hoa Kỳ và loài này đã bị tuyệt chủng.
Nelumbo nucifera là tên khoa học của một loài Sen được biết nhiều nhất ở Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam.
Hoa sen sống ở trong bùn dơ, nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, mà còn là hoa đẹp nhất trong đầm. Tính đặc biệt của hoa sen là khi còn ở dạng nụ thì không có cái gì có thể làm dơ bẩn được thật là tuyệt vời khi Hoa Sen được chọn là Quốc hoa của Việt Nam
Tổng hợp nguồn Internet.

HOA ĐẠI THÍCH HỢP CHO CÔNG TRÌNH CỔ KÍNH UY NGHI

Nói đến hoa Sứ, người ta thường nghĩ tới nhiều loài cây cho hoa đẹp và thơm: Sứ cùi, Sứ Thái (Sứ sa mạc) thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae, và Sứ (Ngọc lan) thuộc họ Ngọc lan – Magnoliaceae.

Sứ cùi còn được gọi là Đại, cũng có nơi gọi là  Sứ. Gọi Sứ cùi, Đại không trùng lắp với tên của bất kỳ loài cây nào, nhưng gọi  Sứ thì lắm lúc người nghe nghĩ nhầm tới một loài cây gỗ lớn cho hoa thơm, còn có tên Ngọc lan, thuộc họ Ngọc lan, với tên khoa học là Michelia champaca, trong lúc Sứ cùi có tên khoa học là Plumeria rubra form. acutifolia.
HOA-DAI-DO

Sứ cùi (hoa đại) là một trong số nhiều loài thuộc chi Plumeria. Chi này có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ. Do có hoa đẹp và đặc biệt có hương thơm, dần dần đã được con người trồng nhiều nơi trên thế giới để làm cảnh và lấy hương từ hoa. Ở nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, Sứ cùi thường được trồng ở các đền đài, và dùng hoa của nó để thờ cúng. Nicaragua và Lào là hai nước lấy cây Sứ cùi làm quốc hoa, ở đó nó được gọi với cái tên là Sacuajoche ( Nicaragua ) và Champa (Lào). Sứ cùi có tên tiếng Anh là frangipani, xuất phát từ tên dòng họ Frangipani của một gia đình hầu tước đã nghĩ ra cách tạo một loại nước hoa có mùi của hoa Sứ cùi. 
HOA ĐẠI MÀU ĐỎ
HOA ĐẠI MÀU ĐỎ
hoa-dai-do
 Hoa Đại đỏ
Ở Huế, Sứ cùi là loài truyền thống, xuất hiện sớm nhất, đã được đưa trồng ở các cung điện, đền đài, lăng tẩm từ thời Triều Nguyễn. Hiện nay, nó còn được trồng phổ biến ở các công viên, thậm chí trên vỉa hè đường phố. Trong mấy chục năm trở lại đây, theo trào lưu đa dạng hóa chủng loại cây xanh và cây cảnh, hầu như các dạng, loài vừa nêu đều xuất hiện dần. Tuy nhiên, các chủng loại sau này cũng chỉ xuất hiện lác đác, không có số lượng cá thể nhiều, hay dày đặc như Sứ cùi.

HOA ĐẠI TRẮNG

HOA ĐẠI
Hoa Đại trắng

Nhiều công trình cổ, các di tích văn hóa, lịch sử hiện có nhiều cây Sứ cùi (hoa đại) cổ thụ đáng được bảo tồn. Một số trường hợp hình ảnh cây Sứ cùi sần sùi, cành nhánh khúc khuỷu, vỏ nhuốm đầy rêu phong đứng tỏa bóng bên cái am thờ cổ kính, hoặc hàng Sứ cùi cổ thụ, cành nhánh chằng chịt so vai bên một công trình kiến trúc cổ… đã khiến cho cảnh vật trở nên độc đáo, uy nghiêm, toát lên một vẻ đẹp cổ kính.  

Tổng hợp nguồn internet.

CÂY ĐỦNG ĐỈNH LOÀI CÂY HOANG DẠI

Thật ra, đùng đình bụi là một loại cây thường mọc hoang dại, ít ai trồng. Chúng mọc được trên nhiều loại đất ẩm và có mặt khắp các vùng sinh thái, từ miền núi đến đồng bằng, từ đất liền đến hải đảo. Khả năng tái sinh của đùng đình bụi rất mạnh. Do khả năng sản sinh hạt lớn, một bụi đùng đình trưởng thành có thể nhân giống tự nhiên hàng trăm cây con trên mảnh đất hoang vài trăm mét vuông, đủ ẩm, không người kiểm soát.

  Cây đủng đỉnh, còn gọi là cây Móc, tên khoa học là Caryota mitis; là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae
    Thân hình trụ, mọc thành bụi, do đâm chồi từ gốc. Thân do nhiều bẹ lá tạo thành. Lá kép lông chim hai lần, dài 1 – 2 m, gồm nhiều lá chét mọc so le. Phiến lá hình tam giác lệch, gốc nhọn, bìa trên có răng cưa nhỏ, dài 15 – 20 cm, gân lá xếp như nan quạt, phiến lá dai.
Cụm hoa gồm 5 – 6 bông mo, mỗi bông mo dài 30 – 40 cm, mang hoa dày đặc. Hoa đơn tính cùng gốc, mỗi hoa cái có kèm 2 hoa đực. Mỗi chùm hoa gọi là buồng. Khi mang trái gọi là buồng trái (kiểu như gọi buồng cau). Buồng hoa mọc từ thân ra, trên trước, dưới sau, do đó quả của buồng trên trưởng thành trước quả buồng dưới. Quả hình cầu, đường kính 1 – 1,5 cm, vỏ nhẵn màu đen, mỗi quả có 1 hạt.
cay dung dinh - cay canh quan
    Cùng chi Caryota với cây đùng đình bụi vừa nêu, ở Việt Nam còn có một số loài đùng đình khác nữa. Trong số đó, có một loài chỉ mọc đơn độc từng cây một, không thành bụi, thường được gặp ở vùng rừng núi của nhiều tỉnh từ vùng Tây Bắc cho đến khu vực miền Trung Việt Nam, được gọi là đùng đình núi, có nơi gọi là móc, với tên khoa học là Caryota urens. Đây là một loài thân cột to lớn, có thể cao đến 10-15 m, đường kính thân 40-50 cm. Lá kép lông chim, có lá chét xẻ thùy hình tam giác, mép ngoài dài hơn mép trong, có răng cưa không đều phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40 cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15 mm, màu đỏ nâu khi chín, có vỏ ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạt ngọt. Buồng quả thõng, dài tới 2-3 m, trông từ xa tựa như mái tóc xõa dài của một cô gái miền sơn cước, và khi quả rụng hết để lại xương buồng màu trắng xám, trông tựa như chòm râu của một tiên lão rất đẹp.  
cay dung dinh
Lá cây đủng đỉnh
     Do hiện hữu rộng khắp nên đùng đình cũng tạo nên một mối quan hệ khá đặc sắc với cuộc sống đời thường của cộng đồng dân cư người Việt nhiều nơi. Nó đã góp phần vào các hoạt động đời thường, dần dần hình thành nét văn hóa dân gian cho một số nơi. Lá đùng đình thường được dùng để trang trí trong các dịp lễ hội ở nhiều vùng nông thôn. Dựng một cổng chào, người ta dùng thân tre làm sườn và dùng lá đùng đình để kết lợp trang trí. Lá đùng đình cũng được sử dụng làm chổi quét nhà, sân vườn. Nhiều nông dân treo những bó lá đùng đình trong chuồng gia súc với quan niệm trừ khử những rủi ro có thể đến bất chợt cho gia súc của họ. Cũng có người treo lá đùng đình trước hiên nhà và tin rằng sẽ trừ được sự đột nhập của ma quỷ. Chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn. Biết được quả đùng đình gây ngứa, nhiều trẻ con đi nhặt về ném cho gà ăn gây ngứa cổ gáy khan, cho dù đó là gà mái, xem đây là một trò chơi thú vị. 
Đối với dân gian vùng đồng bằng, cây đùng đình chỉ là dạng cây bụi mọc hoang, là khách không mời mà đến. Khi nó mọc ở góc vườn, ở khu đất hoang, ở bờ bụi, dễ có cơ hội tồn tại và phát triển, sau một thời gian sinh chồi nảy con, tạo thành bụi lớn với nhiều thân cột thon mảnh, có thể cao tới 3-4 m.

cay dung dinh
Quả cây đủng đỉnh rất đẹp

   Đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi sử dụng cây đùng đình núi như một nguồn nguyên liệu làm rượu truyền thống, tương đương với cây đoác (Arenga saccharifera). Ở Thừa Thiên Huế, có lẽ xã A Ngo, huyện A Lưới là điểm đặc trưng có tập quán chế biến rượu trích từ dịch đường của buồng hoa chưa nở của cây đùng đình núi qua lên men với một ít vỏ cây chuồng (một loài cây gỗ trong họ Bứa). Họ cũng gọi là rượu tà-vạc, như rượu tà-vạc làm từ dịch đường của cây đoác (ở nhiều nơi) hoặc từ cây mây voi (ở xã A-Roàng). Vào những dịp lễ hội truyền thống, những ngày ma chay, kỵ giỗ, và đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở A Ngo xem rượu Tà-vạc làm từ đùng đình núi là một loại rượu truyền thống có giá trị. Vào dịp áp Tết, nhiều gia đình cũng bán ra hàng chục lít rượu loại này.

    Do có dáng dấp đẹp nên còn được dùng làm cây cảnh. Ở miền núi, nhiều gia đình có khuôn viên sân vườn rộng, họ thường chọn trồng một vài cây đùng đình núi để vừa làm đẹp cảnh quan vừa làm nguyên liệu chế biến rượu dùng trong nhà. 
Tổng hợp nguồn internet.

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÂY TRÚC QUÂN TỬ

Trúc quan tử còn được gọi là tre hàng rào, tên khoa học Bambusa multiplex, trong tiếng anh chúng được gọi với các tên phổ biến như Hedge Bomboo, Buluh Pagar, Chinese Dwarf Bamboo. Loài này xuất hiện  ở độ cao 200 – 1500 m của Nepal, Đông Á, phía Đông dãy Himalaya tới miền Nam Trung Quốc.

Trúc quân tử là một tre xanh cao đến 4,5-5 m. dáng cây rất mảnh, mọc thẳng, phát triễn tốt, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Cây mọc bụi thưa, gốc có thân rễ bò dài, măng nhỏ, màu vàng, cành nhánh mềm, cong. Lá dạng dải, gần như không cuống, nhọn đầu, có bẹ ôm thân, màu xanh bóng, gân vòng cung. Cụm hoa có nhiều bông làm thành chùy. Cây ra hoa mỗi năm một lần, hoa của trúc quân tử chia ra hai loại hoa đực và hoa cái, thụ phấn chủ yếu nhờ gió.

Trúc quân tử phát triễn mạnh mẽ trong môi trường đất mùn và trung bình (cát pha) nhưng đất thoát nước tốt. Thích nghi tốt với đất axit, đất trung tính và kiềm nhẹ. Nó có thể phát triển trong bán bóng râm hoặc ánh sáng mặt trời đầy đủ. Độ ẩm cao, trức quân tử sẽ phát triễn nhanh hơn.
cay truc quan tu - hoacanhbuonho
 Công dụng:

Sử dụng làm thức ăn: Măng non của trúc quân tử có thể sử dụng làm thức ăn, măng non có vị chát, đắng nên thu hoạch sớm trước khi chúng nhô lên khỏi mặt đất và luộc sơ trong nước và đem phơi khô làm măng kho hoặc nấu canh.

Ứng dụng trong công nghiệp: Trúc quân tử có thể sử dụng trong ngành công nghiệp giấy và dệt và làm đồ thủ công mỹ nghệ. Được biết, trúc quân tử sau khi xây nhuyễn cho bột trắng mịn, dùng để sản xuất ra giấy có chất lượng cao. Trúc rất dẻo dai, thanh mãnh, dễ dàng uốn cong, từ ngàn xưa nhanh dân ta đã dùng chúng để đan giỏ, thảm và các vật dụng khác…
 Ứng dụng trong trang trí, phong thủy

Cây trúc quân tử ngày nay được rất nhiều người yêu thích và chọn để trồng từ ngoài hàng rào, đến khu vực giếng trời, trên các ban công và lên đến sân thượng. Theo nhiều các quan niệm về phong thủy thì đây chính là loài cây rất tốt, có thể giảm bớt những điểm xấu, làm thông thoáng cho không gian, mang lại nhiều may mắn. Trong triết học phương Đông, cây trúc quân tử được ví như người quân tử vì đặc tính mềm dẻo mà không bao giờ bị khuất phục cho dù có gặp phong ba, gió bão. Cây trúc quân tử là loài cây nằm trong bộ tứ bình (Tùng, Cúc, Trúc, Mai) đây chính là bốn loài cây đi vào quy phạm nghệ thuật truyền thống văn hoá Phương Đông. Nó là hình ảnh tiêu biểu của những người quân tử.

Hình ảnh của cây trúc mang lại trí tuệ, sự uyên bác thâm thúy, sự vững vàng chắc chắn khi gặp nghịch cảnh. Nhưng bao hàm cả ý nghĩa may mắn cho công danh thi cử, chống lại những kẻ tiểu nhân, thị phi. Tranh trúc thích hợp treo trong thư phòng (phòng sách riêng) treo ở phòng khách, văn phòng làm việc, phòng họp. Hợp với các mặt phía Đông, Đông Nam, mặt phía chính Bắc. Có nhiều tác dụng như tăng cường quan hệ, học hành, thi cử, hành thông. Cây trúc ngụ ý trời đất thường xuân, trời đất dài rộng, “Trúc” gần âm với “chúc” có ý nghĩa chúc phúc tốt đẹp. Theo nhiều sách về phong thủy của Trung Quốc thường viết rằng, trước và sau nhà có trúc là đem lại sự tốt lành cho cả gia đình. Loài cây này thì tượng trưng cho sự mảnh mai, tao nhã, rất thích hợp với rất nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau. Ở những nơi đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, thân lá gọn và không vướng víu như trúc quân tử (có tính âm).

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc trúc quân tử

Đất: Đất mùn, than bùn hoặc cát pha, giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, pH từ 5.5-7. Bón phân hữu cơ thường xuyên, 2 tuần/lần giúp cây tăng trưởng khỏe mạnh.

Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời đầy đủ hoặc bóng râm với 70% độ sáng. Khi trồng cây trúc quân tử bạn nên trồng tại những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời như vậy cây sẽ cho lá cứng cáp, thân cây càng đẹp hơn. Không nên trồng tại những nơi có nhiều bóng râm vì khi đó cây sẽ bị muội đen và thân cây  yếu đi nhiều hơn
cay truc quan tu - hoacanhbuonho 1
 cay truc quan tu - hoacanhbuonho 2
Nhiệt độ: Một cây trúc quân tử khỏe mạnh có thể chịu được nhiệt độ xuống khoảng -8°C trong thời gian ngắn. Nhiệt độ thích hợp từ 25- 30ºC.

Nhu cầu nước: Tưới nước một cách cẩn thận. Trúc quân tử thích ẩm, nhưng đất không ẩm ướt. Nó kém phát triễn khi đất quá ẩm ước hoặc sũng nước, vì thế nên trồng chúng trên đỉnh dóc (nếu trồng trong chậu thì vung gốc cây cao hơn mặt đất). Nếu lá bắt đầu cuộn tròn, cây cần nhiều nước hơn.

Trúc quân tử phát triễn khá nhanh, thường xuyên cắt tỉa để giữ được hình dáng bạn mong muốn. Khi cây ra hoa, cần bón phân thúc đẩy sự ra hoa của cây. Sau khi hoa tàn, toàn bộ năng lượng cây sử dụng để nuôi hạt. Lúc này chúng rất tàn tạ, yếu ớt nhưng sẽ tự phục hồi, không nên bón phân vào giai đoạn này vì có thể giết chết cây. Để giữ cây phát triễn bình thường và ổn định hãy loại bỏ quá trình ra hoa kết hạt của cây bằng cách tỉa lá cắt cành.
Nguồn caycanhonline.vn
TKNDM : Cây Trúc Quân Tử ngày nay được rất nhiều chủ nhà yêu thích và chọn để trồng từ ngoài hàng rào, đến khu vực giếng trời, trên các ban công và lên đến sân thượng. Trúc Quân Tử chủ yếu được chọn vì ngoài hình dáng đẹp còn có khả năng sinh trưởng nhanh – See more at: http://www.thietkenhadepmost.com/truc-quan-tu/#sthash.0iKogHRU.dpuf

TKNDM : Cây Trúc Quân Tử ngày nay được rất nhiều chủ nhà yêu thích và chọn để trồng từ ngoài hàng rào, đến khu vực giếng trời, trên các ban công và lên đến sân thượng. Trúc Quân Tử chủ yếu được chọn vì ngoài hình dáng đẹp còn có khả năng sinh trưởng nhanh – See more at: http://www.thietkenhadepmost.com/truc-quan-tu/#sthash.0iKogHRU.dpuf
TKNDM : Cây Trúc Quân Tử ngày nay được rất nhiều chủ nhà yêu thích và chọn để trồng từ ngoài hàng rào, đến khu vực giếng trời, trên các ban công và lên đến sân thượng. Trúc Quân Tử chủ yếu được chọn vì ngoài hình dáng đẹp còn có khả năng sinh trưởng nhanh – See more at: http://www.thietkenhadepmost.com/truc-quan-tu/#sthash.0iKogHRU.dpuf

CÂY HỒNG LỘC MANG MAY MẮN CHO NGƯỜI TRỒNG

Tên khoa học: Syzygium oleinum, Syzygium campanulatum

Họ thực vật: Myrtaceae (Sim).

Nguồn gốc xuất xứ: Các nước Châu Á nhiệt đới.


Phân bố ở Việt Nam: Miền nam Việt Nam.
Hồng lộc với những chồi nom màu hồng xen lẫn cành lá tươi tốt, mang ý nghĩa về may mắn và tài lộc đến với gia chủ và người thân.

 cay-hong-loc
Đặc điểm cây hồng lộc: Cây gỗ bụi, nhẵn, phân cành nhánh nhiều. Lá dạng trái xoan dài, tù ở gốc gần như không cuống, đầu thuôn nhọn, nhẵn, lá già xanh bóng lá non có màu đỏ – hồng đến vàng rất đẹp. Hoa trên cuống dài, đài hợp thành chén, tràng màu trắng mịn. Quả mọng. Lộc non của nó bao giờ cũng có màu đỏ thắm, màu đỏ vỏ cua hay màu vàng cam. Lúc đó cây càng rực đỏ hấp dẫn. Hồng lộc là một loài cây bụi thường xanh, cành nhánh nhiều, mọc hơi chếch, tạo thành vòm tán hình trứng hay bầu dục
cay-hong-loc
Trồng cảnh quan trông rất đẹp
Cách chăm sóc cây hồng lộc: Cây mọc khoẻ, ưa sáng, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây ưa khí hậu mát ẩm, lạnh nhưng đủ nắng. Cách giâm cành: Làm đất thật tơi mịn, trộn nhiều phân xanh đã hoai, đổ vào những hốc đào sẵn, rồi đặt nhánh cây vào, và tưới nước cho luôn luôn ẩm, chẳng mấy thời gian là bắt đầu đâm chồi nảy mầm vươn lên như cây mọc từ hạt tự nhiên. Cũng nên cắt ngọn và cắt bớt lá đi, chỉ để cành dài chừng 2 gang tay, và mỗi lá cũng cắt bớt 1/2 đi, chỉ để lại 1/2 lá thôi. Giâm ngập 2/3 cành xuống đất, xéo 60 độ, chỉ thò lên khỏi mặt đất 1/3. Giâm mùa Xuân thì tỷ lệ sống có thể 100%. Cây này thì cành nhỏ, phải thò lên để ánh nắng làm quang hợp mà có chất bổ mọc ra rễ.
Bonsaivietnam.net
Sưu tầm.


CÂY MÓNG BÒ

Cây móng bò là tên rất chung, được dùng để chỉ nhiều loài thuộc chi Bauhinia, phân họ Vang (Caesalpinoideae), họ Đậu (Fabaceae). 

Chi này tập hợp cả 3 dạng sống: Cây gỗ, cây bụi và cây leo với số lượng loài lớn, chỉ riêng ở Việt Nam thôi cũng đã có trên 40 loài.

 cây móng bò

Ở Huế hiện có 2 loài dạng cây gỗ là móng bò tím, móng bò sọc; 1 loài cây bụi là móng bò trắng và 1 loài dây leo là móng bò hoa phựợng.

– Cây móng bò tím còn được gọi là móng bò đỏ hay cây hoàng hậu, tên khoa học là Bauhinia purpurea.

– Cây móng bò sọc còn được gọi là cây hoa ban, tên khoa học là Bauhinia variegata.

Cả hai loài này đều có chung nhiều tên tiếng Anh là Purple bauhinia, Butterfly-tree, Orchid-tree, Camel’s foot tree…

Thật ra, để phân biệt hai loài móng bò tím và móng bò sọc là không khó, nhưng cũng không đơn giản. Nếu chúng ta chỉ nhìn một cách tổng quát về dạng lá và màu sắc hoa thì nhầm lẫn là chuyện khó tránh khỏi. Để có thể phân biệt hai loài này, chúng ta cần chú ý:

– Xét về hình thái lá, trong khi móng bò tím chỉ có 9 – 11 gân bên thì móng bò sọc có đến 11 – 13 gân bên. Cuống lá móng bò tím dài đến 4,0 cm, trong khi của móng bò sọc chỉ đạt 2,5 cm.

– Xét về hoa thì móng bò tím chỉ có 3 – 4 nhị (vì vậy còn có tên khoa học Bauhinia triandra), trong khi đó móng bò sọc có đến 5 – 6 nhị. Màu hoa móng bò tím ít thay đổi, chủ yếu là màu tím và tím phớt hồng, trong khi đó màu hoa móng bò sọc biến động từ trắng, trắng hồng, hồng tím, tím… và cánh hoa thường xuất hiện những đường sọc rất rõ nét. Do biến màu như thế nên trong tên khoa học của loài cây móng bò sọc có từ “variegata”.

Trong hệ thống cây xanh đô thị, cây xanh công trình ở nhiều nơi có sự hiện diện của cả 2 loài. Do thời tiết, khí hậu nhiều nơi khác nhau nên cả hai loài móng bò tím và móng bò sọc không thay lá toàn phần, khiến cho khi cây ra hoa không thể có một vòm hoa rực màu như ở Tây Bắc được. Bù vào đó, cây cho hoa vào nhiều tháng trong năm và ngay trong mùa đông u ám, cây móng bò luôn trổ hoa góp phần điểm tô cảnh vật, giúp cho cảnh quan công trình, cảnh quan đường phố, công trình bớt buồn tẻ.

Cái tên “hoa ban” đã đi vào thơ ca, được nhiều người Việt Nam biết đến hơn tên móng bò, nhưng ít ai ở Huế nghĩ rằng, trong lòng thành phố yêu thương của chính mình, hoa ban cũng đã và đang nở rộ. Đó cũng là điều tất yếu, vì đâu phải bất kì ai cũng am hiểu hết những thuộc tính của các loài cây nói chung và những cây móng bò nói riêng. Bởi thế, chúng tôi nghĩ rằng, nếu như trên thân những cây móng bò ở Huế cũng như bao nhiêu loài khác nữa, có những tấm biển ghi tên cây thì hay biết bao, nó sẽ tăng giá trị nhiều mặt của cây xanh đồng thời cũng góp phần ngăn chặn hành vi xâm hại cây xanh của một vài đối tượng sống trong thành phố chưa ý thức đầy đủ.
cây móng bò - hoacanhbuonho
 Ngoài ra còn có loài móng bò đơn hùng (Bauhinia monandra), có hoa màu hồng nhạt, cánh hoa điểm những đốm đỏ rất đẹp. Đây là loài được trồng khá nhiều ở thành phố Buôn Ma Thuột. Một điều cần chú ý nữa là, để có thể đưa trồng trên vỉa hè đường phố mà không bị cành nhánh phát triển là đà che khuất tầm nhìn giao thông và cản lối đi của bộ hành thì phải nhân giống bằng hạt, chọn những cây xuất vườn có thân thẳng và nên chăm sóc tỉa cành thời gian đầu. Nếu muốn trồng bằng cành giâm thì dứt khoát phải xuân hóa cây mẹ để có những cành cấp một làm vật liệu giâm hom.

Ngoài tác dụng làm cây cảnh quan cây xanh công trình, cây móng bò có thể trồng trang trí công viên, tạo cảnh quan xanh cho cơ quan xí nghiệp, móng bò còn có nhiều tác dụng dược học và thực phẩm, chẳng hạn như: Lá có hàm lượng canxi và sắt cao, có vị chua, nên thường được dùng làm chất tẩm tạo hương vị cho thịt và cá; nhiều bộ phận của cây được dùng hạ nhiệt, giảm đau, điều trị kiết lị, tiêu chảy, giun sán, làm chất se, làm rượu bổ, điều trị các tổn thương ngoài da…
cây móng bò trắng
Hoa cây móng bò trắng
cây móng bò sọc
Hoa cây móng bò sọc
Cây móng bò tím
Hoa Cây móng bò tím
 Viết bởi/nguồn cayxanhsadec.com

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG CÂY VẠN TUẾ

Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae.
Cây vạn tuế được trồng là cây cảnh ngoài trời, cây cảnh sân vườn. Cây vạn tuế khi dùng có triệu chứng hay bị rệp trắng. Khi trồng bạn nên phun thuốc rệp cho cây định  kì, dù cây chưa có triệu chứng bị rệp. Có như vậy cây mới phát triển mạnh và ra lá đẹp. Bạn nên phun thuốc cho cây vạn tuế 6 tháng/1 lần.
Theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. 

cay van tue
Cây vạn tuế độc nhất vô nhị

Kỹ thuật trồng, nhân giống cây vạn tuế:
Cây vạn tuế được 3 – 5 tuổi thì sẽ mọc mầm ở cổ rễ. Khi mầm được 2 lá (lá kép lông chim) với bộ rễ mầm hoàn chỉnh có khả năng tự lập, cẩn thận cắt tách ra khỏi gốc mẹ, sau đó trát hỗn hợp đất sét và vôi (tỉ lệ 50:50 theo khối lượng) vào vết cắt để chống nhiễm trùng và có thể thêm xà phòng hoặc mỡ bôi trơn để tăng độ bám và khử trùng của hỗn hợp. Nhúng rễ vào tro bếp hoai như khi hồ rễ mạ hoặc hỗn hợp tro và bùn (tỷ lệ 1:3) để kích thích mọc rễ. Khi nào se mặt bùn, đất rạn chân chim thì mới đem ươm trên đất màu xốp, ẩm, cao ráo.
cay van tue
Cây vạn tuế 800 năm tuổi tại chùa Thiên Quang
Kỹ thuật trồng:
Sau khi giâm 3-4 tháng (nếu mùa lạnh thì lâu hơn) thì đào bầu ra trồng vào bồn hay chậu hoặc đất. Đất trồng cần màu mỡ, phân chuồng ủ cho hoai, không cần đến phân hoá học – chú ý tránh gà ăn mầm non và phòng một số bệnh như muội, vẩy sáp…
Cách chăm sóc và trừ rệp sáp vảy:
Vạn tuế thường bị một loại rệp có tên là rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus, họ Diaspididae) màu trắng rất nhỏ (một, hai ly), mỏng dính bám chặt vào mặt dưới của lá, cuống lá. Chúng có thể làm cho lá vàng dần rồi khô. Tốc độ sinh trưởng của chúng tương đối nhanh, chỉ một thời gian ngắn có thể bám trắng cả mặt dưới lá chét, xung quanh gốc cuống lá kép, bề mặt ngọn cây. Chúng chích hút nhựa cây, lá cây vàng dần. Nếu mật độ rệp sáp vẩy cao có thể làm cho lá cây vàng úa và chết. Để hạn chế tác hại của rệp, có thể kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
– Trước khi trồng cần kiểm tra kỹ cây giống. Nếu thấy có rệp thì dùng bàn chải hoặc cây cọ sơn có lông cứng cọ rửa thật kỹ chỗ có rệp bám để rửa trôi hết rệp.
– Trong quá trình tưới nước, chăm sóc cây nếu phát hiện con rệp nào thì dùng tay tuốt bỏ, rồi giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi nảy nở.
– Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng nên cắt bỏ những lá có nhiều rệp đem tiêu huỷ, số còn lại tuỳ theo mật độ nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt.
– Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Monster 40EC/75 WP, Bian 40EC, Lebaycid 50EC, Mospilan 3EC, Oneol 20EC…hoặc DC – Tron Plus 98,8 EC để phun xịt. Sau khi phụt nước nếu có thể được thì dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây một, hai ngày để thuốc có thời gian xông hơi tiếp tục diệt những con rệp đang ẩn nấp trong các khe kẽ của cây. Sau khi xịt thuốc 2 – 3 ngày nên xịt tiếp một đợt thuốc thứ hai để tiếp tục diệt những con rệp vừa mới nở từ trứng ra. Sau khi xịt vài ngày, nên dùng máy bơm nước áp lực cao xịt rửa cho trôi hết những con rệp chưa chết hẳn vẫn còn đang bám trên cây. 
Bonsaivietnam.net
Sưu tầm.

HOA BAN SẢN VẬT CỦA NÚI RỪNG TÂY BẮC

Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống vǎn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc; nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân nồng cháy, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. 

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng hùng vĩ Tây Bắc. Vào mùa xuân, rời Hà Nội theo quốc lộ số 6, từ Hòa Bình trở đi là bắt đầu nhìn thấy hoa ban. Xe tiếp tục chạy, càng lên cao hoa ban càng nhiều. Bên ô cửa kính, du khách có cảm giác như gặp muôn nghìn cánh bướm chập chờn bay theo trong suốt cuộc hành trình. Qua huyện lỵ Thuận Châu (Sơn La), là tới địa danh bất tử hùng vĩ Pha Đin, giữa bao la chồi non lộc biếc đại ngàn, từng chùm hoa ban trắng như bông và xốp tựa mây, trôi bồng bềnh trong không gian, chảy xuống các lòng thung và vắt lên tận những đỉnh núi chọc trời.
hoa ban-tay bac
Hoa Ban của núi rừng Tây bắc
Tây Bắc là xứ sở của hoa ban và hoa ban từ lâu được xem là biểu trưng của Tây Bắc. Đã từ lâu hoa ban đi vào thơ – ca- nhạc – họa. Gần nửa thế kỷ trước, hoa ban từng nở rộ trong những trang ký của Nguyễn Tuân. Cách đây 23 nǎm trong chuyến thực tế Lai Châu, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết bài thơ “Gửi Lai Châu”, trong đó có câu: “Hoa Ban nở thành người con gái Thái”. Với bạn đọc Lai Châu, đó là câu thơ hay nhất viết về hoa ban, là sự ví von kiều diễm nhất về người con gái Thái.
Cây ban thân mộc, không mọc thẳng mà khẳng khiu uốn khúc, chia cành phân nhánh như có bàn tay tạo dáng của đấng hóa công. Về mùa đông cây ban tự mình trút lá, dồn nhựa vào thân, đợi sang xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc. Lá ban mọc cách, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác; lá hình móng bò, rất giống hai trái tim đặt cạnh nhau. Sức sống của cây ban thật mãnh liệt, dù trên đồi cỏ gianh khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo, cứ qua mùa đốt nương là cây ban trỗi dậy trong sự trường sinh bất tử.
Ban có hai loài, hoa đỏ và hoa trắng, loài hoa trắng chiếm đa số. Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa gồm từ 4 – 5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa hoa ngọt, đó vừa là danh từ vừa là tính từ. Hằng nǎm, đầu tháng hai (âm lịch) hoa ban lác đác nở, rộ nhất và đẹp nhất là đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thể nông lịch của mình, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn.
 (Nguồn hoabinhtourism.com)
Mùa hoa ban, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban, không phải để chơi mà là để ǎn. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt mǎng chua… đó là thuộc tính riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không có được. Theo kinh nghiệm thảo dược dân gian: Lấy 15 – 20 gam hoa ban phơi khô, sắc trong khoảng 500 ml nước, còn lại khoảng 100 ml. Sau đó, chia uống làm ba lần sáng – trưa – tối trong ngày (có thể pha thêm chút đường), trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban cũng dưới dạng sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả.
Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống vǎn hóa – tâm linh của nhân dân Tây Bắc; nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân nồng cháy, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban vào mỗi độ xuân về. Có người bảo hoa ban nở như giục mầm mǎng mọc, như báo hiệu cho mùa lễ truyền thống “Xên lẩu nó” bắt đầu.

Trong kho tàng vǎn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc, hoa ban kiêu hãnh xuất hiện trong các trường ca, các truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm.

Về sự tích hoa ban, đồng bào Thái có câu chuyện cảm động rằng: Để tỏ lòng thương tiếc Chương Han – người Anh hùng dân tộc dám chống lại các vua chúa và cả các thánh thần – nhân dân buộc những mảnh khǎn tang lên các cành cây. Về sau, thời gian như có phép nhiệm mầu đã hóa những mảnh khǎn tang thành những đóa hoa ban trắng trong, tinh khiết. Hiện nay, trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc đang tồn tại đồng thời ba “típ” truyện nữa, cùng có nội dung giải thích nguồn gốc hoa ban; đó là các truyện Pi Khun – Noọng Ban, truyện Cầm Đôi – Hiến Hom và truyện Bun Trai – Bun Nhinh (có người gọi truyện hai Bun). Cách dẫn dắt và tên nhân vật của các truyện tuy có khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ dùng hoa ban làm biểu tượng cho tấm lòng thủy chung trong tình yêu đôi lứa. Trong số đó, truyện Bun Trai – Bun Nhinh xem ra thuyết phục hơn cả bởi cách khai thác nội tâm sâu sắc, biện chứng và mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao.

Nếu có dịp sống ở Tây Bắc trong những ngày lễ hội “Kin pang then” của người Thái trắng và lễ hội “Kin chiêng bók may” của người Thái đen, bạn sẽ được đắm mình qua những cuộc vui nồng nàn, ý vị và đậm đà bản sắc, để tạm quên đi những âu lo trĩu nặng kiếp con người. Trên cột cây “hoa chủ”, xin bạn hãy ngắm kỹ cành hoa ban trong không gian kiến trúc của nhà sàn – khau cút. Rồi tự bạn sẽ cảm bằng tim chứ không phải thấy bằng mắt, rằng quả thực hoa ban ở đâu cũng đẹp, đẹp như chính những bàn tay ngọc ngà của các nàng Kiều khǎn piêu áo cóm, đang thật khẽ khàng vít cong cần rượu mời ta…
Nguồn hoabinhtourism.com