Danh mục lưu trữ: ky thuat cham soc cay canh

TẠO RỄ BUÔNG VÀ RẢI NỤ CHO CÂY LỘC VỪNG

Là một trong bốn loại cây cảnh quý: Sanh, sung, tùng, lộc; Lộc vừng đang được giới cây cảnh ưu thích và tạo dáng. Hoacanhbuonho Xin giới thiệu một vài kinh nghiệm chơi cây lộc vừng:

1. Tạo rễ buông: rễ tử thân cây buông xuống:
Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.
2. Rải vụ hoa: Xử lý cho hoa rải rác trông năm

tao re buong cho cay loc vung
– Đối với lộc vừng ta không cắt tỉa theo từng đợt như các loại khác mà nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt, nhằm làm cho các cành dăm không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến việc ra hoa cũng không đồng loạt, mà rải ra từ mùa xuân đến mùa thu.
– Nếu cây đã ra nụ đồng loạt rồi, ta cũng điều chỉnh theo 2 cách sau:
a. Khi nụ hoa mới dài ra khoảng 2 cm ta lấy móng tay (hay mũi dao nhọn) lẩy một số nụ hoa đi (khối lượng tùy ý) só cành dăm bị lẩy nụ này sau tháng rưỡi đến 2 tháng lại ra hoa tiếp.
b. Thay bằng cách lẩy nụ hoa ta có thể dùng ngón tay uốn cong những cành dăm đã ra nụ (số lượng tùy ý). Những cành này bị tổn thương nụ sẽ teo đi vài tháng lại ra nụ tiếp.

rai nu cho cay loc vung

Cần chú ý:

* Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.
* Không ép cây ra hoa vào tháng quá rét, hoa sẽ không nở.
Với các biện pháp trên, chúng ta sẽ cho lộc vừng ra hoa gần như quanh năm, độ
Sưu tầm.

TRỒNG HOA CHUÔNG XANH CHÀO XUÂN RỰC RỠ

Ngoài hoa Thủy tiên, hoa Chuông xanh (còn gọi là hoa Nho lục bình) cũng là một biểu tượng đẹp đẽ của mùa xuân. Loài hoa này được xếp vào Top những loài hoa đẹp nhất thế giới. Hoa Chuông xanh ưa khí hậu ẩm, có bóng râm và ổn định.
hoa chuong xanh 2
Bên cạnh Thủy tiên, hoa Chuông xanh cũng là loài hoa đặc trưng của mùa xuân, có thể bằng củ tại nhà rất dễ dàng.
 Ngoài hoa Thủy tiên, hoa Chuông xanh (còn gọi là hoa Nho lục bình) cũng là một biểu tượng đẹp đẽ của mùa xuân. Loài hoa này được xếp vào Top những loài hoa đẹp nhất thế giới. Hoa Chuông xanh ưa khí hậu ẩm, có bóng râm và ổn định. Hoa bắt đầu phát triển vào tháng Giêng, rồi nở rộ và cho hoa đẹp nhất vào tuần cuối cùng của tháng 4. Thời gian nở sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần
hoa chuong xanh 3
 Hoa Chuông xanh mang biểu tượng của sự khiêm ngường, lòng biết ơn  và còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Hoa Chuông xanh cũng được trồng từ củ giống với hoa Thủy tiên, Dạ lan hương (còn gọi là hoa Tiên ông)… Muốn Chuông xanh ra hoa cần có một chút thủ thuật, phải thuyết phục được chúng rằng mùa xuân đã đến sau thời gian ngủ đông dài, lạnh giá. Để làm được điều này, trước tiên, bạn phải đặt chúng ở nơi tối và mát mẻ để mô phỏng mùa đông. Nơi đơn giản và lý tưởng nhất chính là ngăn mát dưới cùng của tủ lạnh trong 8 tuần. Sau đó mới “phóng thích” chúng ra ngoài ánh sáng và môi trường ấm áp hơn. Bạn cần chuẩn bi:  

hoa chuong xanh 4
– Bình thủy tinh dáng cao tùy chọn – Củ giống – 1 bát sỏi loại nhỏ, rửa sạch – Đất trồng hữu cơ – Rêu xanh – 1 chiếc thìa nhỏ – 1 túi ni lông màu đen Thực hiện: Điểm thú vị của các loài hoa trồng từ củ đó là mọi bộ phận từ củ, rễ, thân, lá đến hoa đều “chơi” được. Chính vì vậy, trồng chúng trong bình thủy tinh là phù hợp nhất. Bạn dễ dàng quan sát quá trình nảy mầm và phát triển của củ hoa. Ngoài ra, nên chọn bình thủy tinh dáng cao vì chúng sẽ ngăn chặn các mầm non đâm ngược xuống dưới.
hoa chuong xanh 5
Tham khảo: Mẫu bình hoa dạng ống nghiệm, gồm 21 ống thủy tinh, có thể   bẻ cong được thành nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ S rất tuyệt để trồng hoa Chuông xanh.
Củ hoa Chuông không thích bị chìm trong nước vì chúng sẽ rất dễ bị thối. Do đó, cần chú ý tạo chỗ thoát nước, giữ cho mực nước luôn ở bên dưới phần rễ.
hoa chuong xanh 6
Bước 1: Dùng thìa nhỏ thêm 4 – 5 cm sỏi xuống dưới đáy từng chiếc ống. Cách này phục vụ cho mục đích thoát nước. 
Bước 2: Thêm 1 thìa đầy đất trồng hữu cơ rồi phủ một lớp rêu xanh bên trên.  
Bước 3: Làm ẩm rêu với 2 – 3 thìa nước. Lượng nước nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước của chiếc bình bạn đã chọn. Mục tiêu là sử dụng nước để cung cấp đủ độ ẩm cho đất và rêu, độ ẩm sẽ kích thích rễ phát triển xuống bên dưới để lấy nước.
hoa chuong xanh 7
  Bước 4: Đặt củ giống vào từng ống thủy tinh, để phần rễ xuống xuống và phần mầm hướng lên trên.  
Bước 5: Bọc kín tất cả bằng túi ni-lông đen và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý không được mở ra trong suốt 8 tuần.
hoa dep nhat the gioi
Bước 6: Sau 8 tuần, lấy toàn bộ củ giống ra ngoài. Lúc này, bạn sẽ thấy những chồi xanh nhỏ bé bắt đầu nhô cao từ phần đỉnh của củ giống.  
Bước 7: Cung cấp 1 – 2 thìa nước sạch cho mỗi củ khoảng 2 – 3 ngày, chủ yếu là giữ độ ẩm cho đất và rêu mà vẫn không làm chúng bị ngập úng trong nước.
hoa dep nhat the gioi
Chỉ khoảng 1 tuần sau khi tiếp xúc với môi trường ánh sáng và ấm, chồi hoa có thể cao tới 15 cm.
Nụ hoa từ từ lách lên giữa những kẽ lá.

hoa dep nhat the gioi 2
Cần khoảng 3 tuần để cây phát triển hoàn thiện.
hoa dep nhat the gioi 3
hoa chuong xanh 10
Hoa Chuông xanh có thể có màu tím xanh hoặc màu xanh nhạt tùy thuộc vào nơi trồng.

Chúc các bạn thành công!
Nguồn lamvuon.net

Kỹ thuật nhân trồng và chăm sóc cho cây sung

Kỹ thuật nhân trồng và chăm sóc cho cây sung

Đối với sung, đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khả năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung ở đất có nước, trên hòn non bộ hoặc chậu có nước và ít đất.

sac-xuan-tren-thung-4
Chọn cây con có chiều cao từ 15-20 cm để trồng. Trước khi đánh bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ những lá này. Lấp đất đến cổ rễ của cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần cho cây.
Sung không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây. Để cho cây mau to ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9-10 hàng năm.Cây không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1-2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
1) Kỹ thuật nhân giống sung cảnh:
Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe.
Nhân giống bằng gieo hạt cần chọn các quả đã chín đủ, thịt quả mềm để đãi lấy hạt. Chà sát để lớp vỏ hạt sạch nhớt sau đó đem gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt ở nơi ấm để hạt dễ mọc. Đất gieo hạt cần nhỏ, mịn, sạch cỏ vì hạt nhỏ. Sau khi gieo tủ rơm rác mục thành cây con thì tưới nhẹ và ít tưới dần. Khi cây đạt chiều cao 15-20 cm có thể bứng đi trồng.
Nhân giống bằng các phương pháp vô tính có thể tiến hành bằng cách chiết cành, giâm cành và tách gốc song các cành này thường có hệ số nhân thấp, tỉ lệ sống không cao do đó ít được dùng.

2) Cách làm cho lá đa, lá sung nhỏ lại:

Đây là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.
Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết. Phải tạm dừng tưới nước cho cây.
Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si. Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.
3) Đối với cây sung: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.
Sung là cây thân gỗ lâu năm có tên khoa học là Ficus glomerata Roxb. var. chittagonga King), thuộc chi Ficus, họ dâu tằm (Moraceae). Sung ưa đất ẩm, nhiều ánh sáng, thường mọc hoang ở những nơi như bờ sông, bờ suối, khắp các vùng đồng bằng, ven chân rừng ở những nơi hợp thủy. Cái mà người ta gọi là quả thực ra đó là tập hợp của nhiều hoa nhỏ bên trong tạo thành quả giả hình trái lê, bên ngoài có lớp lông mịn, cuống ngắn. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh, có mùi thơm hấp dẫn. Quả thường mọc từng chùm trên thân và những cành không mang lá đã hóa gỗ. Sung có nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…cũng có những giống không cho quả, có giống khó ra quả nếu không được tác động bàn tay con người.
Trong chi Ficus, cây vả (Ficus auriculata Lour.) cũng có quả ăn được, tương đối giống cây sung, nhiều người lầm lẫn. Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là nghệ thuật gắn keo con voi.
Cây sung nhà bạn trồng được 5 năm rồi, gốc to, thân cao, nhiều cành mà không ra quả có thể do những nguyên nhân sau đây:
+ Có thể giống này không cho quả: Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Trong trường hợp này bạn nên tìm những cây sung đã cho quả chiết lấy cành hoặc lấy quả chín gieo trồng và tạo cây bonsai mới nếu muốn chơi sung như một biểu tượng của sự no đủ, tốt lành và may mắn (sung nở hoa).
+ Nếu có các đặc điểm như nêu ở trên (đúng là giống sung cho quả), muốn cho sung ra quả có thể làm theo những cách sau:
– Ngừng tưới nước cho cây 15-20 ngày, vặt bỏ hết lá trên cây. Sau đó cây sẽ ra một đợt lá mới và hình thành nụ hoa và ra trái (khoảng 3 tháng). Mùa hoa thường từ tháng 6-8, mùa quả tháng 9-11, do vậy nên làm vào cuối mùa xuân.
– Dùng dao khía vài nhát vào thân cây cho chảy nhựa (khứa vừa đến phần gỗ), chỗ gần gốc cây sẽ kích thích cây ra hoa, ra quả.
– Nếu trồng trong chậu thì nên thay chậu to hơn, thay từ 1/2 đến 2/3 đất mới có bổ sung phân vi sinh, bít các lỗ thoát nước lại, ngưng tưới nước hoàn toàn cho tới khi cây rụng hết lá, khía thêm vài nhát nơi thân nhẵn, sau 2-3 tháng cây sẽ thay lá mới và sẽ ra, ra quả.
+ Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả. Nếu cắt bỏ những cùi hoa này thì cây sẽ không tự mọc ra chồi mới ở vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già, ngày càng lên cao nên mất cân đối và rất xấu. Vì vậy, khi thay chậu không được cắt bỏ các cùi hoa này. Muốn hoa ra chỗ khác cũng nên khía nhẹ như đã nói ở trên.
+ Nếu do chăm sóc nhiều, lá sung to, dày nên không đẹp, muốn làm cho lá nhỏ lại, khi mầm lá nẩy ra được 2 -3 lá, bạn dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại không phát triển, lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1 – 2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường./. 
(Sưu tầm).

ĐỂ CÓ CÂY MAI VÀNG NỞ RỰC NGÀY MÙNG MỘT TẾT

Để có được cây mai vàng rực rỡ chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhà nhà. Nhưng chăm sóc cách nào để đạt được như thế thì hoàn toàn không đơn giản phải không các bạn.

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp), trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo. Những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to, thường gọi là hoa cái với lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

 hoa mai nở đúng dịp tết
Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.
Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng mai phải tính toán kỹ việc trẩy lá mai, về thời tiết, kích cỡ nụ hoa.

a) Tính toán về thời tiết


Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau: – Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Người trồng mai nên trẩy lá muộn. – Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Người trồng mai cần trẩy lá sớm.
b) Quan sát nụ hoa trên cây

Cần quan sát nụ hoa xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng: – Nếu nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp. – Nếu nụ hoa chưa lớn hẳn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp. – Nếu nụ hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp. Như vậy, từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trẩy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng đến ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp), hoa cái bung vỏ lụa là được.
HOA MAI NGÀY TẾT 
  Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.
Viết bởi/Nguồn: thiennhien.net 

Hoa bằng lăng nở mùa hè

Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, đó là mùa mà năm nào cũng có những cuộc chia ly đầy lưu luyến…. học trò chia tay thầy cô, chia tay mái trường thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau một thời.

Hoa bằng lăng có màu tím hồng đẹp, nên hiện nay thường được trồng làm cây cảnh đô thị hoặc được trồng trước sân trường. Gỗ bằng lăng nước màu nâu vàng, dẻo, dùng đóng đồ mộc thông thường hoặc có thể đóng thuyền.

hoa bang lang
Màu tím thường mang một sự thương yêu và cũng có vẻ gì đó buồn buồn, nên vì vậy hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách.
Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, đó là mùa mà năm nào cũng có những cuộc chia ly đầy lưu luyến….học trò chia tay thầy cô, chia tay mái trường thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau một thời.

hoa bang lang gan bo vơi mai truong

 Loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím,… và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu. Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài, cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, răng reo màu tím hồng. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.

Đất trồng cây Bằng lăng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm. Trước khi trồng tiến hành đào hố trước ít nhất 1 tháng, kích thước hố và lượng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, thông thường 50x50x 50 cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ, NPK, phân bón lót, phân lân, vôi….. Sau đó dồn hỗn hợp đất phân cho xuống hố. Công việc trên cần thực hiện trước khi trồng cây ít nhất là 1/2 tháng.

hoa bang lang trong  via he
 hoa bang lang trong  via he

Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3 mét, hàng cách hàng 4 mét, hoặc cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét.
Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ…
Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5-10 kg, phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

hoa bang lang trong  via he

Trong Y học truyền thống châu Á dùng lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường. Các chất trích ly được thương mại hóa đôi khi cũng được dùng làm bớt mập phì. Chất trích lá bằng lăng nước thường tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để làm giảm cân, tỉ như Cortislim. Nồng lượng thay đổi tuỳ sản phẩm bán, nhưng thường chứa vài milligram đến vài tá milligram một ngày. Lá bằng lăng nước khó kiếm hơn nhưng được bán dưới dạng nước trích lỏng hoặc thể viên.

Nguồn wikipedia.org

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG

 cây lộc vừng nở hoa

 1. Kỹ thuật trồng Lộc vừng 

   Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
   Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài hoa mầu đỏ, loài hoa mầu vàng, loài hoa trắng. Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (mùa mưa nhiều). Tuy nhiên, cùng chế độ chăm sóc, nhưng ta thường thấy loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.
   Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
   Khắc phục những trường hợp trên, xin nêu một số kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng trongchậu…như sau:

   Cách trồng:

   Trồng lộc vừng nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu…thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa. 

   Chăm sóc: 

   Cũng tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác. Trồng đảm bảo khĩ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ sung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
   Trường hợp cây lộc vừng trồng trong chậu… không đảm bảo đúng kĩ thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta phai khắc phục ngay bằng cách: Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển. Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân ( từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.
   Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây lôc vừng thực tế tôi đã làm nhiều năm và thấy cho hiệu quả rất tốt, xin nêu để các bạn mới vào nghề SVC cùng tham khảo, thử nghiệm. 
cây lộc vừng giống
Cây lộc vừng con

   2. Ươm trồng cây lộc vừng

   Cây lộc vừng thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ (nước “hai” ảnh hưởng thủy triều) có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường “gắn” lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng gợi cảm. Nhân giống lộc vừng bằng cả 2 con đường: Hữu tính từ hạt đã “chín cây” và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây. Song chiết cành “chắc ăn hơn”, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành “bánh tẻ”. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh “dẫn thủy – liền sẹo” khó phát rễ trong bầu đất), cạo sạch tơ (là mô phân sinh – tượng tầng) rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
   Chú ý: Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đem hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, được nuôi dưỡng dễ dàng.
   Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành (dưới gốc bầu 3 – 5cm) hạ thổ.
   Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh (tránh tia tử ngoại nắng trời) và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ (có mầu vỏ trung gian gốc, ngọn). Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn, ắt phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền… 

cay loc vung - ho hoan hoan kiem
Cây lộc vừng hồ Gươm

   3. Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

   Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
   Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa. 

Sưu tầm.

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CẨM TÚ CẦU

Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu:
 – Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: Giâm cành vào mùa Xuân.
– Cắt đoạn nhánh dài 30-40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.
– Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.
 
Hoa cẩm tú cầu
 
Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu:
 
Tưới nước:
– Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
– Cần tưới nhiều nước vào mùa khô.
– Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.
Tỉa cành:
– Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).
– Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây – cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).
– Chừa lại những cành mùa trước không có hoa để được hoa vào mùa mới – tỉa cành vào tháng 3-4.
Bón phân:
– 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân, lượng  bón thay đổi theo kích thước của cây.
– Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.
– Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow – release) với thành phần10-10-10.
– Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.
Thay chậu:
– Khi hết mùa bông, khi cây ngủ – cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được).
Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: Tưới thật ẩm – để đất khô – bứng lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn – tưới thật nhiều nước – ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.
 
Phương pháp đổi màu cho hoa:
 
Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi. Không những thế, màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất. Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau.
Hoa cẩm tú cầu - hoacanhbuonho