Danh mục lưu trữ: ky thuat cham soc cay

Vũ nữ giống mới

Đặc điểm: Lan Vũ nữ  – Oncidium còn được gọi là Dancing Lady là giống lan phổ biến, dễ trồng ngay cả với người mới chơi lan.
Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, lan vũ nữ nuôi cấy mô là cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, sức chống chịu sâu bệnh cao, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh
Là giống lan dễ trồng và dễ chăm sóc nên Lan Vũ nữ nuôi cấy mô giống mới không chỉ thích hợp cho người trồng lan thương phẩm mà còn thích hợp với người mới chơi lan
Lan vũ nữ giống nuôi cấy mô giống mới là cây trưởng thành gồm 1 mẹ 1 con trở lên và đã sẵn sàng ra hoa, cho phát hoa dài hơn với bông hoa to hơn so với dòng bình thường
Luôn xác định được chính xác màu hoa của cây: Màu vàng, vàng đốm nâu để bạn lựa chọn
Ra hoa ngay trong năm đầu bạn trồng
Nguồn cây: Trung tâm cây giống trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội
Giá: 200.000/cây
– Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
– Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển.
– Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn.
Xin gọi điện thoại số: 0934 661 749 để nhận được giá tốt nhất!

Vũ nữ nuôi cấy mô đã ra hoa

Đặc điểm: Lan Vũ nữ  – Oncidium còn được gọi là Dancing Lady là giống lan phổ biến, dễ trồng ngay cả với người mới chơi lan.
Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, lan vũ nữ nuôi cấy mô là cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, sức chống chịu sâu bệnh cao
Lan Vũ nữ nuôi cấy mô đã ra hoa không chỉ dành cho những người yêu thích trồng hoa lan mà còn là những món quà dành tặng người thân
Màu sắc vàng, vàng đốm nâu
Cây ra hoa hàng năm vào dịp mùa hè
Nguồn cây: Bonsaivietnam.net
Giá: 100.000/cây
Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
– Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển.0934 661 749, để nhận được giá tốt nhất!

Vũ nữ giống 6 đến 9 tháng tuổi

Đặc điểm: Lan Vũ nữ  – Oncidium còn được gọi là Dancing Lady là giống lan phổ biến, dễ trồng ngay cả với người mới chơi lan.
Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, lan vũ nữ nuôi cấy mô là cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, sức chống chịu sâu bệnh cao
Là giống lan dễ trồng và dễ chăm sóc nên Lan Vũ nữ nuôi cấy mô từ 6 đến 9 tháng không chỉ thích hợp cho người trồng lan thương phẩm mà còn thích hợp với người mới chơi lan
Lan vũ nữ giống nuôi cấy mô từ 6 đến 9 tháng thường là 1 cây mẹ và 1 cây con.
Hoa vũ nữ vàng hoặc vàng đốm nâu
Vũ nữ ra hoa khi cây 2-3 tuổi, cây ra hoa vào dịp mùa hè
Nguồn cây: Bonsaivietnam
Giá: 30.000/cây
– Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
– Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển.
– Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn.
Bạn có nhu cầu mua bonsai ,cây cảnh, non bộ , tiểu cảnh
Liên hệ 0934 661 749

Vũ nữ giống 1 đến 3 tháng tuổi

Đặc điểm: Lan Vũ nữ  – Oncidium còn được gọi là Dancing Lady là giống lan phổ biến, dễ trồng ngay cả với người mới chơi lan.

Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, cây lan vũ nữ nuôi cấy mô cho cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, sức chống chịu sâu bệnh cao
Là giống lan dễ trồng và dễ chăm sóc nên Lan Vũ nữ nuôi cấy mô từ 1 đến 3 tháng không chỉ thích hợp cho người trồng lan thương phẩm mà còn thích hợp với người mới chơi lan

Lan vũ nữ giống nuôi cấy mô từ 1 đến 3 tháng thường là 1 cây mẹ và 1 cây con.

Luôn xác định được chính xác màu hoa của cây: Màu vàng, vàng đốm nâu để bạn lựa chọn
Ra hoa khi cây 3 tuổi
Nguồn cây: Bonsaivietnam
Giá: 20.000/cây
– Luôn có khả năng cung cấp với số lượng lớn.
– Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển.
– Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn. Xin gọi điện thoại số: 0934 661 749 để nhận được giá tốt nhất!

Cách chăm sóc lan vũ nữ

Lan vũ nữ có khoảng 400-600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm

Cách chăm sóc lan vũ nữ

Lan vũ nữ có khoảng 400-600 loài, xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Cành hoa có thể lưu giữ được từ 35 đến 45 ngày. Điều đặc biệt là hoa có thể nở tất cả các mùa trong năm.

Ánh sáng: Loài lan này ưa bóng mát vì vậy tránh để cây ngoài trời.

Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15 đến 35 độ C.

Độ ẩm 60%.

Cách tưới nước: Dễ của lan vũ nữ rất nhỏ, nên bồn trồng phải nhỏ hơn các loại khác. Mùa đông mỗi ngày tưới một lần. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu ngày nắng nóng và gió nhiều thì tăng thêm một lần tưới. Di chuyển vòi phun nước qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.

Cách tưới phân NPK: 7 ngày tưới một lần theo liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tưới quá liều lượng, cây sẽ bị vàng lá và chết. Tưới qua một lần nước, đợi 15-20 phút rồi mới tưới phân để cây hấp thụ tốt.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, nấm.

Chú ý:
 Khi hoa nở gần tàn hoặc cây có hiện tượng yếu đi phải cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 20.20.20.

Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, cây không phát triển, nụ bị hỏng thì phải chuyển cây đến chỗ ấm hơn.

Trồng Chuối Nên Dùng Loại Chồi Nào?

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính, thường dùng chồi con để trồng. Chuối có hai loại chồi: chồi con đuôi chiên – chồi búp măng và chồi con lá rộng.

Nhân giống chuối bằng chồiLoại chồi con đuôi chiên là đối tượng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng từ tháng 4, tháng 5 trở đi. Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, chồi con sinh ra rất nhanh, tốc độ sinh trưởng cũng rất mạnh, loại chồi này nếu được giữ lại để đến tháng 8 – 9 trồng thì rất tốt. Loại chồi này có đường kính gốc to, tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn lớn, cây có dạng như đuôi con cá chiên, nên nó được gọi là chồi đuôi chiên. Chuồi này sung sức, khi trồng mau bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng cao. Kinh nghiệm bà con ta đều cho biết, nên chọn loại chồi này để nhân giống, cũng như chọn cây con để thay cây mẹ ở những vườn chuối lưu niên.

Dạng hình đuôi chiên cũng còn một loại nữa sinh trưởng vào cuối mùa thu. Chồi này khi sinh ra cũng có dạng hình đuôi chiên, nhưng sang mùa đông, gặp điều kiện nhiệt độ hạ thấp, cây ngừng sinh trưởng và qua đông. Loại chồi này cũng có thể dùng để trồng chuối vụ xuân. Vì được rèn luyện qua mùa đông giá lạnh, cho nên loại chồi này trồng xuống tỷ lệ sống cũng khá cao, song có nhược điểm là sâu bệnh khá nhiều, nhất là sâu vòi voi.

Dạng hình chồi con lá rộng là những chồi được sinh ra trong điều kiện không có cây mẹ (chuối con mồ côi) hoặc ở những cây mẹ yếu ớt. Chồi mọc lên, do không có cây mẹ hỗ trợ nên sớm phải tạo thành bộ lá để có thể sống độc lập. Phần dinh dưỡng mà rễ cây thu được chủ yếu cung cấp cho sự hình thành tán lá nên tốc độ phát triển đường kính thân giả rất chậm. Cây chuối con có hình dạng như ống nứa (tỷ lệ đường kính gốc, ngọn gần bằng 1). Loại chồi này trồng lâu hồi sinh, tốc độ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Trong thực tế sản xuất, nếu đủ con giống, loại này người ta thường hủy bỏ.

Trong 3 loại chồi nói trên, tốt nhất là cây con có dạng đuôi chiên mọc ra từ tháng 4 đến tháng 6.

Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp Trên Cây Bưởi Diễn

Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn, đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão gây hại.

1. Giới thiệu chung
Giống có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được đưa về trồng đầu tiên tại xã Phú Diễn – huyện Từ Liêm – TP Hà Nội. Giống có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam; khối lượng trung bình từ 0,8 – 1kg; tỷ lệ phần ăn được từ 55 – 60%; số hạt trung bình khoảng 50 – 70 hạt; múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt, độ brix 12 -14 %. Với vườn cây từ 7 tuổi trở nên, năng suất đạt từ 25 – 28 tấn/ha trong điều kiện chăm sóc trung bình. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước tết nguyên đán khoảng 15 – 20 ngày. Hiện tại, cây bưởi Diễn được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Giang và ngày càng khẳng định tính ưu việt của giống so với các giống bản địa.

2. Một số yêu cầu ngoại cảnh

* Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là 12 – 39oC. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là – 8 đến – 11oC, bưởi có thể chống chịu được khi nhiệt độ lên đến 48oC. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi là 23 – 29oC. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 20oC và tổng tích ôn từ 2.500 – 3.500oC đều có thể trồng được bưởi.
Với yêu cầu như trên, điều kiện nhiệt độ tại Vân Đồn nằm trong ngưỡng thích hợp cho phát triển bưởi.
* Yêu cầu về nước và chế độ ẩm
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 – 1.850 mm. Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trung vào một số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và  quả phát triển.  Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 – 80%.
* Yêu cầu về đất đai
Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 – 1m; thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Đất phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên (hàm lượng mùn từ 2 – 3%; N tổng số: 0,1 – 0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5 – 7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7 – 10mg/100g; Ca, Mg: 3 – 4mg/100g).
pH KCl đất thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ  5,5 – 6,0 song cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ 4,0 – 8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất.
* Yêu cầu về ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000 – 15.000 Lux (tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả.
* Yêu cầu về các yếu tố khác
Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 15o), đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão… gây hại.

3. Kỹ thuật trồng

a) Tiêu chuẩn giống trồng
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 – 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.
b) Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng
* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn. Độ dốc của đất từ 3 – 200 (tốt nhất là 3 – 80 ).  
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,…
– Phát quang và san ủi mặt bằng
Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi Diễn đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi Diễn cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.
– Thiết kế vườn trồng
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 – 100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.
+ Bố trí mật độ, khoảng cách
Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi Diễn trồng với khoảng cách 5m x 4m (tương ứng với 500 cây/ ha).  Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha).
Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.
– Đào hố trồng và bón lót
+ Kích thước hố rộng  0,8 – 1 m sâu 0,8 – 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
+ Bón phân lót cho 1 hố: 
Bót lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 – 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
c) Trồng cây
* Thời vụ trồng và cách trồng
– Trong điều kiện sinh thái huyện Vân Đồn thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8,9).
– Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2- 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10- 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).
* Chăm sóc sau khi trồng 
– Tưới nước
Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.
Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.
– Cắt tỉa tạo hình
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý (hình bán cầu), cần thực hiện theo các bước sau:
Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn  cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.
Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.
+  Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả
Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.
Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
– Bón phân
Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả – giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi
Lượng bón mỗi cây:
Năm trồng Phân hữu cơ (kg) Đạm urê (gam/cây) Lân supe (gam) Kaliclo rua (gam) Vôi bột (kg)
Năm thứ 1 30 300 500 110 1
Năm thứ 2 30 500 800 330 1
Năm thứ 3 50 860 1.200 460 1
Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:
Năng suất thu hoạch vụ trước Lượng bón
Phân hữu cơ (kg/cây) Đạm Urê (g/cây) Lân Supe (g/cây) Kaliclorua (g/cây)
20 kg/năm 30 650 830 410
40 kg/năm 1.100 1.400 680
60 kg/năm 50 1.300 1.700 820
100 kg/năm 1.750 2.250 1.090
120 kg/năm 70 2.200 2.800 1.360
 
Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.
Lần 1: Bón  thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua
Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20%  đạm urê + 30% kaliclorua
Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 – 12): 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%  kaliclorua.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng  30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh  theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 – 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

4. Một số biện pháp chăm sóc khác

* Biện pháp kích thích ra hoa
Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 – 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 – 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa. Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.
* Biện pháp tăng khả năng đậu quả
+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer – Grow, kích phát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.
+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 – 2 cm, phun Atonic, Mastrer – Grow, kích phát tố thiên nông 2 – 3 lần với nồng  chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày.

5. Một số loại sâu bệnh hại chính 

Trong điều kiện cụ thể tại Đầm Hà, cần lưu ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau:
* Sâu hại Bưởi
• Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):
– Đặc điểm gây hại: 
Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 – 4 năm đầu mới trồng. Trên cây tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành  đường ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10).
– Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 1 – 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng: Decis 2,5EC 0,1 – 0,15%; Trebon 0,1 – 0,15%; Polytrin 50EC 0,1 – 0,2%.
• Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):
– Đặc điểm gây hại:
Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
– Phòng trừ:
+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc)
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch (tháng 11 – 12)  quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
• Nhện hại:
– Đặc điểm gây hại:
+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn  lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo.
+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
– Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày bằng những  thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ sâu.
• Rệp hại: Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
– Đặc điểm gây hại: 
+ Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.
+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp  bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Những  vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.
– Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 – 0,2%  phun 1 – 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.
* Bệnh hại bưởi
• Bệnh loét (Xanthomonas campestris)
Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 – 3 năm, ở thời kỳ cây cho thu hoạch bệnh gây hại cả trên lá bánh tẻ, cành, quả non. Trên lá thấy xuất hiện các vết bệnh không định hình, mới mầu xanh vàng, sau chuyển thành màu nâu xung quanh có quầng vàng. Gặp điều kiện ẩm ướt gây thối rụng lá, gặp điều kiện khô gây khô giòn vết bệnh làm giảm quang hợp. Gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm (vụ xuân hè).
• Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nống và ẩm ( vụ xuân hè).
– Phòng trừ:
+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc: Boocđo 1 – 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.
– Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):
+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi.
+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch boocđô.
• Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh thường phát sinh ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ và rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa (giống như bị dội nước sôi) và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, còn bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rẽ cũng bị thối.
– Phòng trừ:
Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Boocđô 2% phun trên cây và quét trực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnh rồi xử lý bằng boocđô.
Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng độ 0,2 – 0,3% để phun và xử lý vết bệnh.
• Bệnh Greening:
– Đặc điểm gây hại: Cây có múi nói chung và bưởi nói riêng có thể nhiễm bệnh Greening vào bất kỳ giai đoạn nào từ  thời kỳ vườn ươm tới khi cây 10 năm tuổi. Tuy nhiên, bưởi ít nhiễm bệnh Greening hơn các giống cam quýt khác. Triệu chứng cho thấy: trước khi những lá non trở thành mầu xanh thì trở nên vàng, cứng lại và mất mầu. Mô giữa các gân lá chuyển xanh vàng hoặc hơi vàng và có đường vân. Đầu tiên các đọt và lá non bị bệnh sâu đó có thể biểu hiện trên cả tán. Cùng thời gian đó  lá xanh và lá già chuyển xang mầu vàng từ sống lá và gân lá. Các lá bị nhiễm bệnh có thể  bị rụng sớm, trong một vài tháng hoặc và năm tất cả các cành cây bị khô đi và tàn lụi.
– Phòng trừ:
+ Sử dụng cây giống sạch bệnh
+ Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh.
+ Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)
+ Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt
+ Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây
• Các bệnh do virus và viroid: Trên bưởi còn 2 loại bệnh khá nguy hiểm gây hại: bệnh vàng lá (do virus Tristeza gây hạ) và bệnh Exocortis (do viroids gây hại). Các bệnh này không chữa trị được bằng các loại thuốc hoá học như trên mà phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv…

6. Thu hoạch và bảo quản

– Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyển xang mầu vàng;
– Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưa hoặc trời quá nóng.
– Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sử dụng kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.

Khắc Phục Tình Trạng Bưởi Diễn Không Đậu Quả

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe mạnh, sạch bệnh, tích lũy dinh dưỡng hồi phục cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau.

Do diễn biến thời tiết phức tạp làm xáo trộn sinh lý bình thường của cây bưởi, cho nên mặc dù bưởi ra hoa rất nhiều nhưng cơ bản là các chùm hoa tại các cành chỉ nhỏ như hoa chanh. Loại hoa này hầu như rụng hết và không thể đậu quả, dù gặp thời tiết thuận lợi. Trước thực trạng mất mùa của bưởi Diễn, căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm của các hộ trồng bưởi lâu năm, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã khuyến cáo tới các hộ trồng bưởi Diễn trong vùng tiếp tục chăm sóc cho cây bưởi để phục vụ cho mùa bưởi năm sau.

Cắt tỉa cành, tạo tán

Một trong những yếu điểm của các nhà vườn trồng bưởi Diễn trong nhiều năm qua là mật độ trồng quá dày; cây năm thứ 5, thứ 6 đã chạm tán; năm thứ 8, thứ 9 đã đan cành vào nhau, tạo nên sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng quyết liệt, ảnh hưởng đến năng suất. Hầu hết các cây này có nhiều cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu không thể có quả. Các nhà vườn nên có kế hoạch cắt tỉa các cành này, tạo thông thoáng cho cây. Nếu vườn dày quá có thể nhân cơ hội này loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, mắc bệnh, tạo thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khỏe, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích lũy dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả sang năm.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây bưởi Diễn là cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, xì mủ chảy gôm, loét… Nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, nhất là chán nản do không có thu hoạch thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bưởi trong năm tới. Tích cực áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây bưởi, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải đảm bảo 4 đúng (đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng) để vừa đạt hiệu quả cao trong phòng trừ và chi phí đầu tư.

Chăm bón hợp lý

Do cây bưởi năm nay không mang quả nên việc chăm bón cho cây cũng nên chú ý, nên bón phân vừa phải, cân đối, chú ý tăng lượng kali, lân, không để cây quá tốt, thừa đạm, vừa tốn kém, vừa ộp quả, quả quá to cho vụ tới.

Thử nghiệm phương thức ghép quả

Bà con nông dân có thể thử nghiệm phương pháp ghép quả. Năm 2008 đã xuất hiện kỹ thuật ghép quả bưởi tại vườn bưởi anh Hải ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Cách làm như sau: Lấy quả bưởi ở những cây bưởi sai quả, to bằng quả ổi hoặc nắm tay với phương pháp ghép đoạn, ghép vào cây bưởi không có quả. Phương pháp này thường áp dụng ghép cho cây bưởi Diễn cảnh trồng trong chậu để bán Tết.

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe mạnh, sạch bệnh, tích lũy dinh dưỡng hồi phục cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau.

CÂY KÈ BẠC – MỘT CÂY ĐẶC BIỆT CỦA HỌ NHÀ CỌ

Tên thực vật: Bismarckia nobilis,thuộc: Arecaceae.

Tên thông thường: Bismarck Palm.

Tên Việt hóa: Kè Bạc.

CÂY KÈ BẠC

Thông tin chung:

Cọ Bismarck (Bismarckia nobilis) là một trong những giống thú vị nhất trong gia đình cọ. Không giống như các loài cọ khác, từ nách lá của Bismarck có màu bạc đổ dài ra tất cả các nơi trên tán cây. Bởi vì giá trị trang trí của nó, Bismarck thường được trồng như một cây phong cảnh.

Cọ Bismarck là cây bản địa thường xanh lớn ở Madagascar. Kè Bạc có thân trụ lớn và tán lá đối xứng bao gồm bẹ lá dài, lá cọ lớn vươn ra như bàn tay, bẹ lá có chất sáp, màu bạc sang màu xanh, lá cọ hình quạt. Hoa của nó có màu vàng và đâm ra từ trong nách lá.

Cây chịu hạn và ưa nhiệt, cọ Bismarck đòi hỏi ánh sáng mặt trời đầy đủ và bao phủ trong một phạm vi rộng,chịu các loại đất thoát nước tốt. Tăng trưởng của cây sẽ tốt hơn nhiều nếu được nước đầy đủ và phân bón trong những tháng nóng nhất. Kè Bạc là cây cọ trang trí tuyệt vời với một sự hiện diện nổi bật ở trung tâm khi trồng đơn lẽ hay trồng thành cụm, cho mỗi tán lá mở rộng. Tránh trồng cây này trong cảnh quan nhỏ. Ngoài ra,xen giữa nền lá xanh là màu bạc tự nhiên,tạo thêm một chút lạnh dịu dàng cho không gian ngoại thất.

CÂY KÈ BẠC
Nguồn ONLINE.

CÂY CỌ NHẬT

Tên Sản Phẩm: Kè nhật/pháp
Tên Tiếng Anh: Red Latan Palm
Tên Khoa Học: Latania lontaroide
Họ: Arecaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Đảo Mascarene
Phân bố: Miền Nam – Việt Nam
 cay-co-nhat 1
Đặc điểm hình thái: Cây thân cột cao không đến 2m, màu xám có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở đỉnh, dạng quạt dài 0,6-1,2m, chia thùy nông, đầu thùy lõm lại thành 2 phiến nhỏ, màu xanh bóng nổi bật gân chân vịt. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa mọc ở gốc lá rụng, dạng chùm cong chia cành nhánh nhiều, dài 20cm. Quả hình cầu nhỏ màu xanh khi chín màu đỏ cam.
cay-co-nhat
Đặc điểm sinh lý sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Chậm
Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt, trồng cổ rễ cao hơn miệng hố. Nhân giống từ hạt.  Nhu cầu nước trung bình.

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.k17rfBSS.dpuf

Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Cọ giúp làm sạch bầu không khí khỏi các hóa chất như ammonia và tránh côn trùng.
Cây còn có khả năng làm giảm kim loại nặng trong không khí và đứng thứ ba trong các loại cây tốt nhất có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, theo một thí nghiệm của NASA.

Cây cọ rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần tỉa lá ngả vàng do sự tích tụ của muối và khoáng chất. Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất.
Nên để cây cọ ở trong phòng khách vào những góc rộng rãi, thoáng mát, vừa tránh bị úa vàng lại thể hiện được hết vẻ đẹp khoáng đạt của chúng.

Mô tả: 

Cọ Nhật có hình dáng khá lạ mắt với lá cây hình thành nên từng bản tròn với các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cây mọc thành cụm và hình thành nên tán cây xòe rộng khá đẹp.
Cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng và nhiệt độ thấp.
Dịch vụ thuê cây văn phòng của Greeningoffice bao gồm:
– Chăm sóc cây mỗi tuần từ 1-2 lần, thay cây mới ngay khi cây có dấu hiệu yếu (vàng lá, úa lá,….)
– Đổi cây mỗi tháng tối thiểu 1 lần để đảm bảo không gian của Quý khách luôn tươi mới.

Xuất xứ: 

Nhật Bản

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.CPOhgQFM.dpuf

Mô tả: 

Cọ Nhật có hình dáng khá lạ mắt với lá cây hình thành nên từng bản tròn với các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cây mọc thành cụm và hình thành nên tán cây xòe rộng khá đẹp.
Cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng và nhiệt độ thấp.
Dịch vụ thuê cây văn phòng của Greeningoffice bao gồm:
– Chăm sóc cây mỗi tuần từ 1-2 lần, thay cây mới ngay khi cây có dấu hiệu yếu (vàng lá, úa lá,….)
– Đổi cây mỗi tháng tối thiểu 1 lần để đảm bảo không gian của Quý khách luôn tươi mới.

Xuất xứ: 

Nhật Bản

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.CPOhgQFM.dpuf

Trong một không gian làm việc năng động “Cây xanh văn phòng” sẽ giúp cho hiệu quả công việc được cao hơn, giảm áp lực công việc, mang lại sự sảng khoái và hưng phấn cho người lao động, tăng khả năng sáng tạo và tích cực trong công việc.

Bonsaivietnam.net
Sưu tầm.