Danh mục lưu trữ: KY THUAT BON SAI

TẠO TÁN CHO CÂY CẢNH

Trong nghệ thuật tạo dáng bonsai thì việc tạo cho cây nhiều tán để trưng bày, chiêm ngưỡng là thú chơi tao nhã của người Việt và vẫn còn được phát triển ngày hôm nay. 

Loại hình cây kiểng cổ của nước ta và loại hình cây bonsai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Nếu như cây cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng.

2. Tạo tán cổ: 
tao tan cho cay canh - bon sai

Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở.

2. Tạo tán cách tân:

ky thuạt tạo tán cho cay canh - bon sai
Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.
 Nguồn online.

TẠO DÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHẠM TRỔ

Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên

    Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.

chạm tro cay canh
    Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

    Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.

    Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng. 

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

KỸ THUẬT LÀM NHỎ LÁ SANH (SI, SUNG, SỘP, ĐA …)

Có một số kỹ thuật có thể làm cho lá sanh (si, sung, sộp, đa, đề) nhỏ lại như cắt nước, đày nắng, cắt phân.   

Một trong các kỹ thuật cũng không kém phần hiệu quả khi kết hợp với các kỹ thuật trên sẽ làm lá cây nhỏ lại rất nhiều, đó là cách thức cắt lá.

cây sanh - bonsai
Cách làm như sau: Khi bắt đầu làm lần đầu tiên thì cắt gọn bộ tàn cho như ý, các nhánh con nào còn chưa đủ độ dài thì dùng kéo tỉa cắt hết lá ngọn đi. Sau đó phần lá còn lại trong bộ tàn vừa tỉa xong dùng kéo cắt bỏ hẳn 1 nửa đi (hoặc 1 số người thích cắt bỏ các viền xung quang thành hình 1 cái lá nhỏ để ngắm cây luôn cũng được), đem ra nắng gắt, tưới nước ít lại không bón phân.
    Một thời gian sau mầm mới sẽ ra và phân nửa lá còn lại sẽ tự động vàng và rụng đi. Vẫn để nắng gắt và tưới nước ít, đến khi mầm mới đã nẩy ra 2 nách lá, và nách 2 cũng bắt đầu già thì làm lại như lúc ban đầu là bấm bỏ ngọn và cắt nửa lá, cắt nước và bón phân ít.
    Cứ như vậy khoảng 5-6 lần lá sẽ nhỏ lại thấy rõ: Bồ đề có thể nhỏ bằng ngón cái, Đa có thể nhỏ bằng lá sanh, và lá sanh, si, sung,sộp có thể nhỏ như đầu lọc thuốc lá.

Bonsaivietnam.net ( Sưu tầm )

KÝ ĐÁ CHO CÂY CẢNH ĐÃ HOÀN THIỆN

Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và không cần sang chậu.

  cay-sanh-om-da

Kinh nghiệm chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:

Nhấc cây đang trồng ở chậu đất ra, tránh đứt và dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước cho ẩm). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que cứng lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi. Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
Các bạn dùng xi măng gắn tất cả những viên đá quanh bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
cay-sanh-om-da
Một cây bám đá hoàn thiện
 Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ. Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua các khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.

Chơi kiểu này các bạn muốn di chuyển cây từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thay bể chỉ cần nhác cả tấm bê tông, đơn giản và gọn nhẹ.
Chúc bạn thành công!

Viết bởi/Nguồn: Hoàng Nghĩa Mười.

ĐỂ CÓ CÂY MAI VÀNG NỞ RỰC NGÀY MÙNG MỘT TẾT

Để có được cây mai vàng rực rỡ chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhà nhà. Nhưng chăm sóc cách nào để đạt được như thế thì hoàn toàn không đơn giản phải không các bạn.

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp), trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo. Những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to, thường gọi là hoa cái với lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

 hoa mai nở đúng dịp tết
Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.
Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng mai phải tính toán kỹ việc trẩy lá mai, về thời tiết, kích cỡ nụ hoa.

a) Tính toán về thời tiết


Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau: – Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Người trồng mai nên trẩy lá muộn. – Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Người trồng mai cần trẩy lá sớm.
b) Quan sát nụ hoa trên cây

Cần quan sát nụ hoa xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng: – Nếu nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp. – Nếu nụ hoa chưa lớn hẳn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp. – Nếu nụ hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp. Như vậy, từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trẩy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng đến ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp), hoa cái bung vỏ lụa là được.
HOA MAI NGÀY TẾT 
  Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.
Viết bởi/Nguồn: thiennhien.net 

KỸ THUẬT TẠO CHI THỨ CẤP CHO BONSAI

Khi tạo tác một tác phẩm Bonsai ai cũng muốn cho mình có được 1 tác phẩm bonsai có bộ tàn với xương chi dày đẹp như một cây cổ thụ thiên nhiên. Nhưng để làm được 1 bộ xương chi như vậy không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn, thời gian mà còn đòi hỏi cả những kinh nghiệm và kỹ thuật mới có thể tạo ra một tác phẩm đẹp được.

Nhiều người nuôi chi 2-3 năm nhưng chi vẫn là 1 chi thẳng tuột, hoặc cùng lắm được 1-2 nhánh rẽ ngang.
Thực ra kĩ thuật cũng không đòi hỏi phải thực hiện nhiều khó khăn lắm, chỉ cần theo dõi việc phát triển của cây và tác động đúng thời kì là chi có thể ra nhiều xương thứ cấp được.
Trước hết phải xác định ‘như thế nào là 1 bộ xương chi đẹp”
CHI THƯ CAP CHO BONSAI

Một bộ xương chi đẹp là 1 bộ xương có dày, kín nhưng phải thông thoáng, đảm bảo được vấn đề quang hợp sinh lí của cây, đồng thời tạo nên một nét đẹp thẩm mỹ cho cây. Các chi con không bị chồng chéo ăn gian hay làm như cái tổ để làm tròn tán. Bộ xương phải tạo được nhiều cấp độ xương thứ cấp (chi con) tối thiếu là chi cấp 3.

Cách thức để tạo chi thứ cấp:

1. Cây loại lá to (gân hình mạng)
a. Cây bị rụng lá như mai chiếu thủy lá kim giòn, khế, sam núi…. 
Loại cây có lá hay bị vàng lá khi già, tự rụng hay không tự rụng, đối với loại cây có như vậy phải chịu khó theo dõi thời điểm vàng lá và rụng lá của cây, khi lá vàng khoảng 30% diện tích lá cũa cây thì tuốt hết toàn bộ là trên cây, kể cả lá còn xanh. Sau đó đợi đến khi mầm mới mọc ra khoảng 3 ngày thì bón thúc phân hữu cơ đậm đặc cho cây. Các mầm con sẽ mọc dài ra, chọn các mầm thích hợp để tạo chi thứ cấp tiếp theo. Tương tư như vậy làm các chi thứ cấp thấp hơn.
tao chi thư cap cho bonsai

Một số người  cho rằng sơn liễu không làm xương chi được nhưng đó là quan niệm sai, bởi vì sơn liễu hay bất kì loại lá nào, đốt lá mọc sát nhau và có khả năng này mầm cao thì là điều kiện lí tưởng để tạo xương nhất.
b. Cây có lá xanh quanh năm như MCT thuộc dòng thanh mai, sanh….. Đối với những cây thuộc loại này, chỉ cần bấm đọt, lặt lá sát chân cành. Hoặc đối với loại lá to như sanh cắt bỏ nửa 1 lá cũng làm kích thích các mầm con ra nhiều để tạo xương con, hoặc có thể lặt hẳn hết lá khi lá đã thật già đồng bộ cây và cây phải được nuôi dưỡng trong tình trạng khỏe mạnh, phát triển tốt. Bón phân hữu cơ luôn ngay khi bấm đọt:
tao chi thư cap cho bonsai
 2. Đối với loại lá kim, lá dài (gân song song) Tuyệt đối không tuốt toàn bộ là vì có thể làm cây yếu hoặc chết hẳn. Để tạo xương, khi thấy lá già đồng bộ, dùng kéo sắc tỉa hết toàn bộ đầu ngọn chi (lá kim phải dùng tay bấm đọt), lặt 1 đoạn lá ở chân cành (nếu có chi thứ cấp cũng phải lặt luôn ở sát chân cành chi thứ cấp
tao chi thư cap cho bonsai 
Khi các mầm con đã đổi màu phải dùng dây nhôm nhỏ uốn ngay để tránh tình trạng chi bị cứng không uốn được, gây chi mọc lộn xộn hay rồi phải cắt bỏ làm lại. Khi uốn 1 bộ chi, thì uốn theo thứ tự chi nào to nhất thì uốn trước, chi nhỏ uốn sau, cứ như vậy uốn từ chi cấp 1 đến cấp 2,3, 4,5….
 Nguồn sinhvatcanh.com

TẠO TÁC BONSAI CŨNG CẦN CÓ DỤNG CỤ CHUYÊN NGHIỆP

Tạo dáng cho Bonsai cũng cần có một số dụng cụ chuyên tạo tác. Trong quá trình tạo tác cũng có một số dụng cụ ít khi được sử dụng, tuy nhiên nếu thiếu các dụng cụ này, cũng gây trở ngại cho công việc cắt tỉa, uốn tỉa, tạo dáng. Tùy công việc mà số loại dụng cụ và kích thước có sự thay đổi.

Dụng cụ uốn sửa gồm:
– Nẹp uốn: Dùng để uốn cong những thân thẳng, cành lớn.
– Kìm cắt: Dùng để cắt dây uốn.
– Kìm mũi bằng: Dùng để quấn, gỡ dây.
– Kìm mũi tròn dài: Để lột vỏ cây, xé thớ gỗ tạo Jin.
– Bộ mũi đục: Có miệng lõm hay phẳng để đục phá các vết cắt.
– Bộ dao móc sẹo cây: Gọt các vêt cắt lớn.
– Mũi khoan các lọai.
– Dây đồng, nhôm: Dùng để uốn cây, kích thước từ 1-6 mm.

dung cu cay canh
Bộ dụng cụ bằng thép màu trắng

 Dụng cụ cắt tỉa gồm:

– Kéo cắt cành nhỏ: Có lò xo trợ lực, tay cầm dài dùng để cắt rễ nhỏ, cành nhỏ và lá.
– Kéo cắt cành có tay cầm: Dùng cắt lá, cành nhỏ, chồi non.
– Kéo tỉa: Chồi, nụ hoa, lá, chồi non.
– Kéo cắt cành lớn: Lưỡi cong, có là xo trợ lục. Dùng để cắt các cành lớn từ 0.5 – 1cm. Nếu cắt cành lớn hơn có loại kéo cắt bằng cả 2 tay, lực tác động lớn hơn.
– Kìm cạp lõm: Khi cắt không để lại sẹo lồi, vết sẹo mau liền da. Còn dùng để phá những vết cắt lớn, xù xì trên thân cây. Khi sử dụng nên giữ kìm vuông góc với thân cây.
– Kìm cạp xéo: Dùng cắt cành, vết cắt sát với thân cây, vết thương sẽ mau lành. Nên cắt theo chiều dọc của thân cây. Chú ý không nên cắt cành có đường kính lớn hơn chiều dài của lưỡi cắt, sẽ làm gẫy lưỡi kìm cắt.
– Cưa gấp: Dùng để cắt những cành mà kéo và kìm cắt không cắt được. Nếu cắt thân lớn, dùng cưa có răng lớn, đường mở răng rộng để dễ dàng thao tác.
– Dao nhíp: Dùng cho chiết, ghép, gọt vết cắt và cả cho việc tỉa chồi, nụ, lá.

dụng cụ bonsai 
Dụng cụ thay đất gồm:
– Liềm: Cắt rời bầu rễ ra khỏi chậu nhẹ nhàng.
– Cào: Dùng để chải gỡ rễ, loại bớt đất ra khỏi bầu rễ.
– Que xăm: Dùng để xăm đất và xoi bớt đất ra khỏi bầu rễ.
– Bay: Để lấy đất và nén đất trên chậu.
– Chổi nhỏ: Vệ sinh mặt đất chậu.
Các dụng cụ khác gồm:
– Nhíp: Nùng nhổ cỏ, diệt chồi non.
– Bàn xoay: Để quan sát cây được ở 360o khi tạo tác (Thường dùng cho tạo tiểu cảnh).
Những dụng cụ trên thì thường những người chuyên nghiệp mới dùng nhiều và đầy đủ, đối với người mới bắt đầu không cần thiết phải có đầy đủ các loại dụng cụ trên. Chỉ cần một số dụng cụ cơ bản như: Kéo, cưa, kìm, bộ mũi đục đủ để cho công việc uốn sửa được thuận lợi.
Cũng nên có một bàn xoay, liềm và que xoi đất cho công việc thay chậu.
– Trong công việc tạo dáng cho cây còn cần một số hóa chất để bảo vệ cây và giúp cây phục hồi nhanh chóng sau khi cắt tỉa. Chất bảo vệ vết thương mau hồi phục như: Chất tạo màng trong công nghiệp, sơn, keo, lòng trắng trứng và cũng có thể là bùn.
– Thuốc kích thích ra rễ: Dùng để bôi cho các vết cắt lớn ở rễ khi cần tạo rễ mới khi sang chậu.
– Các loại thuốc kích thích tăng trưởng. 
Nguồn Sinhvatcanh.com

CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO MỘT TIỂU CẢNH ĐẸP

Thường khi nói về tiểu cảnh người ta vẫn nghĩ rằng thật quá dễ dàng. Vài hòn đá, vài cọng rêu, vài pho tượng hay bầy thú, thêm phần nước hoặc không thế là đã thành tiểu cảnh. Sẽ thật khó nói bởi nếu càng giỏi bạn sẽ càng thấy khó khăn trong sáng tạo để không lặp lại chính mình.

Cùng các bạn yêu thiên nhiên, yêu bonsai, yêu tiểu cảnh và non bộ. Chắc hẳn các bạn đã từng tham gia hoặc thưởng lãm các làng Hội hoa xuân nào đó. Và, nếu đôi lần các bạn đã từng phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước những giải thưởng trao trên tác phẩm – thì xin bạn cũng đừng quá băn khoăn về điều đó vì nghệ thuật cây cảnh cũng gần như âm nhạc, có người thích nhạc tình cảm nhẹ nhàng, người khác lại thích “sến”… Nghĩa là nó còn tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ, trình độ và đẳng cấp của người thưởng thức. Tuy nhiên giám khảo sẽ là người quyết định cho nghệ thuật sau này. Nếu họ có tâm, có trình độ thì sẽ làm bạn tự tin và thấy được lối đi, còn ngược lại bạn sẽ bị hoang mang và mất phương hướng. 

cac buoc de tao mot tieu canh dep
Cùng các bạn ! thường nói về tiểu cảnh người ta vẫn nghĩ rằng thật quá dễ dàng. Vài hòn đá, vài cọng rêu, vài pho tượng hay bầy thú, thêm phần nước hoặc không thế là đã thành tiểu cảnh. Nhưng bạn ơi! Sẽ thật khó nói bởi nếu càng giỏi bạn sẽ càng thấy khó khăn trong sáng tạo để không lặp lại chính mình! Chắc bạn đang nghĩ rằng cha này mâu thuẫn qua phải không? Không phải đâu bạn ạ, lúc còn bé mình nghuệch ngoạc vài cái vòng tròn, nói là hình của ba, của mẹ thế mà được cả nhà tán thưởng. Còn giờ đây đã được học hành đến nơi đến chốn mà mỗi khi cầm cọ mới thấy khó khăn làm sao, vẽ làm sao lột tả được nỗi ưu tư của cha, nét hiền hòa của mẹ …
Trở lại vấn đề chính là thử cùng nhau làm một cái tiểu cảnh cho mình. Tôi sẽ giới thiệu các bạn từng bước làm một tiểu cảnh cây Kim Quýt. Đầu tiên chúng ta sẽ đặt cây mà mình địch làm vào đĩa (khay) xem nó có thích hợp về không gian không đã. Bạn nhớ đĩa càng càng đơn giản càng toát lên được cái vẻ đẹp của cây, của cảnh mình làm. Khó không bạn ? Khi tìm khay đó ?

cac buoc de tao mot tieu canh dep

 Khi cây và đĩa đã được định vị, chúng ta sẽ xúc cát hoặc tro trấu phủ đầy để nháp cảnh, bỏ đi phần ta muốn bỏ, vun cao phần ta muốn đắp lên cao để làm cho đĩa, cây và cảnh hài hòa. Sau cùng là đi vào phần tạo tác đá mà mình định làm cho thích hợp về màu với toàn cảnh. Cái cốt lõi của tạo tác đá là làm sao thể hiện được cái hài hòa giữa cây và cảnh, tạo được cái gần, cái xa và cái trung gian. Như thế ta mới tạo được cái chiều sâu của cảnh; mà trong hội họa gọi là sương khói hay cái hồn của cảnh.

cac buoc de tao mot tieu canh dep

Để đạt được một cảnh đẹp hoàn thiện, bạn cũng cần lưu ý một vài điều khi thao tác. Đá quá nhiều hoặc không đúng sẽ làm mất đi cái đẹp, cái bề thế và duyên dáng của cây. Nhưng trước một đống đá lớn, lộn xộn trông nó mới nhỏ bé, tội nghiệp làm sao, dù là được giải.
cac buoc de tao mot tieu canh dep 3
cac buoc de tao mot tieu canh dep 2


Một cái lỗi thật lớn nữa mà các bạn cùng tôi nên tránh khi làm tiểu cảnh cho một cây bay là hầu hết đều để gốc cây sát thành sau của đĩa, như thế nó sẽ trở thành một chú thằn lằn cụt đuôi; khô cứng và hụt hẫng, mà theo tôi cái phần sau ấy mới thật tuyệt vời để góp phần làm cảnh đẹp hoàn thiện, vì phần sau ấy tạo bãi sẽ nối liền đĩa và cây, tạo được cái bao la cho toàn cảnh.

 cac buoc de tao mot tieu canh dep 4

Sau cùng trang trí cũng cực ký quan trọng, đó là tượng nó có vai trò đóng góp rất lớn cho chủ đề của cảnh. Ví dụ như Sang Xuân, Du Xuân là do tượng. thế nên đặt để cũng phải nháp nhiều lần trước khi gắn cứng để tạo được cái hợp lý, cái hài hòa sâu xa và sống động.

Chúc các bạn thành công và có những tác phẩm đẹp !
                                                                       Nguồn caycanhvietnam.net

CÁCH TẠO DÁNG BONSAI TỪ CÂY PHÔI

Nhằm hỗ trợ những người mới chơi cây trong việc định hướng và tạo tác bonsai từ cây phôi. Tôi xin giới thiệu loạt bài hướng dẫn xử lý phôi thành các kiểu dáng bonsai cơ bản nhất. Trước khi đi vào Phần I, mời các bạn xem qua một số kiểu dáng cơ bản của bonsai:

tao dang bonsai tu cay phoi
Có rất nhiều kiểu dáng khác nhau của 1 cây trong tự nhiên, các nghệ nhân đã đúc kết và qui lại thành 05 dáng đặc trưng nhất. Từ 5 dáng cơ bản trên đây có thể tùy biến thành nhiều kiểu dáng khác nhau.

PHẦN I: TẠO DÁNG TRỰC VỚI CÂY 1 THÂN

Cây phôi được khai thác ngoài môi trường thiên nhiên:
ky thuat tao dang bonsai tu cay phoi
Cắt phôi:
Việc xác định kiểu dáng cây trước khi cắt là hết sức quan trọng. Nó quyết định lớn đến sự hình thành và phát triển của cây sau này. Có thể dựa vào tiêu chí để định hướng cho 1 bonsai trong tương lai đẹp, đó là, gốc nở ngọn thon (vút, côn, kim tự tháp), tỷ lệ hợp lý giữa đường kính gốc và chiều cao cây khoảng 1/6.
Hình trên cho ta thấy vị trí cao nhất của vết cắt chéo có độ cao = 2 lần đường kính thân và vị trí mặt cắt thấp = với đường kính thân.
Thật tuyệt vời nếu chồi mới mọc ngay sát vết cắt như ta mong muốn. Nhưng đôi khi chồi mọc cách xa vết cắt, do đó khi cắt lần 1 các bạn nên cắt cao hơn . Khi chồi mọc, ta sẽ xử lý vết cắt lần 2 để tạo co một cách như ý.
Dưới đây là hình minh họa chồi mọc “đúng bài” và các lần cắt giật (cắt nhịp) tiếp theo để tạo độ thon vút cho cây:
cach tao dang bonsai tu cay phoi
C1: Giữ lại 1 chồi khỏe nhất làm thân chính, bỏ các chồi khác nhằm tập trung dinh dưỡng cho chồi này phát triển, vết cắt mau liền.
C2: Khoảng 1 đến 2 năm (tùy vào độ sinh trưởng của cây…) phần thân mới đã lớn và kích thước có tỷ lệ hài hòa với phần thân cũ, ta sẽ cắt lần 2 theo chiều ngược lại với vết cắt lần 1.
C3: Lặp lại công việc “nhàm chán” này trong khoảng vài lần sau nhiều năm, các bạn sẽ được một cây tương đối theo chuẩn “đầu voi đuôi chuột” (phần góc lớn hơn phần ngọn) như đã đề cập trên đây.
* Lưu ý: Trong suốt quá trình cắt, nên giữ lại một số cành cơ bản ở những vị trí “đẹp” để tạo dáng tổng thể sau này.
  Hồi mới chập chững bước vào tìm hiểu dòng bonsai, nghe một số nghệ nhân góp ý, tôi chẳng hiểu gì về chi số, chi cấp và chi phóng. Hễ cứ thấy nó xum xuê là OK tuốt.
Thật mắc cười khi tôi đặt vấn đề như trên bởi nó sẽ thật đơn giản với những bạn đã hiểu, còn với những người mới chơi thì cũng nên đảo qua vài dòng.
kinh nghiem tao dang bonsai tu cay phoi
1: Cành thấp nhất là chi số 1 thường có độ lớn nhất và hướng về bên phải
2: Cành thứ 2 là chi phông (tất cả chi phông tôi biểu diễn màu đỏ để các bạn dễ phân biệt) nằm ở phía sau.
3: Cành số 3 đối trọng với cành số 1 và hướng về bên trái.
Tương tự cho đến hết phần ngọn sẽ là 5, 6,7… tùy theo độ cao của cây.
Cây một thân dáng trực thẳng (Chokkan)
Đã xong phần cắt giờ ta chuyển qua phần cắt chi để tạo tán (tàn). Khỏi phải nói thì các bạn cũng biết, một cây bonsai đạt chuẩn và mang tính thẩm mỹ cao ngoài vẻ đẹp của thân chính và bộ đế (phần rễ) đòi hỏi phải có một bộ chi tàn theo kiểu dáng nhất định.
Xác định và chọn cho cây phôi một kiểu chi tàn trong tương lai sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian xử lý về sau này.
Ngoài các kiểu như liễu rũ, gió lùa hay dáng quái và một số kiểu biến thiên khác thì chung qui lại, bộ chi tàn của bonsai cũng chỉ thuộc 1 trong 5 kiểu cơ bản nhất sau đây:
tan bonsai cơ ban
    T1: Kiểu tàn hình rẻ quạt (hình chổi).
    T2: Kiểu tàn hình dù (trăng khuyết).
    T3: Kiểu tàn hình bán nguyệt.
    T4: Kiểu tàn hình tam giác cân.
    T5: Kiểu tàn hình tam giác lệch.
   Vài ví dụ sau đây để các bạn có thể hình dung các nghệ nhân đã áp dụng hiệu quả kiểu tán cho tác phẩm bonsai của mình như thế nào:
tao tan bonsai co ban
 tao tan bonsai co ban 1
 tao tan bonsai co ban 2
 tạo tao cho bonsai
Chúc các bạn thành công và có những tác phẩm ưng ý !
Theo Trần Hùng

KỸ THUẬT UỐN NHỮNG NHÁNH CÂY LỚN HOẶC DỄ GÃY

Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. 

Bạn cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.
Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.
Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy. 
Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1-1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su. 

uon cay bang day chang xoan, ky thuat uon bonsai
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Có thêm miếng đệm để chỗ tiếp xúc không để lại sẹo). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”,  tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây.

Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng 1 trong những công cụ sau:
Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.

uon cay bang nep ba chan

  Sử dụng nẹp uốn

Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại.
Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều  hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.

uon cay bang nep uon

ung cay bang nep uon, ky thuat uon cay
Khóa uốn cành
Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó).

 Tổng hợp nguồn internet.