Danh mục lưu trữ: Kiến thức về cây

Công Dụng Của Dây Bòng Bong

Bòng bong vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng làm thông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Chủ trị các chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu.

Công dụng của dây bòng bongBòng bong còn gọi là thòng bong hay thạch vi dây, tên thuốc là hải kim sa, là loại dây leo thân rễ bò, luôn xanh tốt. Lá dài xẻ 2 – 3 lần lông chim, lá chét mang bào tử nang  ở mép, bào tử là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt hay nâu vàng, chất nhẹ, sờ nhẵn, cảm giác mát tay, nom tựa như cát biển, có lẽ vì thế mà có tên là hải kim sa. Vị thuốc là cả dây mang lá có những bào tử đã chế biến khô.

Theo đông y, Bòng bong vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng làm thông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Chủ trị các chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu. Liều dùng: 10 – 20g. Dưới đây là vài cách chữa bệnh của bòng bong.

Dây bòng bong– Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau không chịu nổi, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi, dùng bòng bong 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tán thành bột, uống ngày 5 – 8g, ngày 3 lần, uống với nước chín.

– Trường hợp nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát, tâm phiền, lưỡi đỏ, miệng đắng, dùng bòng bong 60g, kê nội kim 12g. Đông quỳ tử 9g, sa tiền tử 15g, kim tiền thảo 60g, thạch vi 12g, tiêu thạch 15g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

– Nếu ứ trệ, bụng dưới bí bách, sỏi và nhiệt ứ câu kết với nhau, dùng bòng bong 9g, hổ phách 9g, kim tiền thảo 60g, cù mạch 15g, biển súc 15g, trư linh 15g, hoạt thạch 18g, mộc thông 15g, sa tiền 15g, phục linh 15g, trạch tả 15g, ngưu tất 10g, cam thảo 3g. Trường hợp khí hư gia hoàng kỳ 15g; huyết hư gia đương quy 12g, xuyên khung 8g, thục địa 16g, bạch thược 12g. Nếu khí trệ ứ huyết thì thêm trần bì 10g, mộc hương 8g, nga truật 12g, Sắc uống.

– Chữa sỏi niệu đạo: dùng bòng bong 30g, biển súc 15g, mã đề 30g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 – 2 tuần.

– Tiểu tiện khó đau rát: dùng bòng bong 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2 – 3 lần.

8 Lý Do Nên Ăn Đậu Cô Ve

Do hàm lượng chất xơ cao, đậu cô ve có tác dụng làm tan những viên sỏi thận một cách tự nhiên.

Đậu cove xào thịtĐậu cô ve (còn gọi là đậu tây), tên khoa học là Phaseolus vulgaris. Lợi ích sức khỏe của loại đậu này rất nhiều, dưới đây là một số công dụng tiêu biểu có thể thuyết phục bạn đưa loại đậu này vào bữa ăn thường xuyên hơn.
1. Kiểm soát lượng đường
Đậu cô ve cung cấp một lượng protein tự nhiên rất lớn. Khi chế biến món ăn đúng cách, lượng protein này không bị mất đi sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Loại đậu này đặc biệt có ích cho bệnh nhân tiểu đường và người mắc bệnh đường huyết.
2. Tăng cường hệ tiêu hóa
Với những người dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa thì đậu cô ve là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúng không những rất giàu chất xơ, có lợi nhuận tràng mà còn giúp giảm cholesterol trong máu.
3. Hệ tim mạch khỏe mạnh
Đậu cô ve giúp tim khỏe mạnh do có chứa axit folic. Đây là thực phẩm an toàn cho những bệnh nhân mắc bệnh tim.
4. Giúp cơ thể luôn tươi tắn
Với nồng độ cao chất chống oxy hóa, đậu cô ve giúp bạn thêm tươi tắn. Vì thế, nếu muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh lâu dài, hãy ăn loại đậu này ngay hôm nay.
5. Nâng cao hệ miễn dịch
Hàm lượng cao các vitamin C, B6 và B1 trong đậu cô ve giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do có hại cho AND.
6. Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả
Đậu cô ve là một nguồn dồi dào sắt, kali, canxi, mangan và magie, rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đây chính là một trong những lợi ích lớn nhất của loại đậu này.
7. Làm tan sỏi thận
Do làm lượng chất xơ cao, đậu cô ve cũng có lợi đối với những người bị sỏi thận. Chất xơ trong đậu giúp làm tan những viên sỏi một cách tự nhiên.
8. Chứa ít calo
Đậu cô ve là người bạn tốt nhất đối với cô nàng không muốn tăng cân. Đậu tươi chứa rất ít calo, không chứa chất béo bão hòa mà rất giàu vitamin, khoáng chất và vi chất dinh dưỡng thực vật.

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả

10 Lý Do Bạn Nên Chọn Ăn Trái Bơ

Nhìn bề ngoài trái bơ không có vẻ gì bắt mắt nhưng lại chứa đầy ắp những lợi ích về sức khỏe vì nó có đến hơn 25 loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Dưới đây là 10 lý do bạn nên chọn ăn trái bơ.

Trái bơ - 10 lý do bạn nên ăn trái bơ1. Các nghiên cứu cho thấy oleic acid là một loại chất béo đơn, không bão hòa được tìm thấy trong trái bơ (hay còn gọi là acid Omega-9), có tác dụng giảm cholesterol và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường.

2. Lượng kali trong trái bơ còn dồi dào hơn cả chuối (chiếm khoảng 60%). Kali giúp chống lại các bệnh về tuần hoàn máu bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.

3. Loại trái cây này còn chứa lượng lớn vitamin E, một chất chống ôxy hóa được biết đến như một “liều thuốc” có thể làm trẻ hóa tuổi tác, ngoài ra nó còn giúp bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh về tim mạch, ung thư.

4. Đặc biệt trong bơ cũng rất giàu acid folic, nguồn dinh dưỡng quan trọng cho một trái tim khỏe mạnh. Acid folic là một khoáng chất vô cùng cần thiết, nhất là đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, có vai trò thúc đẩy các tế bào và mô phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa những khuyết tật cho thai nhi như tật nứt cột sống, khuyết ống thần kinh…

5. Bơ còn chứa nguồn lutein cao, có tác dụng bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

6. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy khi dùng thêm bơ trong chế biến các món nước sốt, hay trộn salad sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như alpha-carotene, beta-carotene, carotenoids.

7. Trong loại quả “màu mỡ” này còn chứa nhiều vitamin K, một loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng vào quá trình làm đông máu cũng như giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương có thể phát triển khỏe mạnh.

8. Trái bơ giàu chất xơ nên nó cũng mang lại lợi ích tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón, bệnh trĩ.

9. Một lý do khác không thể bỏ qua loại trái cây vùng nhiệt đới này chính là vitamin B6 chứa trong bơ, đây là loại vitamin rất cần thiết, tham gia vào việc thực hiện các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể, bên cạnh đó còn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.

10. Do có nhiều lợi ích về dinh dưỡng bao gồm cả vitamin C, kẽm, đồng… trái bơ được Hiệp hội Bệnh Tiểu đường tại Mỹ liệt kê vào danh sách như những “siêu sao” đứng đầu về dinh dưỡng.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Trái Chôm Chôm

Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Quả chôm chôm có nhiều lợi íchChôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải, nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt. Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh. Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin, được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, sốt… với liều 20 – 30g. Ví như để hạ sốt: có thể lấy 15g vỏ chôm chôm rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày; để chữa lỵ: dùng 10 trái chôm chôm thái vụn, sắc uống 2 lần trong ngày. Hạt chôm chôm còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,26%)…, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Ví như để chữa tiểu đường: có thể dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi uống 1 – 2 lần trong ngày; để giảm béo: có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác. Với công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết… Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.

Giới Thiệu Về Cây Dứa

Cây dứa – Hay còn gọi là thơm là một trong những loại cây cho quả được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng

Quả của cây dứa chứa 11-15% đường tổng số (trong đó saccaraza chiếm 1/3 còn lại là đường glucoza và fructoza), 0,6% axit (trong đó axit xitric chiếm 87%, còn lại là axit malic và một số axit khác). Quả dứa chứa nhiều loại vitamin: vitamin A có 130 IU; B1: 0,08mg; B2: 0,02mg; C: 4,2mg/100g; các chất khoáng có Canxi: 16mg; photpho: 11mg; sắt: 0,3mg; đồng: 0,07mg. Thành phần cấu tạo hữu cơ chủ yếu của dứa là: protein: 0,4g; lipit: 0,2g; gluxit: 13,7g; xenluloza: 0,4g; nước 85,3g.

Ngoài ra, trong quả của cây dứa còn có enzim bromelin là loại enzim giúp tiêu hóa rất tốt. Người ta đã chiết xuất và sản xuất ra chế phẩm bromelin dùng trong công nghiệp thực phẩm, thuộc da, vật liệu làm phim. Sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến quả cây dứa được dùng làm nguyên liệu để lên men chế biến thành thức ăn gia súc.

Quả của cây dứaSau khi thu hoạch quả, lá cây dứa có thể dùng để lấy sợi (trong lá có 2-2,5% xenlulô). Sản phẩm dệt từ sợi dứa bền, đẹp, chất lượng tốt hơn sợi đay. Thân cây dứa chứa 12,5% tinh bột, là nguyên liệu dùng để lên men chuyển hóa thành môi trường nuôi cây nấm và vi khuẩn.

Các giống Dứa trồng ở nước ta

– Cây Dứa hoa Phú Thọ:

Còn gọi là giống dứa Queen cổ điển. Giống này có những đặc điểm điển hình của nhóm dứa Queen: quả nhỏ, mắt nhỏ, lồi, gai ở rìa là nhiều và cứng,v.v… Dứa hoa Phú Thọ được nhập nội vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20. Sau đó được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ưu điểm nổi bậc của giống cây dứa này là thịt quả vàng, giòn, rất thơm và hấp dẫn, nên người ta thường trộn vào nước ép các loại quả khác để tạo ra mùi thơm đặc trưng. Giống này dễ tính, chịu được đất xấu, đất chua, dễ ra hoa trái vụ.

– Cây Dứa Na hoa:

Thuộc nhóm Queen: mắt nhỏ, lồi, khi chín vỏ quả và thịt đều có màu vàng. So với dứa hoa Phú Thọ lá ngắn và to hơn, quả cũng to hơn. Bình quân khối lượng quả là 0,9-1,2kg/quả. Khi chín nước trong thịt quả cũng nhiều hơn. Đây là giống dứa được trồng khá phổ biến ở các vùng trồng tập trung. Giống này có ưu điểm là dễ trồng, có thể duy trì được năng xuất đến vụ thứ 2, thứ 3 nếu được chăm sóc tốt vá áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp.Cây Dứa Na hoa có hệ số nhân giống cao nên có khả năng dễ dàng mở rộng diện tích ở những vùng đất trồng đồi trọc. Nhược điểm của giống này là có mắt sâu, quả hơi bầu dục, nên đồ hộp khó đạt được năng suất lao động cao. Tỷ lệ cái/nước cũng không cao, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.

– Cây Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức (thuộc nhóm dứa Queen):

Trong điều kiện khí hậu ở các tỉnh phía Nam, cây sinh trưởng mạnh, quả có kích thước lớn hơn so với khi trồng ở các tỉnh phía Bắc. Dứa này có những đặc điểm giống dứa Na hoa. Quả dứa Kiên Giang có dạng hình trụ, mắt quả to hơn và thịt quả có nhiều nước hơn so với dứa Bến Lức. Hai giống này được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

– Dứa Cayen Chân Mộng:

Lá phần lớn không có gai, trừ một ít gai ở đầu mút lá. Phiến lá, long máng sâu, có nhiều phấn ở mặt dưới, nhất là ở phía gốc lá. Giống này được nhập vào ViệtNamvào đầu những năm 40, được trồng ở một số địa phương miền Bắc, chủ yếu trong một số đồn điền của người Pháp. Chân Mộng thuộc tỉnh Phú Thọ, là một trong những nơi tiếp nhận giống này. Vì vậy, về sau người ta gọi giống này là dứa Cayen Chân Mộng. Đến nay giống này chưa được trồng nhiều diện tích, nhưng giống có ưu điểm là cho năng suất cao, quả to, dễ thao tác trong chế biến làm đồ hộp, có chất lượng cao cả về thành phần sinh hóa lẫn tỷ lệ cái/nước. Hiện nay giống này đang được chú ý mở rộng diện tích.

– Nhóm các giống dứa Spanish:

Ở nước ta có nhiều giống, màu sắc vỏ quả khi chín rất khác nhau: đỏ vàng, vàng xanh, xanh tím, xanh đen, xanh lá mạ… Khối lượng quả cũng rất khác nhau. Phẩm chất quả rất khác nhau.

Ăn Bao Nhiêu Chuối Là Đủ?

Chuối là một nguồn dinh dưỡng tốt và đặc biệt được các bodybuilders ưa thích. Tuy nhiên, cũng có những nguy cơ nhất định kèm theo nếu bạn ăn nhiều chuối. Ảnh hưởng của nó còn tùy thuộc vào mức vận động và thành phần dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

Công dụng của quả chuối - ăn bao nhiêu chuối là đủMột quả chuối lớn (136g) có chứa khoảng 121 calo, 1.5g protein, 31g carb, 4g chất xơ. Mật độ năng lượng trong chuối là cao hơn hầu hết các loại hoa quả khác. Chuối chứa khoảng 75 phần trăm nước trong khi đó các loại hoa quả thường chứa trên 80% nước, dưa hấu khoảng 90%.

Protein trong chuối

Có một số tin đồn rằng ăn chuối rất tốt vì nó cung cấp nhiều protein cho bạn. Vậy sự thực là sao?

Chuối chỉ có chứa khoảng 1g protein. Các bodybuilders cần nạp khoảng 2.5-4.5 protein / kg trọng lượng cơ thể, tùy cá nhân. Bạn có thể tham khảo Calo, protein, carb, fat cần cho bodybuilders. Nói cách khác, nguồn protein từ chuối là không đáng kể. Bạn chủ yếu lấy protein từ các nguồn khác như thịt, cá, trứng, hạt, sản phẩm hỗ trợ v.v.

Kali trong chuối

Chuối là một nguồn thức ăn giàu chất kali (400-500 mg), vào khoảng 25% lượng khuyên dùng hàng ngày. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chuối bạn có thể dẫn đến dư thừa kali. Dư thừa kali có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, mất sức và nhịp đập tim bất bình thường. Nguy cơ về dư thừa kali tăng theo tuổi.

Carb và Fat

Nhiều carb: Chuối là một nguồn năng lượng tốt dồi dào carb. Chuối có thể tăng cảm giác sung sức. Tuy nhiên, đường trong chuối làm tăng nguy cơ sâu răng.

Thiếu fat: Chuối gần như không có chứa fat. Khi ăn quá nhiều chuối bạn sẽ không còn chỗ để nạp các nguồn năng lượng quan trọng khác. Fat cơ bản là tối cần thiết cho hoạt động chức năng cơ thể.

Vậy ăn bao nhiêu chuối là đủ?

Các bodybuilders dường như ăn quá nhiều chuối và coi chuối là không thể thiếu. Điều này liên quan chủ yếu tới vấn đề giá cả ( bổ và rẻ) và một phần là do ảnh hưởng của tin đồn thổi. Chuối tương đối rẻ và cung cấp nhiều năng lượng. Nhưng ăn chuối không phải là bắt buộc. Thực chất thì các nguồn hoa quả đều có lợi ích riêng của nó và chẳng có gì ăn quá nhiều là tốt cả. Nếu bạn có thể lấy đủ carb từ nguồn khác , thì ăn 1 quả chuối 1 ngày cũng đã là nhiều; nhất là với người mới tập. Nếu bạn là bodybuilders chuyên nghiệp, hay cấp cao, bạn có thể ăn vài quả một ngày nếu muốn vì cường độ tập luyện của bạn là cao, và bạn đã biết cách điều chỉnh dinh dưỡng của mình. Ưu tiên hàng đầu cho chế độ dinh dưỡng vẫn là protein và đủ các nguồn dưỡng chất, vitamin khác. Bạn có thể ăn thêm chuối để bổ sung, đặc biệt khi bạn bị giới hạn về vấn đề kinh phí, thời gian và không đủ calo cho tập luyện. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chuối, vượt quá mức cơ thể bạn cần, chỉ khiến bạn tăng mỡ.  Nếu mục tiêu của bạn là tăng cân, bạn có thể ăn nhiều chuối hơn. Chuối cũng giúp giảm một số loại bệnh tật. Tóm lại: Ảnh hưởng tiêu cực chính của ăn chuối quá nhiều là nó có thể khiến mất cân bằng dinh dưỡng và tăng mỡ. Một bữa ăn lành mạnh nên bao gồm đủ thành phần dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn đa dạng. Cũng lưu ý thêm là thường xuyên ăn chuối trên 10 quả một ngày có thể dẫn tới quá nhiều chất khoáng, vitamin và có thể dẫn tới những nguy cơ nghiêm trọng.

Trị Bệnh Từ Cây Dứa Dại

Cây Dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. thuộc họ Dứa dại Pandaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi.

Dứa dại có nhiều tác dụng chữa bệnhTheo lưu truyền dân gian cây Dứa dại có tác dụng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng. Thực tế, loài cây này còn được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác như viêm thận phù thũng, viêm tinh hoàn, sỏi thận..

Đông y dùng cây dứa dại làm thuốc từ lâu đời từ những lá hay rễ dứa hoặc quả dứa, hạt quả. Song ngọn đọt non của cây dứa dại người ta dùng làm rau ăn, ngay cả gốc trắng mềm của lá dứa dại cũng làm rau ăn. Để làm thuốc dứa dại cũng được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô cất đế dùng dần.

Bộ phận dùng làm thuốc của dứa gai là rễ, thu hái quanh năm, đọt non vào mùa xuân và quả vào mùa hè thu.Loại rễ non chưa bén đất càng tốt, đào về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Theo kinh nghiệm của nhân dân miền Nam, rễ dứa gai phối hợp với vỏ cây đại, hương nhu, tía tô, hoắc hương, mỗi vị 8g, hậu phác 12g, rễ si 8g, rễcau non 4g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa phù thũng.

Theo đông y lá cây dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…

Những bài thuốc trị bệnh từ cây dứa gai:

Liều sử dụng trung bình: Cho lá dứa dại cho dạng thuốc sắc từ 15 – 30 g/ngày. Rễ dứa dại khô ngày dùng 15 – 30g cho dạng sắc (có thể sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác). Quả hay hạt dùng 30 – 60g, sắc uống mỗi ngày.

Để tham khảo và áp dụng xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh chứng từ cây dứa dại.


* Chữa đau đầu mất ngủ:
 Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.

* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 – 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 – 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.

* Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 – 20g, hạt quả chuối hột 10 – 12g, rễ cỏ tranh 10 – 12g, bông mã đề 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ cây lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150 ml.

* Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 – 60g, thịt lợn nạc 150 – 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (Du long thái) 30 – 60g, rau má 12 – 16g, Bông mã đề 10 – 12g, Bồ công anh 12 – 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150 ml.

* Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 – 30g, lá cây ô rô 12 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150 ml vào trước bữa ăn.

* Hoặc bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng:
 quả dứa gai 200g, thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá cối xay, lá trâm bầu, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Có thể thêm 50g cỏ hàn the hoặc 50g cỏ tranh, tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan mạn tính: quả dứa gai 100g, chó đẻ răng cưa 50g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm 2 lần.

* Chữa đái tháo đường: dứa gai 9 hạt giã nhỏ, nhồi vào khúc ruột già lợn, ninh thật nhừ ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày.

* Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.

* Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 – 20g, vỏ cây chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae) 7 miếng cỡ 4×6 cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 ml.

* Bệnh viện Ba Vì- Hà Tây đã chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đục, phù thận bằng bài thuốc kinh nghiệm sau: rễ dứa gai 200g, râu ngô 150g, củ sả 50g, trấu gạo nếp 50g, sao thơm, nõn tre 25g, cam thảo dây 25g.Tất cả nấu với 2 lít nước cho sôi kỹ trong 30 phút đem lọc thêm đường uống trong hai ngày.
Người lớn: mỗi lần 200-300ml, trẻ em tuỳ tuổi 100-150ml, ngày 2-3 lần.Một đợt điều trị là 5 ngày, nghỉ 3 ngày tiếp tuc đợt nữa cho khỏi hẳn. để chữa ra cát sỏi, lấy rễ dứa gai, mộc thông cỏ tháp bút, sinh địa mỗi vị 20g thái nhỏ, sắc uống làm 3-5 lần trong ngày với bột hoạt thạch 10g.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Các Sản Phẩm Làm Từ Dừa

Hãy cùng khám phá giá trị đích thực của những sản phẩm làm từ dừa và cả những ưu khuyết điểm của chúng để sử dụng cho hợp lý

Trái dừa có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏeNgày càng có nhiều bằng chứng xác thực dừa là một trong những “siêu thực phẩm” có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh, từ tim mạch đến Alzheimer. Đó là lý do các sản phẩm như nước dừa, nước cốt dừa, sữa chua dừa, đường dừa, cơm dừa, dầu dừa, cũng như các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc từ dừa xuất hiện ngày một nhiều tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm lành mạnh. Hãy cùng khám phá giá trị đích thực của những sản phẩm làm từ dừa và cả những ưu-khuyết điểm của chúng để sử dụng cho hợp lý

1. Nước dừa

Loại thức uống thơm ngon này chứa ít đường so với nhiều loại nước ép trái cây khác, nhưng lại chứa một lượng lớn các khoáng chất như kali, muối, magiê và canxi. Nó được xem là thức uống tuyệt vời sau khi thực hiện các bài tập thể dục cường độ vừa phải, nhưng lại không cung cấp đủ lượng đạm hoặc tinh bột nếu bạn tập vận động cường độ mạnh trên 1 giờ. Ngoài ra, nước dừa cũng chứa nhiều calorie, nên nếu bạn muốn bổ sung lượng nước bị mất trong quá trình tập luyện, nước lọc luôn là lựa chọn tốt hơn.

2. Dầu dừa

Dầu dừa ngày càng trở nên phổ biến hơn và bạn có thể mua chúng từ các siêu thị. Loại dầu đặc biệt này có thể được dùng cho các món chiên hoặc nướng. Nó chứa hàm lượng dinh dưỡng tương tự như bơ, đồng thời chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và đa vốn có lợi cho sức khỏe. Lưu ý, loại dầu này có hàm lượng calorie nhiều nên chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải.

3. Đường dừa

Đường dừa có thể được dùng để thay thế loại thường thông thường trong món nướng. Nó có chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI) thấp hơn so với đường cát tiêu chuẩn dù hàm lượng kcal/gram tương đương nhau. Do đó, đường làm từ dừa có thể là một lựa chọn thay thế lành mạnh cho các loại đường thông dụng. Tuy nhiên, loại đường này cung cấp nhiều năng lượng, bạn chỉ nên dùng chúng vào những dịp đặc biệt.

4. Sữa chua dừa

Sữa chua dừa là loại thực phẩm không chứa sữa khá mới, rất tốt cho những ai không dung nạp lactose (đường tự nhiên có trong sữa) cũng như những người muốn thay đổi khẩu vị. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo hơn so với sữa chua làm từ sữa bò và sữa chua đậu nành, nhưng lại chứa một lượng tinh bột ít hơn, vì vậy có thể hỗ trợ cho những người đang muốn giảm cân.

5. Cơm dừa tươi

Cơm dừa (còn gọi là cái dừa) không những thơm ngon mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và năng lượng. 100 gram cơm dừa tươi chứa 271 kcal so với chỉ 50 kcal có trong 100 gram trái cây tươi. Do đó, chỉ cần một vài miếng thịt dừa tươi, bạn có thể “chữa cháy” trong khi đợi đến bữa ăn chính.

6. Nước cốt dừa

Có hai loại nước cốt dừa được bán phổ biến hiện nay: một loại chứa khoảng 8% nước cốt dừa pha với nước, đường và chất bảo quản; một loại được trộn với sữa gạo không chứa đường và lượng chất bảo quản ít hơn. Tuy nhiên, cả hai đều có hàm lượng calorie tương tự như sữa đậu nành và bằng 1/2 lượng calorie của sữa ít béo nhưng lại có hàm lượng đạm thấp hơn nhiều so với hai loại sữa này.

Nước Dừa Tươi Là Nước Rửa Mắt Lý Tưởng

Đục thủy tinh thể là một bệnh về mắt khá phổ biến ở người cao tuổi và viễn thị là hiện tượng mọi người đều sẽ trải qua khi về già.

Đục thủy tinh thể khi đến độ không thể đọc sách hay lái xe được thì phải đặt thủy tinh thể nhân tạo. Mắt đã viễn thị thì phải mang kính viễn  và thường phải thay kính do  độ viễn ngày càng tăng theo tuổi tác và làm việc nhiều, nhất là trên máy vi tính. Hiện nay Y học đã có kỹ thuật cao với thiết bị hiện đại để giải phẩu đặt thủy tinh thể nhân tạo chỉ trong 10 – 15 phút nhưng cũng phải mất vài chục triêu đồng tùy loại do bệnh nhân chọn sau vài ba lần khám. Nay  Nước dừa tươi có thể làm được việc này.

Nước dừa tươi trị đục thủy tinh thểTheo nhà nghiên cứu thảo dược JOHN HEINERMAN (người Mỹ), thủy tinh thể được kết thành bởi nước và protein. Protein được sắp xếp một cách chính xác giữ thủy tinh thể trong suốt cho phép ánh sáng đi xuyên qua. Khi về già nhiều protein có thể kết tụ lại với nhau tạo thành màng thủy tinh thể đục, theo thời gian màng đục này to thêm lên làm mờ mắt. Nước dừa tươi  sẽ làm tan màng đục này. Cách làm như sau:

Nước dừa tươi còn là Nước rửa mắt Lý tưởng nên nếu dùng thì cũng không có hại gì

Bệnh nhân nằm, nhỏ  4-5 giọt Nước dừa tươi  vào mắt (tự nhỏ hoặc nhờ người khác), nhắm mắt, lấy khăn rửa mặt thấm vắt nước nóng đắp trên mắt khoảng 10 phút.

Theo J..Heinerman, có khi chỉ làm một lần đã thấy kết quả. Nếu một lần chưa khỏi hẳn thì làm thêm vài lần nữa. Cũng theo J.Heinerman,  nhiều bệnh nhân của mình đã chữa khỏi đục thủy tinh thể bằng cách này.

Người thông tin việc này sau khi tự thử bản thân thấy có kết quả quá bất ngờ. Chú ấy chia sẻ:

“ Tôi bị đục thủy tinh thể cả 2 mắt, đã thay  thủy tinh thể mắt phải vì đã mù cách nay  4 tháng, chuẩn bị thay mắt trái vì cũng đã mù 8/10. Tôi đã thử dùng Nước dừa tươi thấy có kết quả rõ rệt ( bệnh mắt tôi bị đục thủy tinh thể  đã được bác sĩ chuyên khoa mắt  khám và dự báo cho tôi cách đây gần 20 năm nhưng tôi chủ quan không điều trị nên đến nay bệnh càng nặng). Bà xã tôi (gần 70 tuổi) mang kính viễn nặng, dùng Nước dừa tươi  nay cũng đã sáng được nhiều. Vì vậy nên báo tin này để quý đồng nghiệp và bạn đọc biết, thử dùng. Nếu có kết quả thì hãy phổ biến cho nhiều người biết. Nước dừa tươi là Nước rửa mắt lý tưởng nên nếu dùng thì cũng không có hại gì”

Quả Dừa Vì Bổ Dưỡng Nên Dễ Gây Nguy Hiểm

Nếu lạm dụng các sản phẩm từ dừa thường xuyên trong ăn uống hàng ngày, dừa có thể sản sinh các chất gây tăng mỡ máu, chuyển hoá lipid, các chị em nội trợ nên thận trọng trong việc sử dụng.

Bổ dưỡng nên dễ gây nguy hiểm

Ths. Hồ Thu Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết: Cùi dừa và nước dừa là thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cân bằng điện giải. Giải khát bằng nước dừa khi trời nắng nóng hoặc khi bị tiêu chảy gây mất nước rất tốt. Acid béo bão hòa trong dừa có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng.

Dầu dừa không chứa cholesterol và không có liên kết đôi nên giúp cơ thể tránh khỏi quá trình oxy hóa và giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Thực phẩm nấu với dầu dừa hấp thụ ít chất béo, giữ được độ tươi ngon và cho dinh dưỡng tốt hơn các loại thực phẩm được nấu bằng các loại dầu thực vật khác.

Tuy nhiên -ThS Hồ Thu Mai phân tích: Dầu dừa nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) lại là loại chất béo thực vật có hàm lượng acid béo no cao. Khi vào cơ thể, aicd béo no lại làm tăng sự tổng hợp cholesterol nên gây hại cho tim mạch và không có lợi cho người đái tháo đường. Bớt dùng nước cốt dừa góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường tuýp 2…

Phụ nữ mang thai, có nên uống nước dừa?

Uống nước dừa khi mang thai đã có lúc trở thành phong trào của nhiều phụ nữ Việt Nam. Không ít người khẳng định rằng vì chăm uống nước dừa nên con sinh ra mới trắng, hồng hào. Tuy nhiên bác sỹ Mai cho rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa

Bác sỹ Mai giải thích: Nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, có tính hàn, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp nên dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới thai nhi. Thường xuyên dùng nước dừa, đặc biệt dùng vào buổi tối kết hợp với đá lạnh rất dễ gây tiêu chảy.

Cách dùng quả dừa an toàn 

– Mỗi ngày chỉ nên uống nước của một trái dừa.
– Nếu dùng dầu dừa, chỉ nên dùng 2-3 muỗng/ngày.
– Chỉ nên dùng cùi dừa 1-2 lần/tuần. Những người bị mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn cùi dừa.