Danh mục lưu trữ: hoa lan

Cattleya giống 6 đến 9 tháng tuổi

Đặc điểm: Lan Cattleya – The Queen of the Flower ở Việt Nam thường gọi là lan Hoàng hậu hay Cát lan là giống lan cho những bông hoa có hương thơm với màu sắc đẹp nhất

Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, lan Cattleya nuôi cấy mô có đặc tính là cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, có sức chống chịu sâu bệnh cao

Là giống lan sống khỏe và tương đối dễ trồng, lan Cattleya nuôi cấy mô từ 6 đến 9 tháng tuổi phù hợp với mọi đối tượng chơi lan

Luôn xác định chính xác màu hoa của cây giống đang trồng: Màu vàng, màu tím và màu vàng điểm hồng để bạn lựa chọn
Cây Cát lan ra hoa khi cây 3 năm tuổi, hoa ra vào mùa hè
  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Một số kinh nghiệm trồng hoa phong lan

Hiện nay nghề trồng hoa lan phát triển rất mạnh. Hoa lan Việt Nam có rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau.

Mùi hương quyến rũ cùng với vẻ đẹp kiêu sa của chúng đã làm mê hoặc biết bao người. Có nhiều loài thích hợp trồng như Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… Đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên chọn: Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp.
1. Thiết kế vườn
– Nếu trồng để kinh doanh: cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu bằng sắt, giàn treo bằng tầm vông hay sắt ống nước. Hàng trồng nên thiết kế vuông góc với hướng đi của ánh nắng.
– Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng: cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy , nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…xung quanh.
2. Chọn giống
Có rất nhiều loài:
– Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh: là các giống MoNaKa, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, cattleya…là những loài hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho ra hoa liên tục. Nên trồng nhiều chủng loại, nhiều màu sắc sẽ dễ tiêu thụ trên thị trường.
– Nếu trồng lan để chơi, giải trí: nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Trồng lan có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm, chọn tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.
3. Chuẩn bị giá thể và chậu
Giá thể để trồng lan có thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ đậu phộng.
+ Than gỗ nung chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, đem ngâm, rửa sạch, phơi khô.
+ Xơ dừa xé tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tamin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x3cm xử lý nước vôi 5%.
+ Vỏ đậu phộng: Dùng vòi nước phun nhiều lần để lượt bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho vỏ đậu phộng vào chậu bằng nhựa hay khay đất nung, kích cở tùy loại và độ tuổi. Nếu trồng trên luống thì cho vỏ đậu phộng vào luống dày 20cm. Nếu trồng kinh doanh thì dùng giá thể là vỏ đậu phộng thì giá thành rẻ hơn. Ngoài ra vỏ đậu phộng hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm hơn.
4. Cách trồng
– Trồng trên luống: Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ đậu phộng vào dày 20cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bêtông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.
– Nếu dùng lan cấy mô: thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám…
* Lưu ý: Lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít, cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.
5. Chăm sóc
Lan là cây trồng dễ chăm sóc, nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất cho lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.
– Ánh sáng: Lan không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn lưới che bớt ánh sáng, khi mới trồng nên làm lưới che hai lớp. Ánh sáng khoảng 65 – 70% là tốt nhất. Sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày. Sau trồng 3 ngày tưới vitamin B1, pha 1cc/lít để kích thích ra rễ. Sau 7 ngày tưới phân NPK 30 – 10 – 10, liều lượng 5 – 10g pha vào bình 8 lít để phun. Khi cây nảy chồi mới, cây ra rễ nhiều ta tăng lượng phân bón.
– Phân bón: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển.
– Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
– Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.
6. Thu hoạch và bảo quản hoa
Hoa cắt cành ngâm trong dung dịch khoảng 15phút giúp hoa lâu héo, sau đó bọc lại bằng giấy báo.
Theo Trung tâm khuyến nông Quốc Gia

Cách Trồng Lan Dã Hạc – Phi Điệp Dendrobium Anosmum

Lan Phi Điệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo

Đây là một giống phong lan thông thường thân cao chừng 40-60 cm có khi tới 2 m, có giống rụng lá vào mùa Thu và có giống xanh tốt quanh năm. Hoa có nhiều mầu, phần đông tím trắng, nhạt hay thẫm. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2-4 chiếc to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm. Một khóm lan có thể có tới 100 hoa là chuyện thường.
Dendrobium anosmum - Dã hạc - Phi điệp
Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn.

Cách trồng:

Ánh sáng
Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Nhiệt độ
Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.

Ẩm độ và thoáng gió
Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.

Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

Vật liệu trồng
Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v…

Chậu

Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.

Tưới nước
Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2-3 lần một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân
Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.

Thay chậu, tách nhánh
Thời gian thay chậu thuận tiện nhất là vào mùa xuân, khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa. Hiện nay trên thương trường có rất nhiều cây Dendrobium lai giống từ cây Den. nobile như Den. nobile Yamamoto, Den. Oriental Smile; Fantasy, Den. Fancy Angel; Lycee, Den. Spring Dream; Apollon; v.v…

Những cây lan lai giống này được thừa hưởng các đặc tính của cây Den. nobile là dễ trồng, nhiều hoa và chịu được lạnh.

Lan Trầm Tím – Dendrobium Nestor

Cây lan này là một giống lai lan lai tạo giữa cây Dendrobium anosmum – Dã hạc, Phi điệp và cây Dendrobium parishii – Song hồng, Hoàng thảo tím được Veitch cầu chứng vào năm 1893 với tên Den Nestor

Thân cây không giống như Den anosmum dài từ 80 phân đến 1,5 th và cũng không quá mập mạp như Den. parishiitừ 20-40 phân. Thân cây Den. Nestor hơi ngắn và lên thẳng như cây Den. parishii chứ không quá dài và buông thõng xuống như Den. anosmum. Thừa hưởng đặc tính di truyền của cây cha và cây mẹ cho nên rất thơm, nhưng mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm chứ không quá hắc. Hoa khá giống 2 cây cha mẹ nhưng có mầu tím hồng rất đẹp.

Qua kinh nghiệm học hỏi thêm về những cây lan thuộc nhóm rụng lá mới biết rằng mình đã phạm nhưng lỗi lầm quan trọng như sau:

– Dùng chậu quá lớn, trong khi cây lan lại ưa chậu chật hẹp cho rễ bó lại với nhau (root bound).
– Khi tưới phải đợi cho cây khô rễ rồi mới tưới, tức là tưới thưa ra. Mùa hè không tưới nhiều nước và bón phân đầy đủ nên cây con không mọc mạnh.
– Không tôn trọng thời kỳ chuẩn bị ra hoa, vẫn tưới nước và bón phân như thường làm cho thối rễ và cây bị mất sức. Xin xem chi tiết trong bài “Thời Kỳ Nghỉ Ngơi”.
– Lỗi lầm quan trọng nhất là đã cắt bỏ những thân cây già. Nên nhớ thân cây tuy già nhăn nheo nhưng vẫn có thể ra hoa vào mùa tới và chính là bầu sữa nuôi những cây còn nhỏ.
– Một nguyên nhân khác là ở ngoài thiên nhiên, lan tự do mọc thẳng lên hay cong quẹo hay rũ xuống nay bị chúng ta cột thẳng lên làm cho nhựa cây khó dồn lên ngọn làm cho thân cây ngắn lại, vì vậy nên để lan mọc theo ý muốn.

CÁCH TRỒNG

Những cây cùng một nhóm rụng lá như: Den. anosmum, Den. friedericksianum, Den. heterocarpum, Den. lituiflorum, Den. parishii, Den. pierardii, Den. primulinum v.v… cách trồng đều giống như nhau với hợp chất như sau: Vỏ thông cở vừa 25%, than củi nhỏ 25%, đá nhỏ 25% và 30% perlite.

Ánh sáng cần khoảng 3000-4000 ánh nến, và cần có lưới che đề phòng bị cháy lá.

Mùa hè càng nóng, càng phải tưới cho thật nhiều và ẩm độ càng cao, càng tốt (70-90%). Bón phân 30-10-10 hay 20-20-20 mỗi tuần.

Mùa Thu hay từ tháng 10 trở đi, khi thấy lá cây úa vàng tưới ít đi và bón phân 10-30-20 và phun thuốc 0-50-0 để kích thích cho cây ra nụ. Vào thời kỳ này nếu ban đêm không lạnh xuống dưới 55-60°F hay 13-15°C trong vòng 4-6 tuần lễ sẽ khó lòng có hoa. Ngưng hẳn việc tưới bón vào tháng 12, nhưng thỉnh thoảng phải phun nước cho thân cây khỏi bị teo tóp, nhăn nheo.

Vào cuối mùa Đông hay đầu mùa Xuân, cây bắt đầu nhú nụ ở các đốt phía trên gần ngọn, lúc này hãy tưới sơ qua hoặc phun nước cho thật đẫm. Nếu chúng ta chú ý sẽ thấy ở ngoài thiên nhiên, thời gian này sẽ có nhưng trận mưa phùn hay mưa bụi làm cho thân cây đẫm nước, căng phồng nhưng rễ chỉ ẩm chứ không ướt sũng những nước.

Khi hoa nở, tưới nước điều hòa và khi hoa tàn ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các các cây (keikies) mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.

Mỗi chậu lan cần có ít nhất 2 thân cây già trụi lá để nuôi các cây con.

Cách trồng tốt nhất là trồng trong chậu gỗ và treo nơi thoáng gió, hoặc trồng trong những giỏ treo ngược cho cây buông thõng xuống bởi vì thân cây quá dài làm cho chậu nhựa bị lật nghiêng và nước tưới khó lòng vào trong chậu.

Lan trầm tím
Lan trầm tím
Lan trầm
Lan trầm tím - Den Nestor

Cách Trồng Các Loài Thuộc Giống Vanda Và Ascocenda

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Vanda R. Brown 1820. Họ phụ Vandoiđeae Tông Vandeae.

Vanda majesticVanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.

Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Một điề mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là diều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước:

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng:

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón:
Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể:

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá” . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh:

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Kinh Nghiệm Trồng Lan Cattleya

Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và đặc biệt có mùi hương rất quyến rũ đang trở thành thú chơi thượng đẳng của những người chơi lan. Cattleya có tuổi thọ rất dài, có thể sống đến 20 – 30 năm nếu chăm sóc tốt.Cattleya có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, có những loại cattleya độc đáo giá lên đến 1 – 3 triệu đồng cho một nhánh lá, trong khi chậu lan thông thường giá chỉ 200.000 đồng. Những người mới bắt đầu sở hữu chậu lan Cattleya, nhất là chậu lan quý rất lúng túng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho cây lan xanh tốt, trổ hoa.

Ông Lê Nhị Trí (Q.2, TP.HCM) là một trong những người trồng và chơi lan Cattleya thành công đầu tiên của Việt Nam, đồng thời cũng là người đang lưu giữ nhiều giống Cattleya độc đáo, quý hiếm. Ông Trí ngoài việc sưu tầm, còn cung cấp giống Cattleya cho người chơi lan. Với kinh nghiệm của mình, ông Trí hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và điều khiển ra hoa loài lan này như sau:

Cách trồng cây con
Chọn nhánh lan khỏe, tép to, màu xanh tốt, không có vết bệnh hay màu lá khác thường. Sau khi cắt nhánh lan khỏi cây mẹ, treo trong mát 3 – 5 ngày (nếu cây mua ở chợ thì khỏi treo mát). Ngâm nhánh lan trong thuốc khử trùng (5 – 10 phút), để ráo, sau đó ngâm tiếp trong thuốc trị nấm (5 – 10 phút), khoảng 3 ngày sau đem trồng. Chọn chậu nhựa, có dây treo, cách trồng rất đơn giản: Đặt nhánh lan ở bên mép chậu, quấn dây không cho nghiêng ngả, xoay chiều phát triển vào trong (nếu đặt nhánh lan giữa chậu, cây sẽ phát triển tới và tràn ra ngoài không đẹp).
Khi mới trồng, không cần cho thứ gì vào chậu. Đến khi cây lan ra rễ mới cho than vào chậu. Chú ý không dùng than lấy từ cây vùng nước mặn, không để than ngập rễ mà có khoảng cách để rễ ăn xuống từ từ. Rễ bám sâu thì cho lớp dớn (có bán ở shop hoa kiểng) phủ mặt chậu (không phủ rễ). Trong thời gian lan ra rễ, phun thêm chất tăng trưởng (tuần/lần) cho cây ra rễ nhanh. Khi lan có rễ ăn sâu thì tưới phân, giai đoạn đầu bón NPK 30 – 10 – 10, sau đó là 20 – 20 – 20 (dùng nuôi lan quanh năm).
Cho lan Cattleya ra hoa
Cây lan trồng khoảng một năm, có khoảng 5 tép lá, đến tép thứ 6 có thể “kích” ra hoa. Tép thứ 6 này phải khỏe mạnh, có khả năng cho hoa thì chuyển sang phun phân NPK có lân cao như 19 – 31 – 17, 6 – 30 – 30 (theo hướng dẫn từng loại) lên thân, rễ. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày, cũng có thể 3 ngày/lần nếu pha loãng phân. Đến lần thứ 4 thì phun NPK 20 – 20 – 20. Cách 7 ngày sau thì phun lại 19 – 31 – 17 (phun khoảng 1 – 2 lần) thì cây bắt đầu ra hoa. Khi cây có nụ, dùng phân có kali tăng (10 – 10 – 30, 12 – 0 – 40) giúp không rụng hoa, hoa nở có màu sắc đẹp.
Lưu ý
Lan Cattleya thích hợp nước có pH = 6 – 7, mùa nắng tưới 2 – 3 lần/ngày. Thích hợp nắng 50% nên cần chọn lưới có ánh sáng 50%. Phun phân, thuốc (trừ sâu, nấm) định kỳ 15 – 30 ngày/lần, sau khi hoa tàn thì dùng lại phân 20 – 20 – 20. Không cần phải tỉa rễ, khoảng 2 năm thay chất trồng/lần.
Nếu chăm sóc tốt, Cattleya sẽ tự ra hoa. Còn để đảm bảo cây ra hoa đúng thời điểm như ý thì “kích” ra hoa. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng, chọn thời điểm chồi thứ 6 vừa nhú lên 4 – 5 cm thì xử lý, nếu chồi thứ 6 quá cao thì khó xử lý ra hoa. Thông thường, chồi vừa mới nứt đến khi ra hoa khoảng 4,5 tháng. Trong lúc “kích” ra hoa phải giảm 50% nước tưới, tăng ánh sáng (bỏ bớt lớp lưới che). Đối với lan Cattleya, cần chú ý khi điều khiển ra hoa là tăng lân, giảm nước, đưa ra ánh sáng và treo cây cần ra hoa cao hơn.

Cách trồng lan đuôi cáo – Sóc lào Aerides multiflora

Lan Sóc Lào hay còn gọi là Đuôi Cáo, bạch vĩ hổ, có tên khoa học Aerides multiflora là loại lan thuộc dòng giáng hương thơm rất đẹp, Hoa mọc từng chùm buông thõng xuống, rất thơm.

1. Cách lựa cây lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo nếu mua những cây đã trồng thuần thì nên chọn những cây to khoẻ, rễ nhiều, thân lá không có dấu hiệu của nấm bệnh. Đối với những cây được bóc từ rừng về thì nên chọn những cây lá còn nguyên vẹn, không bị dập nát, thối ngọn và còn ít nhất 2 rễ còn cứng trên thân, nên chọn những cây thế thẳng vì dễ cấy ghép hơn vào giá thể vì cây từ rừng về nhiều cây cong queo rất khó ghép.

2. Xử lý cây khi mua lan sóc lào (Aerides multiflora) về:

Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.

Lan Sóc Lào Đuôi Cáo, Aerides multiflora

3. Giá thể trồng lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.

4. Tưới nước cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.

5. Phân bón cho lan sóc lào (Aerides multiflora):

Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.

6. Sâu bệnh trên lan sóc lào (Aerides multiflora):

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm carbendazim, alliet… và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần

7. Xử lý ra hoa đối với lan sóc lào (Aerides multiflora):

Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa, khi mùa mưa miền Nam vừa dứt thì ta phun 6-30-30 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ từ 1 ngày 1 lần sang 2 ngày 1 lần rồi xa dần khoảng cách tưới rồi ngưng tưới nước hăn treo nơi thoáng, mát, có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đạt hơn.

Sóc lào, đuôi cáo

Các Điều Kiện Trồng Và Chăm Sóc Lan Hài – Paphiopedilum

Giống này có khoảng 80 loài. Hầu hết chúng dễ nuôi trồng và dễ trổ hoa trong nhà, dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong nhà kính, rất thích hợp cho người mới bắt đầu chơi lan.

1. Các điều kiện trồng và chăm sóc Lan Paphiopedilum:

Lan hài lông* Nước và ẩm độ: 
Vì đây là loài không có giả hành nên bộ phận dự trữ nước của nó chủ yếu ở lá, vì vậy cần bổ sung lượng nước tưới cho cây đều đặn, cần duy trì ẩm độ khoảng 60-70%. Tưới 1-2 lần trong 1 tuần là đủ. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm. Nước mưa rất tốt cho cây phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ánh sáng của từng mùa mà lượng tưới nước vào mỗi mùa có khác nhau. Vào mùa khô, cần tưới nước thêm để gia tăng độ ẩm cho cây. Nếu trồng Lan trong nhà thì nên đặt cây trên khay nước chứa đá sỏi để cây không bao giờ bị úng nước. Nếu trong nhà kính, chỉ cần tưới trên sàn nhà hoặc sử dụng hệ thống bốc hơi nước để gia tăng ẩm độ.

* Phân bón: Ở giai đoạn cây cần sinh trưởng, ta cần bón cho lan phân có hàm lượng nitơ cao (30-10-10). Ngay khi cây đã trưởng thành cần bón thúc phân có hàm lượng 10-20-10 để kích thích trổ hoa. Chỉ nên tưới phân cho lan từ 2-3 lần trong 1 tháng vào mùa hè và 1-2 lần trong tháng vào mùa đông.

* Ánh sáng: Hầu hết các loại lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ.

* Nhiệt độ và sự thoáng khí: Có hai nhóm, nhóm Lan có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24-27°C vào ban ngày, khoảng 16°C vào ban đêm; còn đối với nhóm Lan có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 22°C vào ban ngày, khoảng 12°C vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ không bị cháy.

* Trồng trong chậu: Có thể sử dụng chậu bằng plastic hay đất sét đều thích hợp. Mỗi chậu chứa tối đa từ 3-5 cây con (giả hành), đặt sâu vào khoảng nửa chiều cao chậu. Giá thể nuôi trồng có thể dùng 40% vỏ cây thông, 30% dương xĩ, 15% đá thô, 15% cát. Giá thể trong chậu dùng để trồng không quá dày để không khí có thể lưu thông tạo sự thoáng khí. Cứ sau 1 năm thay chậu 1 lần để lan phát triển tốt hơn. Khi thay chậu hay giá thể cho cây, thật cẩn trọng vì rễ của cây rất ít, mảnh và dễ nhạy cảm.

2. Giới thiệu kỹ thuật trồng Lan Paphiopedilum trong nước (Hydroponics) với giá thể LECA:

Trồng lan trong nước với giá thể viên LECA (LECA pebbles-Lightweight Expanded Clay Aggregate) hiện cũng đang được ưa chuộng nhiều trên thế giới vì tiện lợi và thẩm mỹ có thể đặt ở bất kỳ nơi nào. Vì các viên LECA này sẽ thay thế giá thể nuôi trồng cung cấp dinh dưỡng, ẩm độ, tạo sự thoáng khí tốt hơn và ít bị bệnh hơn, không sợ bị úng nước hay mục nát và cũng hạn chế việc thay chậu. Lan Paphiopedilum là một trong những loài nuôi trồng trong nước dễ nhất. Cũng như với bất kỳ loài lan khác, thời gian tốt nhất để nuôi lan trong nước là sau khi tất cả hoa đều tàn. Bao gồm các bước sau:

* Bước 1: Rửa các viên LECA với nước sạch để loại bỏ bụi dơ. Sau đó ngâm qua đêm trong dung dịch kích thích tạo rễ mới và kháng bệnh (KLN rooting solution).
* Bước 2: Cẩn thận lấy cây ra khỏi chậu.
* Bước 3: Cẩn thận loại bỏ tất cả hổn hợp giá thể còn dính trên rễ. Cố gắng không làm gãy bất kỳ rễ nào của cây vì rễ của Paphiopedilum rất dài và mảnh như sợi tóc, giống như những cái chân của con nhện.
* Bước 4: Rửa các rễ thật kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn giá thể môi trường củ còn dính lại để hạn chế sự gây nhiễm cây.
* Bước 5: Cho các viên LECA vào, cẩn thận đặt cây sâu hơn nửa chiều cao của chậu để giữ cây ổn định.
* Bước 6: Xếp chặt các viên LECA để chắc chắn không có khoảng không nào.
* Bước 7: Đặt dụng cụ đo lượng nước (water gauge) vào và đặt chậu cây vào dụng cụ trang trí.

Cách Trồng Quế Lan Hương – Lan Quế

Lan giáng hương thơm, hay còn gọi quế lan hương – Aerides odorata: thuộc dòng Giáng hương, dễ sống, dễ trồng, bộ rễ phát triển mạnh, ghép nhiều thân thành một giò nhìn rất đẹp mắt.

Hoa chùm thường màu ngà có lưỡi cong như quả ớt, cực thơm, một trong những loại lan được người chơi lan ưa chuộng và săn đón nhiều nhất. Hoa nở vào mùa thu khoảng tháng 9-10 dương lịch.

Giáng hương thơm (Aerides odorata), ở Huế thấy gọi là quế lan hương, có 2 màu tím hồng và trắng. Màu trắng ngà ở Huế có nhiều. Còn giáng hương hồng nhạn (hay hồng sắc) có nơi cũng gọi là giáng hương lá dày (cũng thấy gọi tên latinh là aerides crassifolia.

1. Cách xử lý khi bạn mới mua cây lan quế lan hương về:

+ Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên. Sau đó, rửa sạch rễ và lá bằng nước, cắt bỏ rễ già và rễ hư, ngâm rễ vào physan sát khuẩn 1h và để khô rễ. Ngày hôm sau, tôi pha hỗn hợp:

1 thìa cafe đường
1 thìa cafe NKP 30-10-10
1 viên tránh thai (hoặc 3-4 giọt Atonik)
4 lít nước

Ngâm quế lan hương (Aerides Odorata) trong hỗn hợp này trong khoảng 4-8 h.

Hoặc có thể phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới.

+ Sau đó, bạn treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.

+ Sau khi ghép trồng, không tưới trong 3 ngày và sau đó để cây nơi thoáng, mát và có ẩm tương đối ~70%. Sau đó tưới nước phun sương nhẹ + bón B1 nhẹ (1/2 liều lượng) cho đến khi cây ra rễ.

Lan giáng hương thơm - quế lan hương Aerides Odorata
Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.

Trồng cây lan Giáng Hương thơm vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.

Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan ½ muỗng càphê phân bột  trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì  tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần. Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)

Quế lan hương, hoa lan quế lan hương
Giáng hương thơm - lan quế.
“Thông thường sẽ gặp 2 loại lan quế, một loại lá dầy và mau cho hoa trắng muốt và to, một loại khác cũng là lan quế nhưng lá nhỏ và mỏng hơn gần giống với lá của cây tam bảo sắc nên khi mua chưa có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm lẫn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn cho hoa ngả sang màu vàng xanh kích thước nhỏ hơn so với loại trắng. Cả hai loài cùng nở vào khoảng đầu tháng tám âm lịch thời gian hoa nở trên 15 ngày, có mùi thơm và hương thơm nhất vào buổi chiều tối và tối, nếu có một giò lan quế thì bạn sẽ nức mũi khi hoa nở – vuonhoalan.net”
Nguồn: vuonhoalan.net

Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium

Treo giò lan phải treo chậu có cùng chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

Dendro mùa xuânChọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

1. Làm nhà lưới trồng lan

Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị vướng. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu có cùng  chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

Giàn treo lan
Giàn treo lan
Kệ để lan: Chúng ta có thể làm kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa bằng chậu, không phải tốn móc treo và tầm vông giữa giàn; đồng thời để được nhiều chậu.
Kệ để lan - Giá để lan
Kệ để lan
Ngoài ra chúng ta có thể làm luống để trồng

2. Yêu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây rụng lá.

Ánh sáng: Lan Dendrobium rất cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Ánh sáng quá cao làm cây bị cháy lá. Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.

Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm 50-80%

Độ thông gió: Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

3. Cách trồng lan dendrobium

Cây giống dendrobium mới mua về phải đặt ở vị trí thoáng mát, và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi trồng.

Giá thể trồng thông thường trồng bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa, gạch… Nhưng phải sát trùng trước khi trồng. Chậu thường dùng là chậu nhựa hoặc chấu đất

Trồng lan trong chậu nhựa
Trồng lan trong chậu nhựa

Cách trồng:

Cách trồng Dendrobium phổ biến nhất hiện nay là trồng trong chậu. Trồng cây sát mép chậu và hướng chồi phát triển nằm phía trong. Trồng chặt để không bị lung lay.

Trồng trên thân cây:

Có thể trồng trên thân cây sống hoặc thân cây đã chết. Đối với cây sống trong quá trình trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh sáng phù hợp với lòai lan được trồng. Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị lan vào thân gỗ và chăm sóc

4. Cách chăm sóc

Tưới nước: Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều. tưới ướt lá và giá thể

Bón phân: Có thể tạm chia 3 giai đoạn chính để bón phân cho lan:

a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô mang ra vườn ươm đến khi ra đến vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6 tháng)

Một số loại phân thường dùng:
Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước
NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 0.5g-1g/l
Vitamin B1 dùng 1ml/lít

Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để tưới cho lan con.

b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất đến cây trưởng thành:
đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất

Một số loại phân thường dùng:

Phân cá Fish Emulsion 1ml/l
NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
Vitamin B1 dùng 1ml/lít
NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

Cách dùng:

Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3 tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó phun lặp lại phân 30-15-10 và Vitamin B1 như từ đầu.

Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.

c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa và nuôi hoa:

Đây là tuổi liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa và độ bền của hoa

Một số loại phân dùng:

NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
Vitamin B1 dùng 1ml/lít
NPK 6-30-30 1g/l

Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau.

Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben

Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…