Danh mục lưu trữ: Họ nhà cau

CÂY CAU TRẮNG

Cau trắng có tên khoa học là Veitchia merrillii.

Trong khi cau kiểng vàng, cau kiểng đỏ được gọi tên theo màu sắc của bẹ lá, thì một loài cau kiểng khác lại được gọi tên theo màu hoa, đó là cau trắng.   

cây cau trắng - hoacanhbuonhoa
Cây trưởng thành thường cao 5-7 m, trong điều kiện sống tối ưu, có thể lên tới 10 m. Khi mọc tự nhiên, cây mọc đơn độc, nhưng để tôn tạo cảnh quan, có thể trồng cụm 2-3 cây. Nó là một loài cây thân cột thường xanh, với thân hình trụ tròn có những đốt thân rất ngắn, các vết sẹo lá gần như xếp san sát vào nhau. Toàn bộ lá kép lông chim tập trung ở đỉnh thân thành một tán rộng khoảng 2-3 m, mỗi lá dài khoảng 1,5 m, mang nhiều lá phụ hẹp, thon, màu xanh sáng. Với hình thái lá vòng cung, mềm mại và sự phối màu hoa quả đặc trưng, cau trắng đã trở thành một loài hấp dẫn, rất được ưa chuộng nên đã nhanh chóng có mặt khắp nơi, nhất là những vùng nhiệt đới châu Á.
Khi được trồng ở điều kiện tốt, một cây cau trắng ở tuổi thành thục mà sung sức, cùng thời điểm có thể cho ra nhiều buồng hoa liên tục. Mỗi buồng hoa bao gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa, khi toàn bộ hoa nở, nhị phun tua tủa, cả bao hoa và nhị đều phát một màu trắng xóa. Do thế, nhiều khi cùng lúc thân cau trắng mang cả một tập hợp hoa lẫn quả non màu trắng bao quanh một đoạn trục thân trông tựa một pháo hoa treo lơ lững rất ấn tượng. Những lúc này, cây cau trắng nổi bật trên nền màu xanh của thảm thực vật đồng hành hoặc không gian kiến trúc màu sẫm phông nền rất dễ nhận dạng.
cây cau trắng
Trồng thành hàng trông rất đẹp
 Vẻ thẫm mỹ của cau trắng không chỉ ở màu trắng của bông hoa và quả non. Khi quả lớn dần, vỏ quả chuyển sang màu xanh sáng, rồi xanh sẫm để cuối cùng chuyển sang màu đỏ chói rất hấp dẫn. Cũng có nhiều trường hợp, cùng lúc trên cây vừa có buồng hoa đang nở trắng xóa, vừa có buồng quả non nõn nà màu trắng, hay trắng xen quả xanh, vừa có buồng quả màu xanh mướt, hay buồng quả xanh xen quả đỏ và buồng toàn quả màu đỏ chói. Lúc này, trông nó như một búc-kê hoa đủ sắc màu rất đẹp. Có lẽ, do tính chất đặc trưng đó mà nó đã được gán cho cái tên tiếng Anh là Christmat palm. Cũng chính đặc điểm này khiến cho cau trắng vốn có nguồn gốc ở một vài vùng hạn hẹp trên đất nước Philippines đã nhanh chóng lan tỏa khắp các vùng nhiệt đới trên toàn cầu. Trước khi được giới thiệu khắp nơi làm cây cảnh quan, nó được trồng khắp các không gian mở của thủ đô Manila nên đã có tên Manila palm.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện khí hậu tương đồng với vùng nguyên sản của cau trắng, nên từ khi nhập trồng, chẳng bao lâu cau trắng đã lan tỏa khắp nhiều nơi, đặc biệt là ở nhiều khu đô thị. Chúng thường được trồng ở các biệt thự, các không gian mở của các khu văn hóa, các chung cư, các điểm văn hóa, khách sạn… Ngày nay chúng còn được trồng phổ biến ở các công viên, có nơi còn đưa trồng ở dải phân cách hoặc cả vỉa hè các đường lộ. Ngoài trồng đất có thể trồng cau trắng trong chậu. Khi trồng chậu có thể dùng để trang trí cả ngoại thất lẫn nội thất. Tất nhiên khi đưa vào nội thất phải chọn những góc có đủ sáng để cây sinh trưởng, phát triển bình thường, vì nó là cây ưa sáng toàn phần, chịu che bóng nhẹ.
Khi trồng cau trắng cần lưu ý, ngoài điều kiện sáng, nó là cây thích đất giàu mùn, ẩm, nhưng phải thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây vẫn có khả năng chịu hạn, đất nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển được trên nền đất cát, đất nhiễm mặn nhẹ. Muốn có giống trồng phải nhân bằng hạt, và phải mất thời gian 2-3 tháng để hạt nảy mầm.
quả cau trắng
Quả cau trắng

hoa cây cau trắng
Hoa câu cau trắng
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây cao đến 10 m, thân tròn đều, đốt sát nhau (dấu vết lá rụng). Lá kép lông ở đỉnh thân, màu xanh bóng, dài đến 1,5 m, lá phụ hẹp nhọn, cuống lá màu xanh trắng.
Hoa, Qủa, Hạt: Cụm hoa mọc ra từ các đốt nơi lá rụng, mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa màu trắng. Quả hình trái xoan cứng, mập  khi chín màu đỏ.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Chậm.
Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt. Nhu cầu nước trung bình.
Tham khảo caycongtrinh.vn

CÂY SƠN TUẾ

Tên phổ thông: Sơn tuế, Vạn tuế.

Tên khoa học:

Họ thực vật: Cycadaceae (Thiên Tuế).

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia.

Phân bố ở Việt Nam:
 cây sơn tuế
Thiên Tuế – loại cây sống lâu năm và lâu lớn. Hàng năm chỉ ra hai vòng lá. Hình dáng trông đẹp mắt, được ưa chuộng. Được trồng làm cảnh trong sân vườn hoặc trồng trong chậu để trang trí nội thất, được dùng làm kiểng bonsai thật tuyệt. Thiên tuế được nhân giống bằng cách tách các chồi non quanh thân cây mẹ hoặc ở dưới gốc cây mẹ. Lựa chồi có thân củ hơi to một chút, cây dễ sống hơn. Thiên tuế có nhiều loại như: Cây Sơn tuế (Thiên tuế biển) Cycas circinalis Linn, Cây Sơn tuế đỏ (Sơn tuế Xiêm) Cycas siamensis Miq, Thiên tuế Cycas pectinata Griff., Thiên tuế Bắc Cycas bellifonti (Lindl & Rod), Cây Thiên tuế uốn (C. Vạn tuế) Cycas revoluta Thunb.,Vạn tuế Trung (Vạn tuế chim) Cycas immersa Craib, Vạn tuế Nam (Sam tuế) Cycas micholitzii Dyer, Thiên tuế củ tròn Ceratozamia spirralis…
Thiên tuế là loại cây sơn địa. Để một cây Thiên tuế sống tốt nên trồng trong đất đen pha cát, thoát nước nhanh; có phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai càng tốt. Nắng sáng hoàn toàn 100%. Chịu được khí hậu nóng và khí hậu ôn đới (15oC – 34oC). Ít bị sâu rầy phá hại. Tuy nhiên cũng phải phòng trừ các loại sâu ăn lá, cuốn lá. Cây chịu ẩm ướt, nếu trồng chậu ngày nên tưới 2 lần.
cây sơn tuế -  thiên tuế
Theo kinh nghiệm chơi cây Thiên tuế các nghệ nhân truyền lại, để tạo hình cho cây Thiên tuế một kiểu đẹp thì chọn hai cây có thân nhỏ, dài khoảng 20 hoặc 30 cm, đặt chúng nằm trên mặt chậu (chậu vuông dài và thấp) mỗi cây một chậu rồi đắp đất lên gốc. Ngọn cây sẽ mọc đứng lên và rễ cây do để nằm, sẽ mọc theo gốc để xuống đất. Sau một hai năm, cây sẽ có hình con chó để trang trí ở trước cửa nhà. Hoặc để làm cho cây có lá ngắn khi trồng chậu thì sau khi vòng lá mới hết chu kỳ tăng trưởng, cắt bỏ. Vòng lá thứ hai kế tiếp sẽ mọc ngắn hơn vì thiếu chất dinh dưỡng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần cây Thiên tuế cuối cùng sẽ có bộ lá ngắn. Còn muốn cho cây thiên tuế nổi lộ lên một cách rõ nét thì dùng một ít bột giặt và một bàn chải nhỏ rửa thân cây, xối nước cho thật sạch hết bột giặt. Mươi ngày sau theo rìa mắt lá trên thân sẽ nổi lên một lớp nhung thật nhuyễn màu lợt hơn, khi nhìn vào các mắt lá này có hình những cây quạt xếp liền nhau trên thân cây rất đẹp. Cây Thiên tuế kiểng mang vóc dáng uy nghi, đẹp cổ kính, là một trong những loài cây kiểng có giá bán cao hiện nay./.
Nguồn Congviencayxanh.com

CÂY VẠN TUẾ

hoa cay vạn tuế - hoacanhbuonho

Cây có nguồn gốc từ Châu Á, thân hình trụ, ít khi chia nhánh. Lá cây mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân. Lá hình lông chim, phiến lá phụ nhẵn bóng, màu xanh đậm, cứng, đầu như gai nhọn.
Với đặc điểm tán cây xòe rộng, lá cây cứng và nhọn, cây phù hợp trồng ngoại thất các tòa nhà, công trình công cộng, hoặc trồng trong những chậu cỡ đại để trang trí các sảnh ngoại thất. Chậu cây cũng hay được chọn để đặt ở hai bên cửa chính của các tòa nhà, nhà hàng, khách sạn, vì được coi là loại cây quý, góp phần phù trợ cho công việc kinh doanh của chủ nhân. Giới sinh vật cảnh xếp vạn tuế vào vị trí thứ ba trong bộ “Tam đa” sinh vật cảnh: Phúc (sung), Lộc (lộc vừng), Thọ (vạn tuế).
hoa cay vạn tuế - hoacanhbuonho

 

cay vạn tuế - hoacanhbuonho
Cây vạn tuế nở hoa ở sân TAND tỉnh Lâm Đồng

Cây vạn tuế là một loài thực vật xanh tốt cả năm, chủ yếu là loại cây dùng để làm cảnh. Nếu như có điều kiện sinh trưởng phù hợp, khoảng 20 năm thì cây sẽ ra hoa kết quả. Nguồn gốc của cây vạn tuế ở vùng nhiệt đới, với điều kiện khí hậu ở đó rất thích hợp, sau khoảng mười mấy tuổi khi đã trưởng thành thì mỗi năm nó sẽ ra hoa một lần. Nhưng nếu như cây vạn tuế được trồng ở vùng đất ôn đới và cận hàn đới sẽ không phù hợp cho sự phát triển, cây sẽ không cao và không bao giờ có hoa.
Thông thường cây vạn tuế cao chừng vài mét, thân cây thô và thẳng, lá giống hệt như lông chim và mọc ở trên thân cây. Hoa nở trên ngọn của thân cây, hoa đực và hoa cái không ra trên cùng một cây: hoa đực giống hệt lõi của hạt ngô, còn hoa cái thì do những chiếc lá non hình lông chim tạo thành hình nửa bán cầu, bên ngoài có mọc rất nhiều lông nhỏ.
Sưu tầm.

CÂY CAU VÀNG

Nguồn gốc từ Mađagaxca, đảo Mauritius. 

Cau vàng là cây bụi mọc thẳng, thân màu xanh pha vàng. Vì cây đâm chồi từ gốc nên mỗi gốc thường có từ 2-5 thân mọc chụm với nhau. 

Cây cao từ 1,5 đến 2,5m, nếu để ngoài tự nhiên cây còn có thể phát triển cao nữa. đường kính 6-12cm, có đốt rõ. Lá kép lông chim, bẹ không xơ, phiến lá chẵn, non có màu xanh, lúc già có màu vàng và rủ xuống. cụm hoa chùm ở thân cây già, mo màu vàng và lớn.

cay cau vang - hoacanh buonho 
     Với các đặc điểm khá đẹp và bắt mắt, cau vàng đã được sử dụng làm cây cảnh trang trí văn phòng hay cảnh quan nội thất. Cây thích hợp trang trí ở cổng chính ra vào, sảnh hành lang lớn hay ở các khu vực cảnh quan điểm nhẫn của công trình.
     Hiện nay cây cau cảnh được trồng nhiều ở miền Nam, cây trồng bằng cây con, gieo hạt phải gieo trong chậu cát tưới ẩm thường xuyên. Khi cây ra hai hay ba lá mầm mới đem giâm, khi có 4 đến 5 lá thật mới đem trồng.
      Ý nghĩa phong thủy: Không những mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn phòng mà còn giúp lọc sạch không khí, mang lại không khí mát mẻ, yên bình.
cay cau vang - hoacanh buonho
      Cách chăm sóc:
Ánh sáng: Cau vàng là một loài cây ưa ánh sáng, nhưng cũng có thể sống tốt với việc thiếu sáng. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất bạn nên để cây dưới ánh sáng như gần cửa chính hay cửa sổ.
Nước: Chính vì khả năng thoát ẩm vào không khí làm con người cảm thấy tươi mát nên cau vàng cần tưới nước thường xuyên để không bị thiếu hụt lượng nước. Không nên để cây sống trong đất quá ướt hoặc quá khô. Bạn có thể dùng đá cuội xếp bên dưới chậu cây và đổ nước vào đó sao cho mực nước thấp hơn các lỗ thoát nước của cây để giữ ẩm cho cây và để ngăn cản sự bay hơi nước.
cay cau vang - hoacanh buonho 
Nhiệt độ: Cây cau vàng ưa sống ở những nơi có khí hậu ấm áp, không quá lạnh và nóng. Nhiệt độ thích hợp cho cây vào khoảng 30 độ, cây cũng có thể sống một thời gian ở nhiệt độ -2 độ nhưng sẽ dễ chết vì lạnh. Nếu phòng bạn thường xuyên sử dụng điều hoà nhiệt độ thì không nên trồng cau vàng trong phòng.
Đất trồng: Vì cau vàng là loại rễ chùm, phát triển mạnh nên cần chuần bị một chậu to để trồng cây, nên trồng cây ở loại đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Sưu tầm.

CÂY KÈ BẠC – MỘT CÂY ĐẶC BIỆT CỦA HỌ NHÀ CỌ

Tên thực vật: Bismarckia nobilis,thuộc: Arecaceae.

Tên thông thường: Bismarck Palm.

Tên Việt hóa: Kè Bạc.

CÂY KÈ BẠC

Thông tin chung:

Cọ Bismarck (Bismarckia nobilis) là một trong những giống thú vị nhất trong gia đình cọ. Không giống như các loài cọ khác, từ nách lá của Bismarck có màu bạc đổ dài ra tất cả các nơi trên tán cây. Bởi vì giá trị trang trí của nó, Bismarck thường được trồng như một cây phong cảnh.

Cọ Bismarck là cây bản địa thường xanh lớn ở Madagascar. Kè Bạc có thân trụ lớn và tán lá đối xứng bao gồm bẹ lá dài, lá cọ lớn vươn ra như bàn tay, bẹ lá có chất sáp, màu bạc sang màu xanh, lá cọ hình quạt. Hoa của nó có màu vàng và đâm ra từ trong nách lá.

Cây chịu hạn và ưa nhiệt, cọ Bismarck đòi hỏi ánh sáng mặt trời đầy đủ và bao phủ trong một phạm vi rộng,chịu các loại đất thoát nước tốt. Tăng trưởng của cây sẽ tốt hơn nhiều nếu được nước đầy đủ và phân bón trong những tháng nóng nhất. Kè Bạc là cây cọ trang trí tuyệt vời với một sự hiện diện nổi bật ở trung tâm khi trồng đơn lẽ hay trồng thành cụm, cho mỗi tán lá mở rộng. Tránh trồng cây này trong cảnh quan nhỏ. Ngoài ra,xen giữa nền lá xanh là màu bạc tự nhiên,tạo thêm một chút lạnh dịu dàng cho không gian ngoại thất.

CÂY KÈ BẠC
Nguồn ONLINE.

CÂY CỌ NHẬT

Tên Sản Phẩm: Kè nhật/pháp
Tên Tiếng Anh: Red Latan Palm
Tên Khoa Học: Latania lontaroide
Họ: Arecaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Đảo Mascarene
Phân bố: Miền Nam – Việt Nam
 cay-co-nhat 1
Đặc điểm hình thái: Cây thân cột cao không đến 2m, màu xám có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở đỉnh, dạng quạt dài 0,6-1,2m, chia thùy nông, đầu thùy lõm lại thành 2 phiến nhỏ, màu xanh bóng nổi bật gân chân vịt. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa mọc ở gốc lá rụng, dạng chùm cong chia cành nhánh nhiều, dài 20cm. Quả hình cầu nhỏ màu xanh khi chín màu đỏ cam.
cay-co-nhat
Đặc điểm sinh lý sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Chậm
Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt, trồng cổ rễ cao hơn miệng hố. Nhân giống từ hạt.  Nhu cầu nước trung bình.

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.k17rfBSS.dpuf

Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Cọ giúp làm sạch bầu không khí khỏi các hóa chất như ammonia và tránh côn trùng.
Cây còn có khả năng làm giảm kim loại nặng trong không khí và đứng thứ ba trong các loại cây tốt nhất có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, theo một thí nghiệm của NASA.

Cây cọ rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần tỉa lá ngả vàng do sự tích tụ của muối và khoáng chất. Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất.
Nên để cây cọ ở trong phòng khách vào những góc rộng rãi, thoáng mát, vừa tránh bị úa vàng lại thể hiện được hết vẻ đẹp khoáng đạt của chúng.

Mô tả: 

Cọ Nhật có hình dáng khá lạ mắt với lá cây hình thành nên từng bản tròn với các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cây mọc thành cụm và hình thành nên tán cây xòe rộng khá đẹp.
Cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng và nhiệt độ thấp.
Dịch vụ thuê cây văn phòng của Greeningoffice bao gồm:
– Chăm sóc cây mỗi tuần từ 1-2 lần, thay cây mới ngay khi cây có dấu hiệu yếu (vàng lá, úa lá,….)
– Đổi cây mỗi tháng tối thiểu 1 lần để đảm bảo không gian của Quý khách luôn tươi mới.

Xuất xứ: 

Nhật Bản

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.CPOhgQFM.dpuf

Mô tả: 

Cọ Nhật có hình dáng khá lạ mắt với lá cây hình thành nên từng bản tròn với các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cây mọc thành cụm và hình thành nên tán cây xòe rộng khá đẹp.
Cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng và nhiệt độ thấp.
Dịch vụ thuê cây văn phòng của Greeningoffice bao gồm:
– Chăm sóc cây mỗi tuần từ 1-2 lần, thay cây mới ngay khi cây có dấu hiệu yếu (vàng lá, úa lá,….)
– Đổi cây mỗi tháng tối thiểu 1 lần để đảm bảo không gian của Quý khách luôn tươi mới.

Xuất xứ: 

Nhật Bản

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.CPOhgQFM.dpuf

Trong một không gian làm việc năng động “Cây xanh văn phòng” sẽ giúp cho hiệu quả công việc được cao hơn, giảm áp lực công việc, mang lại sự sảng khoái và hưng phấn cho người lao động, tăng khả năng sáng tạo và tích cực trong công việc.

Bonsaivietnam.net
Sưu tầm.

CAU ĂN TRẦU CÂY CẢNH TRANG TRÍ SÂN VƯỜN

Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi đối với các công viên, khu du lịch. Trên các công trình giao thông cũng có thể trồng cây để tạo cảnh quan, giảm bớt khói bụi.

 Cây cau cho trái dùng để ăn với lá trầu không nên gọi là cau ăn trầu để phân biệt với các loài cau khác, cây cau ăn trầu được trồng hầu như trên khắp nước Việt Nam ta, trước kia người ta trồng cây cau chủ yếu hái quả để ăn với lá trầu, nay được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn.
cau an trai, cau canh quan

 Cây cau ăn trầu có thân cột mọc thẳng với chiều cao trưởng thành khoảng 15-20 mét, đường kính gốc thân từ 10-15 cm, toàn thân không có lá mà chỉ còn nhiều vết lá cũ mọc và chỉ có ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chim.

Lá cây cau có bẹ to, mo ở bông sớm rụng, hoa đực nhỏ màu trắng có 6 nhị, hoa cái to, quả cau hình trứng to bằng trứng gà, bì quả có sợi, hạt có chứa nội nhũ xếp cuốn, màu nâu nhạt có vị chát.

cau an trai, cau canh quan
 cau an trai, cau canh quan
Nhân giống và cách trồng trang trí sân vườn
Cây cau nhân giống bằng cách gieo trái khi chín vàng, sau khi hái trái cau chín 3-5 ngày thì dùng dao bén cắt một lớp mỏng phía đầu vỏ quả xong đem ủ vào đất ẫm, khoảng vài tuần quả cau sẽ nẩy mầm, khi cây cau con cao từ 25-30 cm thì đem ra trồng cây ra đất hay bầu đất.
Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi.
Cây cau ăn trầu ít khi sâu bệnh, không kén đất, trồng cây cau làm cây cảnh thì có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay ánh sáng một phần.
Tùy vào khoảng cách các đốt lá trên thân mà có hai loại cau, loại đốt lá thưa dài cây mọc nhanh là cây cau hay trồng khai thác trái, còn cây cau lùn có đốt lá khít thân cột mập hơn, cây này sinh trưởng rất chậm chiều cao cây thấp, có nơi gọi là cây cau hương.
Tuy nhiên trái cau ít khi giử được đặc tính sinh học của cây bố mẹ do khả năng giao phấn nên có thể cho thế hệ cây cau con thường bị lai giống. 
Tổng hợp nguồn Internet.

CÂY ĐỦNG ĐỈNH LOÀI CÂY HOANG DẠI

Thật ra, đùng đình bụi là một loại cây thường mọc hoang dại, ít ai trồng. Chúng mọc được trên nhiều loại đất ẩm và có mặt khắp các vùng sinh thái, từ miền núi đến đồng bằng, từ đất liền đến hải đảo. Khả năng tái sinh của đùng đình bụi rất mạnh. Do khả năng sản sinh hạt lớn, một bụi đùng đình trưởng thành có thể nhân giống tự nhiên hàng trăm cây con trên mảnh đất hoang vài trăm mét vuông, đủ ẩm, không người kiểm soát.

  Cây đủng đỉnh, còn gọi là cây Móc, tên khoa học là Caryota mitis; là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae
    Thân hình trụ, mọc thành bụi, do đâm chồi từ gốc. Thân do nhiều bẹ lá tạo thành. Lá kép lông chim hai lần, dài 1 – 2 m, gồm nhiều lá chét mọc so le. Phiến lá hình tam giác lệch, gốc nhọn, bìa trên có răng cưa nhỏ, dài 15 – 20 cm, gân lá xếp như nan quạt, phiến lá dai.
Cụm hoa gồm 5 – 6 bông mo, mỗi bông mo dài 30 – 40 cm, mang hoa dày đặc. Hoa đơn tính cùng gốc, mỗi hoa cái có kèm 2 hoa đực. Mỗi chùm hoa gọi là buồng. Khi mang trái gọi là buồng trái (kiểu như gọi buồng cau). Buồng hoa mọc từ thân ra, trên trước, dưới sau, do đó quả của buồng trên trưởng thành trước quả buồng dưới. Quả hình cầu, đường kính 1 – 1,5 cm, vỏ nhẵn màu đen, mỗi quả có 1 hạt.
cay dung dinh - cay canh quan
    Cùng chi Caryota với cây đùng đình bụi vừa nêu, ở Việt Nam còn có một số loài đùng đình khác nữa. Trong số đó, có một loài chỉ mọc đơn độc từng cây một, không thành bụi, thường được gặp ở vùng rừng núi của nhiều tỉnh từ vùng Tây Bắc cho đến khu vực miền Trung Việt Nam, được gọi là đùng đình núi, có nơi gọi là móc, với tên khoa học là Caryota urens. Đây là một loài thân cột to lớn, có thể cao đến 10-15 m, đường kính thân 40-50 cm. Lá kép lông chim, có lá chét xẻ thùy hình tam giác, mép ngoài dài hơn mép trong, có răng cưa không đều phía trước. Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40 cm. Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15 mm, màu đỏ nâu khi chín, có vỏ ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạt ngọt. Buồng quả thõng, dài tới 2-3 m, trông từ xa tựa như mái tóc xõa dài của một cô gái miền sơn cước, và khi quả rụng hết để lại xương buồng màu trắng xám, trông tựa như chòm râu của một tiên lão rất đẹp.  
cay dung dinh
Lá cây đủng đỉnh
     Do hiện hữu rộng khắp nên đùng đình cũng tạo nên một mối quan hệ khá đặc sắc với cuộc sống đời thường của cộng đồng dân cư người Việt nhiều nơi. Nó đã góp phần vào các hoạt động đời thường, dần dần hình thành nét văn hóa dân gian cho một số nơi. Lá đùng đình thường được dùng để trang trí trong các dịp lễ hội ở nhiều vùng nông thôn. Dựng một cổng chào, người ta dùng thân tre làm sườn và dùng lá đùng đình để kết lợp trang trí. Lá đùng đình cũng được sử dụng làm chổi quét nhà, sân vườn. Nhiều nông dân treo những bó lá đùng đình trong chuồng gia súc với quan niệm trừ khử những rủi ro có thể đến bất chợt cho gia súc của họ. Cũng có người treo lá đùng đình trước hiên nhà và tin rằng sẽ trừ được sự đột nhập của ma quỷ. Chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn. Biết được quả đùng đình gây ngứa, nhiều trẻ con đi nhặt về ném cho gà ăn gây ngứa cổ gáy khan, cho dù đó là gà mái, xem đây là một trò chơi thú vị. 
Đối với dân gian vùng đồng bằng, cây đùng đình chỉ là dạng cây bụi mọc hoang, là khách không mời mà đến. Khi nó mọc ở góc vườn, ở khu đất hoang, ở bờ bụi, dễ có cơ hội tồn tại và phát triển, sau một thời gian sinh chồi nảy con, tạo thành bụi lớn với nhiều thân cột thon mảnh, có thể cao tới 3-4 m.

cay dung dinh
Quả cây đủng đỉnh rất đẹp

   Đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi sử dụng cây đùng đình núi như một nguồn nguyên liệu làm rượu truyền thống, tương đương với cây đoác (Arenga saccharifera). Ở Thừa Thiên Huế, có lẽ xã A Ngo, huyện A Lưới là điểm đặc trưng có tập quán chế biến rượu trích từ dịch đường của buồng hoa chưa nở của cây đùng đình núi qua lên men với một ít vỏ cây chuồng (một loài cây gỗ trong họ Bứa). Họ cũng gọi là rượu tà-vạc, như rượu tà-vạc làm từ dịch đường của cây đoác (ở nhiều nơi) hoặc từ cây mây voi (ở xã A-Roàng). Vào những dịp lễ hội truyền thống, những ngày ma chay, kỵ giỗ, và đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở A Ngo xem rượu Tà-vạc làm từ đùng đình núi là một loại rượu truyền thống có giá trị. Vào dịp áp Tết, nhiều gia đình cũng bán ra hàng chục lít rượu loại này.

    Do có dáng dấp đẹp nên còn được dùng làm cây cảnh. Ở miền núi, nhiều gia đình có khuôn viên sân vườn rộng, họ thường chọn trồng một vài cây đùng đình núi để vừa làm đẹp cảnh quan vừa làm nguyên liệu chế biến rượu dùng trong nhà. 
Tổng hợp nguồn internet.

CAU ĐUÔI CHỒN

Tên phổ thông: Cau đuôi chồn. 

Tên khoa học: Normanbya normanbyi Họ thực vật: Arecaceae (Cau) Nguồn gốc xuất xứ: Australia. Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam.

đuôi chồn còn được gọi là cau đen, tên khoa học là Normanbya normanbyi,
Cau duoi chon
Đặc điểm hình thái:
    Thân, Tán, Lá: Cây thân trụ đơn độc, sống lâu năm. Thân tròn dài, cao 7-20m , có đốt rõ, nhẵn, màu xanh xám. Lá mọc tập trung ở ngọn thân, dài 3-4m, có bẹ lớn, dài,  mang nhiều lá phụ dạng dải xếp vòng dày đặc trên cuống lá như đuôi chồn.
    Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa lớn mọc ra ở gốc các lá già. Bông mo dài trên 1m, buông rủ xuống và phân nhánh nhiều, nhẵn. Hoa đơn tính. Hoa đực màu trắng. Hoa cái rất nhỏ. Quả hình bầu dục, màu nâu đỏ, gốc có cánh đài còn lại. 

cau duoi chon
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: chậm.
Phù hợp với: cây ưa sáng, thích ấm áp, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng. Đất trồng là đất thịt pha cát, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt, trồng cổ rễ cao hơn miệng hố. Nhu cầu nước trung bình. Nhân giống từ hạt.
Với hình dáng đơn giản cùng đặc tính lọc chất độc trong không khí, cau đuôi chồn mang lại sự gần gũi, bình dị cho không gian trang trí, thích hợp cho nhiều loại hình trang trí sân vườn, công viên, công trình giao thông, công trình đô thị… Cây cũng khá dễ trồng và dễ sống, hiện đang rất được ưa chuộng.
Sưu tầm.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ NHÂN GIỐNG CÂY VẠN TUẾ

Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae.
Cây vạn tuế được trồng là cây cảnh ngoài trời, cây cảnh sân vườn. Cây vạn tuế khi dùng có triệu chứng hay bị rệp trắng. Khi trồng bạn nên phun thuốc rệp cho cây định  kì, dù cây chưa có triệu chứng bị rệp. Có như vậy cây mới phát triển mạnh và ra lá đẹp. Bạn nên phun thuốc cho cây vạn tuế 6 tháng/1 lần.
Theo cảnh báo đăng trên tờ National Tropical Botanical Garden, mọi người không nên tiếp xúc gần hoặc dùng tay bứt lá, hạt, vỏ vạn tuế, bởi có thể bị ngộ độc. 

cay van tue
Cây vạn tuế độc nhất vô nhị

Kỹ thuật trồng, nhân giống cây vạn tuế:
Cây vạn tuế được 3 – 5 tuổi thì sẽ mọc mầm ở cổ rễ. Khi mầm được 2 lá (lá kép lông chim) với bộ rễ mầm hoàn chỉnh có khả năng tự lập, cẩn thận cắt tách ra khỏi gốc mẹ, sau đó trát hỗn hợp đất sét và vôi (tỉ lệ 50:50 theo khối lượng) vào vết cắt để chống nhiễm trùng và có thể thêm xà phòng hoặc mỡ bôi trơn để tăng độ bám và khử trùng của hỗn hợp. Nhúng rễ vào tro bếp hoai như khi hồ rễ mạ hoặc hỗn hợp tro và bùn (tỷ lệ 1:3) để kích thích mọc rễ. Khi nào se mặt bùn, đất rạn chân chim thì mới đem ươm trên đất màu xốp, ẩm, cao ráo.
cay van tue
Cây vạn tuế 800 năm tuổi tại chùa Thiên Quang
Kỹ thuật trồng:
Sau khi giâm 3-4 tháng (nếu mùa lạnh thì lâu hơn) thì đào bầu ra trồng vào bồn hay chậu hoặc đất. Đất trồng cần màu mỡ, phân chuồng ủ cho hoai, không cần đến phân hoá học – chú ý tránh gà ăn mầm non và phòng một số bệnh như muội, vẩy sáp…
Cách chăm sóc và trừ rệp sáp vảy:
Vạn tuế thường bị một loại rệp có tên là rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus, họ Diaspididae) màu trắng rất nhỏ (một, hai ly), mỏng dính bám chặt vào mặt dưới của lá, cuống lá. Chúng có thể làm cho lá vàng dần rồi khô. Tốc độ sinh trưởng của chúng tương đối nhanh, chỉ một thời gian ngắn có thể bám trắng cả mặt dưới lá chét, xung quanh gốc cuống lá kép, bề mặt ngọn cây. Chúng chích hút nhựa cây, lá cây vàng dần. Nếu mật độ rệp sáp vẩy cao có thể làm cho lá cây vàng úa và chết. Để hạn chế tác hại của rệp, có thể kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
– Trước khi trồng cần kiểm tra kỹ cây giống. Nếu thấy có rệp thì dùng bàn chải hoặc cây cọ sơn có lông cứng cọ rửa thật kỹ chỗ có rệp bám để rửa trôi hết rệp.
– Trong quá trình tưới nước, chăm sóc cây nếu phát hiện con rệp nào thì dùng tay tuốt bỏ, rồi giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi nảy nở.
– Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng nên cắt bỏ những lá có nhiều rệp đem tiêu huỷ, số còn lại tuỳ theo mật độ nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt.
– Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Monster 40EC/75 WP, Bian 40EC, Lebaycid 50EC, Mospilan 3EC, Oneol 20EC…hoặc DC – Tron Plus 98,8 EC để phun xịt. Sau khi phụt nước nếu có thể được thì dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây một, hai ngày để thuốc có thời gian xông hơi tiếp tục diệt những con rệp đang ẩn nấp trong các khe kẽ của cây. Sau khi xịt thuốc 2 – 3 ngày nên xịt tiếp một đợt thuốc thứ hai để tiếp tục diệt những con rệp vừa mới nở từ trứng ra. Sau khi xịt vài ngày, nên dùng máy bơm nước áp lực cao xịt rửa cho trôi hết những con rệp chưa chết hẳn vẫn còn đang bám trên cây. 
Bonsaivietnam.net
Sưu tầm.