Danh mục lưu trữ: chamsoccaycanh

Kỹ Thuật Trồng Thâm Canh Bưởi Diễn

Bưởi diễn rất dễ trồng, là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng. Một ha bưởi diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm. Đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng.

1. Giống :

cây bưởi DiễnĐể có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Thực tế cho thấy, phần chi phí về giống rất nhỏ so với các chi phí khác như : nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu, đất đai… Sản phẩm Bưởi Diễn chất lượng cao được các cán bộ kỹ thuật của Chi nhánh Đồng Tâm Xanh hợp tác với các chuyên gia thuộc Trạm Nghiên cứu cây ăn quả Xuân Mai (Bộ Nông nghiệp & PTNT) tuyển chọn nguồn giống tốt nhất từ cội nguồn cây mẹ tại thôn Đức Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do đó, khách hàng yên tâm về chất lượng các loại giống trong đó có cây Bưởi Diễn do Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh sản xuất. Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất, đồng thời nhận liên doanh trồng thâm canh Bưởi Diễn và bao tiêu sản phẩm với khách hàng có diện tích tập trung từ 5 ha trở lên.

2. Đất trồng Bưởi Diễn :

– Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.

– Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho Bưởi Diễn nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.

3. Kỹ thuật trồng, chăm Bưởi Diễn :

a. Đào hố : Nên trồng mật độ là (5 x 5) mét 1 cây. Hố đào (0,8 x 0,8)m hoặc (1 x 1 x 1) m, mỗi hố nên bón lót từ 50-80kg phân chuồng hoai mục, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm.

b. Cách trồng : Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).

c. Chăm sóc :

– Giai đoạn từ khi có lộc mùa xuân và nuôi quả nhỏ tới tháng 8 âm lịch cây cần nhiều nước, nếu thiếu nước lá cây sẽ héo, quả vàng và rụng. Từ tháng 10 trở đi tới khi thu hoạch quả không nên tưới nước cho Bưởi Diễn.

– Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây.

– Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.

4. Phòng trừ sâu bệnh :

Bưởi Diễn thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…

– Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.

– Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.

– Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.

– Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.

– Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.

– Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.

– Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.

– Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

Bonsaivietnam.net ( Sưu tầm )

Cattleya giống 1 năm tuổi

Đặc điểm: Lan Cattleya – The Queen of the Flower ở Việt Nam thường gọi là lan Hoàng hậu hay Cát lan là giống lan cho những bông hoa có hương thơm với màu sắc đẹp nhất

Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, lan Cattleya nuôi cấy mô có đặc tính là cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, có sức chống chịu sâu bệnh cao

Là giống lan sống khỏe và tương đối dễ trồng, lan Cattleya nuôi cấy mô từ 1 năm tuổi phù hợp với mọi đối tượng chơi lan
Luôn xác định chính xác màu hoa của cây giống đang trồng: Màu vàng, màu tím và màu vàng điểm hồng để bạn lựa chọn

Cây Cát lan ra hoa khi cây 2-3 năm tuổi, cây ra hoa vào mùa hè

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên hay còn gọi là sơn trà hoa hay mãn sơn hồng là một trong những loại hoa cảnh được yêu thích ở nhiều nơi trên thế giới bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó.

Hoa đỗ quyên có nguồn gốc ôn đới với nhiều màu hoa như tử quyên đỏ tía, hồng quyên đỏ nhạt, bạch quyên màu trắng và hoàng quyên màu vàng. Cây cảnh mang vẻ đẹp dịu dàng, ôn hoà, nữ tính, với thông điệp “hãy chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ anh (em) nhé!-take care of yourself for me!”
Chọn giống

Trên thị trường nước ta hiện nay sử dụng rộng rãi giống hoa đỗ quyên Bỉ. Đây là giống đỗ quyên cây nhỏ, sai hoa, hoa to, đa dạng có cây còn cho cả hai màu. Các bạn có thể mua giống hạt về gieo hoặc dung phương pháp giâm cành hoặc chiết. Phương pháp giâm và chiết có thể cho thành phẩm nhanh hơn phương pháp gieo hạt.

Đất trồng

Đất trồng đối với giống cây đỗ quyên Bỉ là đất chua, nếu trồng trong đất kiềm có thể làm chết cây. Cách trộn đất: 1/3 là đất mặt, mặt đồi núi càng tốt. 1/3 là đất mùn của các loại lá cây họ thông, tùng…1/3 là phân của bò ngựa hay các loại gia súc ăn cỏ, phơi khô đập nhỏ. Trộn hỗn hợp đất trên với nước giải ngấu và ủ. Ủ càng kĩ thì càng tốt cho chậu hoa của bạn vì chất dinh dưỡng dễ dàng được hấp thu hơn.

Chậu trồng

Cần chọn chậu cân đối với cây, chậu to thì sẽ phải có nhiều đất hơn và lượng nước tưới cũng cần nhiều hơn. Nên chọn chậu có lỗ ở đáy chậu to, miệng rộng để dễ thoát hơi nước. Các bạn cũng có thể lựa chọn chậu hoa Greenbo với thiết kế 2 khay đựng nước riêng biệt dễ dàng điều chỉnh lượng nước.

Tưới nước

Đỗ quyên là loại cây thích thoáng, không ưa nắng. Mùa hè nên thường xuyên mang ra ngoài trời, để ở chỗ râm. Đỗ quyên còn là loại cây khó trồng do ưa chua.

Chỉ tưới khi thấy đất khô. Khoảng 10 tới 15 ngày tưới 1 lần giầm ăn pha loãng 10%, nếu không thì dùng nước vo gạo, nước đậu chua pha loãng mà tưới.
Mỗi tháng 1 lần tưới sunfat sắt pha loãng 0,5-1%, cây sẽ không bị bệnh vàng lá. Không có sunfat sắt thì dùng sắt gỉ ngâm nước pha loãng tưới cũng được.
Khi cần xúc tiến mầm hoa thì tưới phân lân.
Phòng trừ sâu bệnh

Chậu hoa đỗ quyên của bạn có thể bị nhện đỏ, rệp ống, nhện râu ngắn hay bệnh thối rễ, đốm nâu. Khi thấy cây hoa có những hiện tượng của sâu bệnh thì cần phun, xịt những loại thuốc đặc trị để dứt điểm.

Khi thấy rễ cây ăn lan ra cả đáy chậu thì cần thay chậu to hơn, kết hợp với cách trộn đất nêu trên
Bí quyết chung khi chăm sóc hoa

– Tưới đúng cách là bạn thành công 1 nửa (50%)

– Bón phân đúng cách và đúng lúc bạn thành công 30% nữa
– 20% còn lại là do thời tiết.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng kiểng

Là loại thực vật chịu khô hạn và ít sâu bệnh, tuy nhiên để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

Cây Xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.
Nước

Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng.

Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ.

Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần.

Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Dinh dưỡng

Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác. Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 – 15 – 30.

Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: Thời kỳ sinh trưởng Công thức phân bón N – P2O5 – K2O Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20 Kích thích ra hoa 10 – 60 – 10 Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30 Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 – 1.5 g/lít nước.

Cây cảnh – Bonsai
(Sưu tầm)

Kinh nghiệm cắt rễ tỉa cành cho cây cảnh, bonsai

Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì cây cảnh nghệ thuật lại không có giá trị cao như hiện nay.

Sang tháng tư, người làm và chơi cây cảnh có thể căt tỉa cành tối đa vì đây là mùa sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng cắt tỉa như thế nào để sau vài năm hoặc lâu hơn nữa sẽ thành một cây cảnh đẹp, có thể xếp vào hàng cây cảnh nghệ thuật.
Đây là việc làm không dễ dàng, vì nếu ai cũng làm được thì cây cảnh nghệ thuật lại không có giá trị cao như hiện nay. Muốn vậy, người chơi phải kiên trì, không ngừng tìm tòi, học hỏi, phải am hiểu về thực vật học, làm nhiều, mạnh dạn làm sẽ thành công.
Muốn có một cây cảnh, trước hết ta phải có cây phôi. Cây phôi thường dùng là những cây có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, sống lâu năm, sống mãnh liệt. Cây phôi lấy từ các nguồn: ươm hạt hoặc chiết cành, hoặc khai thác ngoài tự nhiên. Cả hai loại đầu có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên là cây phôi dạng nào thì việc cắt tỉa, uốn nắn vẫn là khâu kỹ thuật quan trọng nhất.
Biến đổi cái tự nhiên vốn có của cây mà vẫn không mất đi cái hợp lý, cái tự nhiên của cây, để sau nhiều lần bỏ công sức, trí tuệ, cây có những nét “kỳ” để rồi có “mỹ”, còn “cổ” thì phải chờ vào thời gian kết hợp với kỹ thuật lão hóa cây. Trong bài viết này, tôi xin nêu cách cắt cành, tỉa rễ để bạn đọc tham khảo.
Khi trồng cây phôi nên trồng vào ang, chậu to, chưa được nhiều chất trồng (đất mùn) để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển nhanh. Nhiều người làm ngược lại mà trồng cây vào chậu nhỏ rồi khi cây lớn, sang dần vào ang, chậu lớn vì thế cây phát triển chậm.
Tùy cây mà trồng đặt theo các thế khác nhau để khi cây lớn dễ tạo dáng. Khi cắt tỉa, chú ý cắt tỉa để cả rễ và cành, nhánh.
1. Cắt rễ
Khi cây sung sức là cây có cành lá xum xuê, rễ phụ mọc ra tự nhiên, cành nhiều. Việc để cái nào, cắt cái nào là phải chọn lọc cho đều ở các cành, các phía của thân. Nếu để nuôi nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo đi làm cho cành phát triển to nhanh, khiến tương quan giữa cành và thân mất cân đối. Vì vậy chỉ nên để một ít rễ ở gốc cành rồi bó ốp vào thân để thân chóng to, cũng có thể ghép rễ vào gốc để bệ gốc chóng bự. Ở các cành lớn chỉ để loáng thoáng vài rễ phụ phát ra từ cành làm cho cây sinh động.
Để nhiều rễ mọc ra từ cành thì thân sẽ bị teo nhỏ và cành sẽ to ra khiến giữa cành và thân mất cân đối.
2. Cắt cành
Với cành, ta áp dụng phương pháp cắt chuyển để sau vài lần cắt, cành trở nên khúc khuỷu, uyển hcuyeenr chứ không thẳng đuỗn. Muốn cắt cành, phải quan sát kỹ tổng thể các cành của cây để khi cắt xong cành vẫn phân bố đều, hợp lý, cây không bị khuyết trống. Cũng có thể dùng dây kim loại để uốn và cố định cành song phải tháo gỡ kịp thời khi cành đã lớn, nếu không dây kim loại sẽ làm cho cành có vết hằn sau vài tháng do cây lớn, dây kim loại lặn vào phần vỏ làm mất vè đẹp của cành, nhánh. Có những cây để khoảng cách giữa phần ngọn và các nhánh quá xa, làm mất vẻ cân đối của cây, ta cắt br phần ngọn, chờ các mầm phát ra ở phần còn lại, mầm nào hợp lý dùng làm ngọn, như vậy, nhìn vào tổng thể của cây cân đối, hài hòa.
Hiện nay, trào lưu làm cây tự nhiên theo kiểu “cây đa làng” đang thịnh hành nên việc cắt cành dễ hơn làm theo lối cổ có những niêm luật khắt khe. Tuy vậy, việc cắt tỉa cành, rễ vẫn phải làm thường xuyên và lâu dài, không thể nóng vội được.
Trên đây là vài góp ý tôi đã áp dụng và có những thành công muốn trao đổi với quý độc giả. Rất mong được thỉnh giáo quý vị.

Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp – Bonsaivietnam.net

Hoa lan hồ điệp rất lâu tàn, nếu biết cách chăm sóc hợp lý, bạn có thể chơi được từ 40 – 50 ngày.

Loài lan hồ điệp này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Australia, mọc ở độ cao 200 – 400 m. Khi cây được 1 – 3 năm tuổi thì phát triển mạnh về thân, rễ, lá. Do vậy, thời điểm này bạn cần chăm sóc tích cực nhất.
Thời gian nở
Hoa lan hồ điệp nở tất cả các mùa trong năm. Loài hoa cảnh này có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau. 
Ánh sáng
Lan hồ điệp ưa bóng mát. Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20-35 độ C. Độ ẩm 60-80%.
Cách tưới nước
Mùa đông 2-3 ngày tưới một lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Mùa hè tưới ngày 2-3 lần tùy thuộc vào chất trồng cây lan là sơ dừa hay gỗ mục. Khi tưới, dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi mới tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
Cách tưới phân
Cứ 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10-15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Cây Lan còn tưới phân NPK: 30.10.10. Lan trưởng thành dùng NPK 20.20.20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.
Phòng sâu bệnh 
Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.
Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30.10.10.

HOA SỮA GỌI MÙA THU, HOA SỮA GỢI CẢM XÚC

“Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng là đỏ….”

  “… Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng…”

hoa sua - hoacanhbuonho
Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những du khách phương xa về thăm Hà Nội. Hoa sữa cũng đã đi vào nhạc, vào thơ làm xốn xang bao tâm hồn trẻ, ai mà không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát: “Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa“, rồi “Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp” như nỗi niềm luyến tiếc mùa hoa sữa đã qua gợi bao kỷ niệm. Và còn nhiều lắm, có biết bao bài văn, bài thơ viết về hoa sữa, cây hoa sữa đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Thủ đô Hà Nội.
hoa sua
   Hoa sữa quả là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, Thủ đô yêu dấu nghìn năm tuổi. Bài thơ “Hoa sữa” của nhà thơ Nguyễn Phan Hách có câu: “Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sáng bỗng trở thành thiếu nữ/ Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ/ Hoa sữa thơm ngây ngất bên mặt hồ…” cứ phảng phất mãi trong lòng người.
Trong những ngày này, ngồi nhẩn nha bên cạnh tách cafe, thơ thẩn nhìn ngắm gió trời, nhận ra thêm một mùa hoa nữa lại trở về. Mùa thu khó có thể khiến cho lòng ai buồn bã, nhưng lúc nào cũng rắc vào tim những man mác xôn xao. “Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc/ Mối tình đầu tưởng không gì chia cắt/ Vậy mà tan trong sương gió mong manh …”. Mùi hoa sữa ấy, luôn len lỏi trong những nỗi nhớ vô hình.
Nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên hồ Thiền Quang dù ở bờ bên kia, vẫn thoang thoảng hương hoa sữa bay. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu ?
 
Xa rồi những ngày nắng hạ chói chang nhuộm vàng thành phố, xa rồi những buổi trưa hè rộn rã tiếng ve. Thu về cho thành phố thay màu áo mới, thơ hơn, đẹp hơn trong hương hoa sữa nồng nàn.
 
Hoa sữa giăng đầy trong những con phố cổ kính trong lòng Hà Nội. Cứ đêm về, thong thả, chạy xe chầm chậm hay lang thang tản bộ, hít đầy vào lồng ngực những hương vị nồng nàn của đặc trưng mùa thu Hà Nội, để biết rằng chốn phồn hoa đô hội này dù có bon chen nườm nượp đến bao nhiêu, cũng để lại những dấu ấn nặng lòng, thật khiến cho những người xa xứ thương nhớ da diết …
  Theo vitalk.vn

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG

 cây lộc vừng nở hoa

 1. Kỹ thuật trồng Lộc vừng 

   Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
   Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài hoa mầu đỏ, loài hoa mầu vàng, loài hoa trắng. Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (mùa mưa nhiều). Tuy nhiên, cùng chế độ chăm sóc, nhưng ta thường thấy loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.
   Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
   Khắc phục những trường hợp trên, xin nêu một số kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng trongchậu…như sau:

   Cách trồng:

   Trồng lộc vừng nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu…thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa. 

   Chăm sóc: 

   Cũng tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác. Trồng đảm bảo khĩ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ sung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
   Trường hợp cây lộc vừng trồng trong chậu… không đảm bảo đúng kĩ thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta phai khắc phục ngay bằng cách: Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển. Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân ( từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.
   Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây lôc vừng thực tế tôi đã làm nhiều năm và thấy cho hiệu quả rất tốt, xin nêu để các bạn mới vào nghề SVC cùng tham khảo, thử nghiệm. 
cây lộc vừng giống
Cây lộc vừng con

   2. Ươm trồng cây lộc vừng

   Cây lộc vừng thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ (nước “hai” ảnh hưởng thủy triều) có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường “gắn” lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng gợi cảm. Nhân giống lộc vừng bằng cả 2 con đường: Hữu tính từ hạt đã “chín cây” và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây. Song chiết cành “chắc ăn hơn”, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành “bánh tẻ”. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh “dẫn thủy – liền sẹo” khó phát rễ trong bầu đất), cạo sạch tơ (là mô phân sinh – tượng tầng) rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
   Chú ý: Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đem hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, được nuôi dưỡng dễ dàng.
   Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành (dưới gốc bầu 3 – 5cm) hạ thổ.
   Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh (tránh tia tử ngoại nắng trời) và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ (có mầu vỏ trung gian gốc, ngọn). Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn, ắt phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền… 

cay loc vung - ho hoan hoan kiem
Cây lộc vừng hồ Gươm

   3. Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

   Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
   Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa. 

Sưu tầm.

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CẨM TÚ CẦU

Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu:
 – Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: Giâm cành vào mùa Xuân.
– Cắt đoạn nhánh dài 30-40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.
– Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.
 
Hoa cẩm tú cầu
 
Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu:
 
Tưới nước:
– Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
– Cần tưới nhiều nước vào mùa khô.
– Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.
Tỉa cành:
– Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).
– Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây – cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).
– Chừa lại những cành mùa trước không có hoa để được hoa vào mùa mới – tỉa cành vào tháng 3-4.
Bón phân:
– 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân, lượng  bón thay đổi theo kích thước của cây.
– Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.
– Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow – release) với thành phần10-10-10.
– Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.
Thay chậu:
– Khi hết mùa bông, khi cây ngủ – cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được).
Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: Tưới thật ẩm – để đất khô – bứng lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn – tưới thật nhiều nước – ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.
 
Phương pháp đổi màu cho hoa:
 
Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi. Không những thế, màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất. Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau.
Hoa cẩm tú cầu - hoacanhbuonho
 

Kỹ thuật làm cây cảnh cổ thụ theo ý muốn

Với chế phẩm hoá học CUTF, chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc rễ phát triển to như cây đã trồng 10 năm.

Cây sanh “Bức bình phong” này có tuổi đời hàng trăm năm

Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu ứng dụng thành công chế phẩm hoá học CUTF để tạo dáng, thế và làm già tuổi cây cảnh và cây bonsai giúp nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân. Ứng dụng được thực tế trên 1.000 cây cảnh có giá trị kinh tế cao gồm si Nhật, đa Nhật, lộc vừng, tùng La Hán.
Theo nhiều nghệ nhân trồng cây cảnh thì tuổi cây càng cao càng quý, gốc càng to thì chứng tỏ cây càng nhiều tuổi và đặc biệt nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ xum xuê thì giá trị càng cao, tuy nhiên để trồng được cây cảnh đẹp cả dáng và thế thì phải mất hàng chục năm đến hàng trăm năm chăm sóc. Nhưng khi sử dụng chế phẩm hoá học CUTF, chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc phát triển to, rễ nôi xum xuê, dáng, thế đẹp như cây đã trồng 10 năm.
Sử dụng chế phẩm hoá học CUTF rất đơn giản, chỉ cần phun trực tiếp lên thân cây, kết hợp với kỹ thuật cắt tỉa, khoan, gọt, tạo dáng, thế sẽ giúp cây cảnh đẹp như ý muốn, đồng thời nâng cao giá trị cây cảnh lên gấp nhiều lần.
Nhờ triển khai thành công mô hình ứng dụng chế phẩm hoá học CUTF làm già tuổi cây cảnh, hiện nay nhiều địa phương chuyên trồng cây cảnh như Vĩnh Linh, Phú Đa (Vĩnh Tường), Đức Bác, Yên Thạch (Sông Lô), Tam Hồng (Yên Lạc), Duy Phiên (Tam Dương), Hợp Châu (Tam Đảo), Liên Bảo, Tích Sơn (TP Vĩnh Yên), Hùng Vương (TX Phúc Yên) đã ứng dụng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Bonsaivietnam.net
(Sưu tầm)