Danh mục lưu trữ: chamsoccaycanh

Khắc Phục Tình Trạng Bưởi Diễn Không Đậu Quả

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe mạnh, sạch bệnh, tích lũy dinh dưỡng hồi phục cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau.

Do diễn biến thời tiết phức tạp làm xáo trộn sinh lý bình thường của cây bưởi, cho nên mặc dù bưởi ra hoa rất nhiều nhưng cơ bản là các chùm hoa tại các cành chỉ nhỏ như hoa chanh. Loại hoa này hầu như rụng hết và không thể đậu quả, dù gặp thời tiết thuận lợi. Trước thực trạng mất mùa của bưởi Diễn, căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm của các hộ trồng bưởi lâu năm, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã khuyến cáo tới các hộ trồng bưởi Diễn trong vùng tiếp tục chăm sóc cho cây bưởi để phục vụ cho mùa bưởi năm sau.

Cắt tỉa cành, tạo tán

Một trong những yếu điểm của các nhà vườn trồng bưởi Diễn trong nhiều năm qua là mật độ trồng quá dày; cây năm thứ 5, thứ 6 đã chạm tán; năm thứ 8, thứ 9 đã đan cành vào nhau, tạo nên sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng quyết liệt, ảnh hưởng đến năng suất. Hầu hết các cây này có nhiều cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu không thể có quả. Các nhà vườn nên có kế hoạch cắt tỉa các cành này, tạo thông thoáng cho cây. Nếu vườn dày quá có thể nhân cơ hội này loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, mắc bệnh, tạo thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khỏe, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích lũy dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả sang năm.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây bưởi Diễn là cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, xì mủ chảy gôm, loét… Nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, nhất là chán nản do không có thu hoạch thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bưởi trong năm tới. Tích cực áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây bưởi, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải đảm bảo 4 đúng (đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng) để vừa đạt hiệu quả cao trong phòng trừ và chi phí đầu tư.

Chăm bón hợp lý

Do cây bưởi năm nay không mang quả nên việc chăm bón cho cây cũng nên chú ý, nên bón phân vừa phải, cân đối, chú ý tăng lượng kali, lân, không để cây quá tốt, thừa đạm, vừa tốn kém, vừa ộp quả, quả quá to cho vụ tới.

Thử nghiệm phương thức ghép quả

Bà con nông dân có thể thử nghiệm phương pháp ghép quả. Năm 2008 đã xuất hiện kỹ thuật ghép quả bưởi tại vườn bưởi anh Hải ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Cách làm như sau: Lấy quả bưởi ở những cây bưởi sai quả, to bằng quả ổi hoặc nắm tay với phương pháp ghép đoạn, ghép vào cây bưởi không có quả. Phương pháp này thường áp dụng ghép cho cây bưởi Diễn cảnh trồng trong chậu để bán Tết.

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe mạnh, sạch bệnh, tích lũy dinh dưỡng hồi phục cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau.

CÁCH TRỒNG HOA DỪA CẠN

Trên thị trường hạt giống có bán rất nhiều loại hạt giống hoa. Nhìn bên ngoài bao bì và mẫu mã rất bắt mắt, rất dễ thu hút sự thử nghiệm của các bạn.

Minh chứng là các bạn sẽ thực hiện mua bịch hạt giống về và tiến hành thử nghiệm với hi vọng thành quả dạt được như hình in trên bao bì. Ở đây, tôi mách bạn phương pháp trồng HOA DỪA CẠN RỦ, loại hoa với màu sắc bắt mắt, dễ trồng, siêng hoa và không quá khó để có được thành quả tốt đẹp sau những ngày chăm bón.

 CÁCH TRỒNG HOA DỪA CẠN

Giới thiệu về hoa dừa cạn:
  Là loại cỏ một năm như hoa dạ yên thảo thuộc họ đỗ quyên.
  Hoa thường có 05 cánh, cánh hoa dạng gần giống lá sen, màu sắc bắt mắt. Đường kính hoa dừa cạn khoảng 3 đến 5 cm.

Cây hoa dừa cạn là thực vật vùng nhiệt đới nên thích hợp nơi khô ráo, nhiệt độ cao, có ánh sáng mặt trời.

Cây bụi thấp, hoa nhỏ rất đáng yêu, được ưa chuộng và cây rất siêng hoa, nở hoa liên tục trong suốt mùa hè.
Cách trồng:
Hạt giống hoa dừa cạn có kích thước khá nhỏ do đó nên gieo hạt vào khay ươm, không nên phủ lớp đất bề mặt trên dày sau khi gieo.

Chuẩn bị: khay ươm cây với đất trồng được tưới ẩm trước. Đất ươm hạt giống hoa dừa cạn có thành phần chủ yếu là xơ dừa nhằm kích thích ra rễ nhanh.

Gieo hạt trên đất đã được chuẩn bị sẵn, phủ nhẹ một lớp đất bên trên. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nẩy mầm là từ 25- 28 độ C. Nên gieo hạt hoa trồng vào khoảng tháng 4 hoặc tháng 5.
Theo dõi hạt có nẩy nầm, bén rễ sau khi gieo khoảng từ 7 – 10 ngày. Chú ý không để khay ươm nơi có nhiều kiến, kiến tha hết hạt giống. Nhớ phun nước giữ ẩm cho đất trong khay ươm và không đặt khay nơi nắng quá cao, hay nơi quá tối.

Sau khi phát hiện cây ra lá, tiến hành nhổ cây non ngay khi các lá ra thêm và tiếp xúc nhau. Bứng bầu cây non chuyển ra trồng vào chậu nhựa. Chậu nên chọn là loại số 4, chậu nhựa vì nếu sau này cây phát triển có hoa,chúng ta có thể móc chậu vào sợi móc, treo chậu hoa lên phù hợp trang trí trong nhà hoặc bất cứ nơi nào bạn muốn.

Khi cây lên chồi có chiều cao khoảng 8 – 10 cm thì ngắt bỏ ngọn để tăng số lượng chồi nách. Tưới nước và bón phân giúp cây phát triển tốt, lên chồi nhiều và tiếp tục thao tác loại bỏ chồi nách để cây tiếp tục phân nhánh nhiều, sau này ra hoa sẽ rất xum và đẹp.

Khi hoa nở, nếu đặt nơi khôn đủ sáng thì màu hoa không đẹp. Vì cây hoa dừa cạn thuộc cây nhiệt đới do đó ưa sáng phải đủ nắng hoa mới nhiều và sai, màu hoa sáng. Giải pháp treo chậu hoa và tưới nước mỗi ngày rất phù hợp với hoa dừa cạn vì ưa ẩm nhưng phải khô ráo. 

CÂY KÈ BẠC – MỘT CÂY ĐẶC BIỆT CỦA HỌ NHÀ CỌ

Tên thực vật: Bismarckia nobilis,thuộc: Arecaceae.

Tên thông thường: Bismarck Palm.

Tên Việt hóa: Kè Bạc.

CÂY KÈ BẠC

Thông tin chung:

Cọ Bismarck (Bismarckia nobilis) là một trong những giống thú vị nhất trong gia đình cọ. Không giống như các loài cọ khác, từ nách lá của Bismarck có màu bạc đổ dài ra tất cả các nơi trên tán cây. Bởi vì giá trị trang trí của nó, Bismarck thường được trồng như một cây phong cảnh.

Cọ Bismarck là cây bản địa thường xanh lớn ở Madagascar. Kè Bạc có thân trụ lớn và tán lá đối xứng bao gồm bẹ lá dài, lá cọ lớn vươn ra như bàn tay, bẹ lá có chất sáp, màu bạc sang màu xanh, lá cọ hình quạt. Hoa của nó có màu vàng và đâm ra từ trong nách lá.

Cây chịu hạn và ưa nhiệt, cọ Bismarck đòi hỏi ánh sáng mặt trời đầy đủ và bao phủ trong một phạm vi rộng,chịu các loại đất thoát nước tốt. Tăng trưởng của cây sẽ tốt hơn nhiều nếu được nước đầy đủ và phân bón trong những tháng nóng nhất. Kè Bạc là cây cọ trang trí tuyệt vời với một sự hiện diện nổi bật ở trung tâm khi trồng đơn lẽ hay trồng thành cụm, cho mỗi tán lá mở rộng. Tránh trồng cây này trong cảnh quan nhỏ. Ngoài ra,xen giữa nền lá xanh là màu bạc tự nhiên,tạo thêm một chút lạnh dịu dàng cho không gian ngoại thất.

CÂY KÈ BẠC
Nguồn ONLINE.

CÂY CỌ NHẬT

Tên Sản Phẩm: Kè nhật/pháp
Tên Tiếng Anh: Red Latan Palm
Tên Khoa Học: Latania lontaroide
Họ: Arecaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Đảo Mascarene
Phân bố: Miền Nam – Việt Nam
 cay-co-nhat 1
Đặc điểm hình thái: Cây thân cột cao không đến 2m, màu xám có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở đỉnh, dạng quạt dài 0,6-1,2m, chia thùy nông, đầu thùy lõm lại thành 2 phiến nhỏ, màu xanh bóng nổi bật gân chân vịt. Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa mọc ở gốc lá rụng, dạng chùm cong chia cành nhánh nhiều, dài 20cm. Quả hình cầu nhỏ màu xanh khi chín màu đỏ cam.
cay-co-nhat
Đặc điểm sinh lý sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Chậm
Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt, trồng cổ rễ cao hơn miệng hố. Nhân giống từ hạt.  Nhu cầu nước trung bình.

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.k17rfBSS.dpuf

Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Cọ giúp làm sạch bầu không khí khỏi các hóa chất như ammonia và tránh côn trùng.
Cây còn có khả năng làm giảm kim loại nặng trong không khí và đứng thứ ba trong các loại cây tốt nhất có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, theo một thí nghiệm của NASA.

Cây cọ rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần tỉa lá ngả vàng do sự tích tụ của muối và khoáng chất. Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất.
Nên để cây cọ ở trong phòng khách vào những góc rộng rãi, thoáng mát, vừa tránh bị úa vàng lại thể hiện được hết vẻ đẹp khoáng đạt của chúng.

Mô tả: 

Cọ Nhật có hình dáng khá lạ mắt với lá cây hình thành nên từng bản tròn với các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cây mọc thành cụm và hình thành nên tán cây xòe rộng khá đẹp.
Cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng và nhiệt độ thấp.
Dịch vụ thuê cây văn phòng của Greeningoffice bao gồm:
– Chăm sóc cây mỗi tuần từ 1-2 lần, thay cây mới ngay khi cây có dấu hiệu yếu (vàng lá, úa lá,….)
– Đổi cây mỗi tháng tối thiểu 1 lần để đảm bảo không gian của Quý khách luôn tươi mới.

Xuất xứ: 

Nhật Bản

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.CPOhgQFM.dpuf

Mô tả: 

Cọ Nhật có hình dáng khá lạ mắt với lá cây hình thành nên từng bản tròn với các đường sóng chạy dọc quanh thân lá. Lá cây mọc thành cụm và hình thành nên tán cây xòe rộng khá đẹp.
Cây thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng và nhiệt độ thấp.
Dịch vụ thuê cây văn phòng của Greeningoffice bao gồm:
– Chăm sóc cây mỗi tuần từ 1-2 lần, thay cây mới ngay khi cây có dấu hiệu yếu (vàng lá, úa lá,….)
– Đổi cây mỗi tháng tối thiểu 1 lần để đảm bảo không gian của Quý khách luôn tươi mới.

Xuất xứ: 

Nhật Bản

Ý nghĩa phong thủy: 

Cây cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của. Vì thế, cây Cọ kiểng đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý khách.

Cách chăm sóc: 

Hàng ngày tưới nước đều thân và gốc cây. Cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 60 phút mỗi tuần.

– See more at: http://www.greeningoffice.com.vn/san-pham/cay-cho-thue/co-nhat#sthash.CPOhgQFM.dpuf

Trong một không gian làm việc năng động “Cây xanh văn phòng” sẽ giúp cho hiệu quả công việc được cao hơn, giảm áp lực công việc, mang lại sự sảng khoái và hưng phấn cho người lao động, tăng khả năng sáng tạo và tích cực trong công việc.

Bonsaivietnam.net
Sưu tầm.

CAU ĂN TRẦU CÂY CẢNH TRANG TRÍ SÂN VƯỜN

Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi đối với các công viên, khu du lịch. Trên các công trình giao thông cũng có thể trồng cây để tạo cảnh quan, giảm bớt khói bụi.

 Cây cau cho trái dùng để ăn với lá trầu không nên gọi là cau ăn trầu để phân biệt với các loài cau khác, cây cau ăn trầu được trồng hầu như trên khắp nước Việt Nam ta, trước kia người ta trồng cây cau chủ yếu hái quả để ăn với lá trầu, nay được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn.
cau an trai, cau canh quan

 Cây cau ăn trầu có thân cột mọc thẳng với chiều cao trưởng thành khoảng 15-20 mét, đường kính gốc thân từ 10-15 cm, toàn thân không có lá mà chỉ còn nhiều vết lá cũ mọc và chỉ có ngọn có một chùm lá to rộng xẻ lông chim.

Lá cây cau có bẹ to, mo ở bông sớm rụng, hoa đực nhỏ màu trắng có 6 nhị, hoa cái to, quả cau hình trứng to bằng trứng gà, bì quả có sợi, hạt có chứa nội nhũ xếp cuốn, màu nâu nhạt có vị chát.

cau an trai, cau canh quan
 cau an trai, cau canh quan
Nhân giống và cách trồng trang trí sân vườn
Cây cau nhân giống bằng cách gieo trái khi chín vàng, sau khi hái trái cau chín 3-5 ngày thì dùng dao bén cắt một lớp mỏng phía đầu vỏ quả xong đem ủ vào đất ẫm, khoảng vài tuần quả cau sẽ nẩy mầm, khi cây cau con cao từ 25-30 cm thì đem ra trồng cây ra đất hay bầu đất.
Cây cau ăn trầu được trồng bố trí thành hàng dọc đường đi, sau hay phía trước sân vườn, hay sát bờ tường nơi dãy đất nhỏ hẹp vì cây cau ít chiếm diện tích đất, có thể trồng một cây phía góc vườn kế bên lu nước nhằm tạo cảnh quan thôn quê gần gũi.
Cây cau ăn trầu ít khi sâu bệnh, không kén đất, trồng cây cau làm cây cảnh thì có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay ánh sáng một phần.
Tùy vào khoảng cách các đốt lá trên thân mà có hai loại cau, loại đốt lá thưa dài cây mọc nhanh là cây cau hay trồng khai thác trái, còn cây cau lùn có đốt lá khít thân cột mập hơn, cây này sinh trưởng rất chậm chiều cao cây thấp, có nơi gọi là cây cau hương.
Tuy nhiên trái cau ít khi giử được đặc tính sinh học của cây bố mẹ do khả năng giao phấn nên có thể cho thế hệ cây cau con thường bị lai giống. 
Tổng hợp nguồn Internet.

TẠO RỄ BUÔNG VÀ RẢI NỤ CHO CÂY LỘC VỪNG

Là một trong bốn loại cây cảnh quý: Sanh, sung, tùng, lộc; Lộc vừng đang được giới cây cảnh ưu thích và tạo dáng. Hoacanhbuonho Xin giới thiệu một vài kinh nghiệm chơi cây lộc vừng:

1. Tạo rễ buông: rễ tử thân cây buông xuống:
Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn.
2. Rải vụ hoa: Xử lý cho hoa rải rác trông năm

tao re buong cho cay loc vung
– Đối với lộc vừng ta không cắt tỉa theo từng đợt như các loại khác mà nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt, nhằm làm cho các cành dăm không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến việc ra hoa cũng không đồng loạt, mà rải ra từ mùa xuân đến mùa thu.
– Nếu cây đã ra nụ đồng loạt rồi, ta cũng điều chỉnh theo 2 cách sau:
a. Khi nụ hoa mới dài ra khoảng 2 cm ta lấy móng tay (hay mũi dao nhọn) lẩy một số nụ hoa đi (khối lượng tùy ý) só cành dăm bị lẩy nụ này sau tháng rưỡi đến 2 tháng lại ra hoa tiếp.
b. Thay bằng cách lẩy nụ hoa ta có thể dùng ngón tay uốn cong những cành dăm đã ra nụ (số lượng tùy ý). Những cành này bị tổn thương nụ sẽ teo đi vài tháng lại ra nụ tiếp.

rai nu cho cay loc vung

Cần chú ý:

* Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.
* Không ép cây ra hoa vào tháng quá rét, hoa sẽ không nở.
Với các biện pháp trên, chúng ta sẽ cho lộc vừng ra hoa gần như quanh năm, độ
Sưu tầm.

CÂY PHƯỢNG VĨ

Cây Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Tán hoa màu đỏ hoặc da cam rực rỡ của cây phượng vĩ cũng như tán lá màu xanh lục sáng làm cho ta dễ nhận diện cây này. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy.

hoa phượng vĩ - hoa học trò
Phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò
Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát.
hoa-phuong-2
Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Những quầy bán hàng dưới gốc phượng vĩ bên ngoài nhà thờ Santo Domingo, Oaxaca, Mexico Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắngvàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.
Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.
Sinh trưởng: Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.


cayphuong vi - hoa hoc tro
cay phuong vi  - ho guom 

KHOẢNG SÂN VƯỜN VỚI AO SEN NHỎ

Nhiều người thích trồng sen trong sân vườn vì chúng dễ sống, hoa lại đẹp. Khi thiết kế, bạn lưu ý không để hồ sen chiếm quá nhiều diện tích mà vẫn tạo được nét riêng. Khoảng sân vườn với ao sen nhỏ sẽ làm không gian thêm mềm mại, duyên dáng, khiến ngôi nhà của bạn vừa hiện đại, vừa cổ điển.

Muốn thiết kế hồ hoa lớn trong góc vườn, bạn chỉ cần xây bờ, thành thật kỹ để đất không sạt lở khi trời mưa. Sau khi làm xong nên cho ít phân bò xuống nước rồi hãy thả sen vào. Bạn có thể nuôi cá để tạo thêm nét đẹp cho hồ. Nhưng sau khi cho phân, không thả cá vào ngay. Bạn chỉ nên trồng vài bụi sen nhỏ, không nhất thiết phải trồng quá nhiều. Nếu không, chúng sẽ phát sinh nhiều bọ, muỗi, ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường xung quanh.
hoa sen lam tieu canh
Nếu trồng ở mặt tiền nhà, bạn không nên thiết kế hồ ngay trước hướng gió. Hãy chọn khu đất có nắng ấm để sen phát triển và cho hoa nhiều. Đối với vườn nhỏ, bạn cần xây hồ xi măng, sau đó cho bùn đất, nước vào. Chỉ cần lớp bùn mỏng là sen sống được.
Ngoài ra, có thể tạo hồ sen đặt trong phòng khách. Nhưng nên đặt dưới giếng trời để lấy nắng và thiết kế nhỏ nhằm tránh muỗi.
hoa sen trong trong chau
 Sau đâu tôi xin nói đôi điều về Hoa Sen:
Sen thuộc họ Nelumbonaceae (tiếng latin), Nelumbonaceae là một gia đình bao gồm hai loài thuộc chi Nelumbo.
Nelumbo là một chi của thực vật thủy sinh với các lá to, thân rễ bò, bông có mùi thơm như giống nước hoa huệ thường được gọi chung là hoa sen. Nelumbo là tên xuất phát từ chữ Sinhalese Nelum từ. Có hai loài Sen thuộc chi này, đó là Nelumbo nucifera và Nelumbo aureavallis.

hoa sen o lang sen
Ao sen quê Bác
Sen là loại thực vật thủy sinh sống lâu năm, mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở những vùng nước ao đọng, bẩn đục hay sông, hồ. Các lá to với đường kính tới 20cm – 60cm, thường nổi trên mặt nước như những chiếc phao và có đặc điểm là không thấm nước.
Thân sen khi già có nhiều gai nhỏ và có chiều cao khoản: 0,5 -1,5 m. Hoa mọc trên các thân to và nhô cao trên mặt nước và có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo loại : Từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Sen có thể trồng bằng hột hay thân rễ như rau muống.
Theo Theophrastus trong hệ thực vật của sông Nile, thì Sen có nguồn gốc từ các nước : Ai cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, Tây Á, Iran, Azerbaijan…Việt Nam và miền bắc của nước Úc .
Nelumbo aureavallis là loài được tìm thấy tại Thung lũng Vàng ở  miền Bắc Dakota, Hoa Kỳ và loài này đã bị tuyệt chủng.
Nelumbo nucifera là tên khoa học của một loài Sen được biết nhiều nhất ở Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam.
Hoa sen sống ở trong bùn dơ, nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, mà còn là hoa đẹp nhất trong đầm. Tính đặc biệt của hoa sen là khi còn ở dạng nụ thì không có cái gì có thể làm dơ bẩn được thật là tuyệt vời khi Hoa Sen được chọn là Quốc hoa của Việt Nam
Tổng hợp nguồn Internet.

HOA ĐẠI THÍCH HỢP CHO CÔNG TRÌNH CỔ KÍNH UY NGHI

Nói đến hoa Sứ, người ta thường nghĩ tới nhiều loài cây cho hoa đẹp và thơm: Sứ cùi, Sứ Thái (Sứ sa mạc) thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae, và Sứ (Ngọc lan) thuộc họ Ngọc lan – Magnoliaceae.

Sứ cùi còn được gọi là Đại, cũng có nơi gọi là  Sứ. Gọi Sứ cùi, Đại không trùng lắp với tên của bất kỳ loài cây nào, nhưng gọi  Sứ thì lắm lúc người nghe nghĩ nhầm tới một loài cây gỗ lớn cho hoa thơm, còn có tên Ngọc lan, thuộc họ Ngọc lan, với tên khoa học là Michelia champaca, trong lúc Sứ cùi có tên khoa học là Plumeria rubra form. acutifolia.
HOA-DAI-DO

Sứ cùi (hoa đại) là một trong số nhiều loài thuộc chi Plumeria. Chi này có nguồn gốc ở vùng Trung Mỹ. Do có hoa đẹp và đặc biệt có hương thơm, dần dần đã được con người trồng nhiều nơi trên thế giới để làm cảnh và lấy hương từ hoa. Ở nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, Sứ cùi thường được trồng ở các đền đài, và dùng hoa của nó để thờ cúng. Nicaragua và Lào là hai nước lấy cây Sứ cùi làm quốc hoa, ở đó nó được gọi với cái tên là Sacuajoche ( Nicaragua ) và Champa (Lào). Sứ cùi có tên tiếng Anh là frangipani, xuất phát từ tên dòng họ Frangipani của một gia đình hầu tước đã nghĩ ra cách tạo một loại nước hoa có mùi của hoa Sứ cùi. 
HOA ĐẠI MÀU ĐỎ
HOA ĐẠI MÀU ĐỎ
hoa-dai-do
 Hoa Đại đỏ
Ở Huế, Sứ cùi là loài truyền thống, xuất hiện sớm nhất, đã được đưa trồng ở các cung điện, đền đài, lăng tẩm từ thời Triều Nguyễn. Hiện nay, nó còn được trồng phổ biến ở các công viên, thậm chí trên vỉa hè đường phố. Trong mấy chục năm trở lại đây, theo trào lưu đa dạng hóa chủng loại cây xanh và cây cảnh, hầu như các dạng, loài vừa nêu đều xuất hiện dần. Tuy nhiên, các chủng loại sau này cũng chỉ xuất hiện lác đác, không có số lượng cá thể nhiều, hay dày đặc như Sứ cùi.

HOA ĐẠI TRẮNG

HOA ĐẠI
Hoa Đại trắng

Nhiều công trình cổ, các di tích văn hóa, lịch sử hiện có nhiều cây Sứ cùi (hoa đại) cổ thụ đáng được bảo tồn. Một số trường hợp hình ảnh cây Sứ cùi sần sùi, cành nhánh khúc khuỷu, vỏ nhuốm đầy rêu phong đứng tỏa bóng bên cái am thờ cổ kính, hoặc hàng Sứ cùi cổ thụ, cành nhánh chằng chịt so vai bên một công trình kiến trúc cổ… đã khiến cho cảnh vật trở nên độc đáo, uy nghiêm, toát lên một vẻ đẹp cổ kính.  

Tổng hợp nguồn internet.

TRỒNG HOA CHUÔNG XANH CHÀO XUÂN RỰC RỠ

Ngoài hoa Thủy tiên, hoa Chuông xanh (còn gọi là hoa Nho lục bình) cũng là một biểu tượng đẹp đẽ của mùa xuân. Loài hoa này được xếp vào Top những loài hoa đẹp nhất thế giới. Hoa Chuông xanh ưa khí hậu ẩm, có bóng râm và ổn định.
hoa chuong xanh 2
Bên cạnh Thủy tiên, hoa Chuông xanh cũng là loài hoa đặc trưng của mùa xuân, có thể bằng củ tại nhà rất dễ dàng.
 Ngoài hoa Thủy tiên, hoa Chuông xanh (còn gọi là hoa Nho lục bình) cũng là một biểu tượng đẹp đẽ của mùa xuân. Loài hoa này được xếp vào Top những loài hoa đẹp nhất thế giới. Hoa Chuông xanh ưa khí hậu ẩm, có bóng râm và ổn định. Hoa bắt đầu phát triển vào tháng Giêng, rồi nở rộ và cho hoa đẹp nhất vào tuần cuối cùng của tháng 4. Thời gian nở sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần
hoa chuong xanh 3
 Hoa Chuông xanh mang biểu tượng của sự khiêm ngường, lòng biết ơn  và còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Hoa Chuông xanh cũng được trồng từ củ giống với hoa Thủy tiên, Dạ lan hương (còn gọi là hoa Tiên ông)… Muốn Chuông xanh ra hoa cần có một chút thủ thuật, phải thuyết phục được chúng rằng mùa xuân đã đến sau thời gian ngủ đông dài, lạnh giá. Để làm được điều này, trước tiên, bạn phải đặt chúng ở nơi tối và mát mẻ để mô phỏng mùa đông. Nơi đơn giản và lý tưởng nhất chính là ngăn mát dưới cùng của tủ lạnh trong 8 tuần. Sau đó mới “phóng thích” chúng ra ngoài ánh sáng và môi trường ấm áp hơn. Bạn cần chuẩn bi:  

hoa chuong xanh 4
– Bình thủy tinh dáng cao tùy chọn – Củ giống – 1 bát sỏi loại nhỏ, rửa sạch – Đất trồng hữu cơ – Rêu xanh – 1 chiếc thìa nhỏ – 1 túi ni lông màu đen Thực hiện: Điểm thú vị của các loài hoa trồng từ củ đó là mọi bộ phận từ củ, rễ, thân, lá đến hoa đều “chơi” được. Chính vì vậy, trồng chúng trong bình thủy tinh là phù hợp nhất. Bạn dễ dàng quan sát quá trình nảy mầm và phát triển của củ hoa. Ngoài ra, nên chọn bình thủy tinh dáng cao vì chúng sẽ ngăn chặn các mầm non đâm ngược xuống dưới.
hoa chuong xanh 5
Tham khảo: Mẫu bình hoa dạng ống nghiệm, gồm 21 ống thủy tinh, có thể   bẻ cong được thành nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ S rất tuyệt để trồng hoa Chuông xanh.
Củ hoa Chuông không thích bị chìm trong nước vì chúng sẽ rất dễ bị thối. Do đó, cần chú ý tạo chỗ thoát nước, giữ cho mực nước luôn ở bên dưới phần rễ.
hoa chuong xanh 6
Bước 1: Dùng thìa nhỏ thêm 4 – 5 cm sỏi xuống dưới đáy từng chiếc ống. Cách này phục vụ cho mục đích thoát nước. 
Bước 2: Thêm 1 thìa đầy đất trồng hữu cơ rồi phủ một lớp rêu xanh bên trên.  
Bước 3: Làm ẩm rêu với 2 – 3 thìa nước. Lượng nước nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước của chiếc bình bạn đã chọn. Mục tiêu là sử dụng nước để cung cấp đủ độ ẩm cho đất và rêu, độ ẩm sẽ kích thích rễ phát triển xuống bên dưới để lấy nước.
hoa chuong xanh 7
  Bước 4: Đặt củ giống vào từng ống thủy tinh, để phần rễ xuống xuống và phần mầm hướng lên trên.  
Bước 5: Bọc kín tất cả bằng túi ni-lông đen và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý không được mở ra trong suốt 8 tuần.
hoa dep nhat the gioi
Bước 6: Sau 8 tuần, lấy toàn bộ củ giống ra ngoài. Lúc này, bạn sẽ thấy những chồi xanh nhỏ bé bắt đầu nhô cao từ phần đỉnh của củ giống.  
Bước 7: Cung cấp 1 – 2 thìa nước sạch cho mỗi củ khoảng 2 – 3 ngày, chủ yếu là giữ độ ẩm cho đất và rêu mà vẫn không làm chúng bị ngập úng trong nước.
hoa dep nhat the gioi
Chỉ khoảng 1 tuần sau khi tiếp xúc với môi trường ánh sáng và ấm, chồi hoa có thể cao tới 15 cm.
Nụ hoa từ từ lách lên giữa những kẽ lá.

hoa dep nhat the gioi 2
Cần khoảng 3 tuần để cây phát triển hoàn thiện.
hoa dep nhat the gioi 3
hoa chuong xanh 10
Hoa Chuông xanh có thể có màu tím xanh hoặc màu xanh nhạt tùy thuộc vào nơi trồng.

Chúc các bạn thành công!
Nguồn lamvuon.net