Danh mục lưu trữ: cham soc cay canh

Sử dụng cây phát lộc hợp phong thủy

Theo quan điểm truyền thống, cây phát lộc đem lại vận khí tốt cho sức khỏe, tình yêu và sự thịnh vượng.

Được coi là loại cây cảnh mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, rất dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, bạn cần có sự đầu tư công sức, giúp nó phát triển tốt và có được hình dáng như ý.
Cây phát lộc có thể sử dụng cả trong văn phòng hay ở nhà
Tại sao cây phát lộc là cây may mắn
Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Chính vì thế, theo thuyết phong thủy, nếu để chúng trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình. Hơn nữa, cây phát lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ theo đó cũng dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa.
Nếu trồng được cây phát lộc trong vườn là thích hợp nhất, lúc đó vượng khí đem lại càng nhiều. Ngoài ra, tiếng gió lùa qua bụi cây còn trở thành một loại chuông gió độc đáo mang năng lượng phong thủy.
Sử dụng thế nào cho hợp phong thủy
Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành: Mộc – bản thân cây phát lộc; Thổ – đất mà cây được trồng; Thủy – nước dùng tưới cây; Hỏa – thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim – chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại.
Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.
Số lượng cây khác nhau mang lại tác dụng phong thủy khác nhau, cụ thể như sau:
– 2 cây: Tình yêu và Hôn nhân.
– 3 cây: Hạnh phúc.
– 5 cây: Sức khỏe.
– 8 cây: Thịnh vượng, phát tài.
– 9 cây: May mắn.
Đăng Linh
Theo Vnexpress

HOA SỮA GỌI MÙA THU, HOA SỮA GỢI CẢM XÚC

“Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng là đỏ….”

  “… Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng…”

hoa sua - hoacanhbuonho
Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những du khách phương xa về thăm Hà Nội. Hoa sữa cũng đã đi vào nhạc, vào thơ làm xốn xang bao tâm hồn trẻ, ai mà không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát: “Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa“, rồi “Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp” như nỗi niềm luyến tiếc mùa hoa sữa đã qua gợi bao kỷ niệm. Và còn nhiều lắm, có biết bao bài văn, bài thơ viết về hoa sữa, cây hoa sữa đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Thủ đô Hà Nội.
hoa sua
   Hoa sữa quả là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, Thủ đô yêu dấu nghìn năm tuổi. Bài thơ “Hoa sữa” của nhà thơ Nguyễn Phan Hách có câu: “Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sáng bỗng trở thành thiếu nữ/ Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ/ Hoa sữa thơm ngây ngất bên mặt hồ…” cứ phảng phất mãi trong lòng người.
Trong những ngày này, ngồi nhẩn nha bên cạnh tách cafe, thơ thẩn nhìn ngắm gió trời, nhận ra thêm một mùa hoa nữa lại trở về. Mùa thu khó có thể khiến cho lòng ai buồn bã, nhưng lúc nào cũng rắc vào tim những man mác xôn xao. “Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc/ Mối tình đầu tưởng không gì chia cắt/ Vậy mà tan trong sương gió mong manh …”. Mùi hoa sữa ấy, luôn len lỏi trong những nỗi nhớ vô hình.
Nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên hồ Thiền Quang dù ở bờ bên kia, vẫn thoang thoảng hương hoa sữa bay. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu ?
 
Xa rồi những ngày nắng hạ chói chang nhuộm vàng thành phố, xa rồi những buổi trưa hè rộn rã tiếng ve. Thu về cho thành phố thay màu áo mới, thơ hơn, đẹp hơn trong hương hoa sữa nồng nàn.
 
Hoa sữa giăng đầy trong những con phố cổ kính trong lòng Hà Nội. Cứ đêm về, thong thả, chạy xe chầm chậm hay lang thang tản bộ, hít đầy vào lồng ngực những hương vị nồng nàn của đặc trưng mùa thu Hà Nội, để biết rằng chốn phồn hoa đô hội này dù có bon chen nườm nượp đến bao nhiêu, cũng để lại những dấu ấn nặng lòng, thật khiến cho những người xa xứ thương nhớ da diết …
  Theo vitalk.vn

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG

 cây lộc vừng nở hoa

 1. Kỹ thuật trồng Lộc vừng 

   Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
   Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài hoa mầu đỏ, loài hoa mầu vàng, loài hoa trắng. Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (mùa mưa nhiều). Tuy nhiên, cùng chế độ chăm sóc, nhưng ta thường thấy loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.
   Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
   Khắc phục những trường hợp trên, xin nêu một số kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng trongchậu…như sau:

   Cách trồng:

   Trồng lộc vừng nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu…thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa. 

   Chăm sóc: 

   Cũng tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác. Trồng đảm bảo khĩ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ sung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
   Trường hợp cây lộc vừng trồng trong chậu… không đảm bảo đúng kĩ thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta phai khắc phục ngay bằng cách: Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển. Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân ( từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.
   Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây lôc vừng thực tế tôi đã làm nhiều năm và thấy cho hiệu quả rất tốt, xin nêu để các bạn mới vào nghề SVC cùng tham khảo, thử nghiệm. 
cây lộc vừng giống
Cây lộc vừng con

   2. Ươm trồng cây lộc vừng

   Cây lộc vừng thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước lợ (nước “hai” ảnh hưởng thủy triều) có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường “gắn” lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng gợi cảm. Nhân giống lộc vừng bằng cả 2 con đường: Hữu tính từ hạt đã “chín cây” và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây. Song chiết cành “chắc ăn hơn”, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành “bánh tẻ”. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân (có tuổi sinh lý trung bình) vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Khoanh bóc vỏ (có độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành để tránh “dẫn thủy – liền sẹo” khó phát rễ trong bầu đất), cạo sạch tơ (là mô phân sinh – tượng tầng) rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Bó bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
   Chú ý: Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đem hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, được nuôi dưỡng dễ dàng.
   Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành (dưới gốc bầu 3 – 5cm) hạ thổ.
   Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh (tránh tia tử ngoại nắng trời) và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ (có mầu vỏ trung gian gốc, ngọn). Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn, ắt phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền… 

cay loc vung - ho hoan hoan kiem
Cây lộc vừng hồ Gươm

   3. Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

   Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch. Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.
   Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, ta phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa. 

Sưu tầm.

KỸ THUẬT TRỒNG HOA CẨM TÚ CẦU

Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu:
 – Có thể trồng bằng hạt hoặc bằng nhánh: Giâm cành vào mùa Xuân.
– Cắt đoạn nhánh dài 30-40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.
– Có thể cắm cành cắt trong ly nước chờ khi có rể thì đem trồng ra đất. Có thể cắm cành vào một chậu nhỏ, tưới ẩm cho vào bao nilong buộc kín, để chỗ có nắng gián tiếp.
 
Hoa cẩm tú cầu
 
Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu:
 
Tưới nước:
– Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
– Cần tưới nhiều nước vào mùa khô.
– Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.
Tỉa cành:
– Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).
– Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây – cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau).
– Chừa lại những cành mùa trước không có hoa để được hoa vào mùa mới – tỉa cành vào tháng 3-4.
Bón phân:
– 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân, lượng  bón thay đổi theo kích thước của cây.
– Không lạm dụng phân bón… gây hại cho cây, không rải phân sát gốc, phải tưới nước sau khi rải phân.
– Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow – release) với thành phần10-10-10.
– Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5, tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6, tháng 7.
Thay chậu:
– Khi hết mùa bông, khi cây ngủ – cuối mùa thu hoặc mùa đông (vùng có đất đóng băng thì đầu mùa Xuân lúc đất bắt đầu trồng trọt được).
Quy trình chăm sóc cây cây ngủ đông: Tưới thật ẩm – để đất khô – bứng lấy bụi bông lên và trồng vào đất hoặc chậu lớn hơn – tưới thật nhiều nước – ngưng tưới cho đến đầu mùa xuân mới tưới trở lại.
 
Phương pháp đổi màu cho hoa:
 
Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi. Không những thế, màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất. Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau.
Hoa cẩm tú cầu - hoacanhbuonho
 

Kỹ thuật làm cây cảnh cổ thụ theo ý muốn

Với chế phẩm hoá học CUTF, chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc rễ phát triển to như cây đã trồng 10 năm.

Cây sanh “Bức bình phong” này có tuổi đời hàng trăm năm

Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu ứng dụng thành công chế phẩm hoá học CUTF để tạo dáng, thế và làm già tuổi cây cảnh và cây bonsai giúp nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân. Ứng dụng được thực tế trên 1.000 cây cảnh có giá trị kinh tế cao gồm si Nhật, đa Nhật, lộc vừng, tùng La Hán.
Theo nhiều nghệ nhân trồng cây cảnh thì tuổi cây càng cao càng quý, gốc càng to thì chứng tỏ cây càng nhiều tuổi và đặc biệt nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ xum xuê thì giá trị càng cao, tuy nhiên để trồng được cây cảnh đẹp cả dáng và thế thì phải mất hàng chục năm đến hàng trăm năm chăm sóc. Nhưng khi sử dụng chế phẩm hoá học CUTF, chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc phát triển to, rễ nôi xum xuê, dáng, thế đẹp như cây đã trồng 10 năm.
Sử dụng chế phẩm hoá học CUTF rất đơn giản, chỉ cần phun trực tiếp lên thân cây, kết hợp với kỹ thuật cắt tỉa, khoan, gọt, tạo dáng, thế sẽ giúp cây cảnh đẹp như ý muốn, đồng thời nâng cao giá trị cây cảnh lên gấp nhiều lần.
Nhờ triển khai thành công mô hình ứng dụng chế phẩm hoá học CUTF làm già tuổi cây cảnh, hiện nay nhiều địa phương chuyên trồng cây cảnh như Vĩnh Linh, Phú Đa (Vĩnh Tường), Đức Bác, Yên Thạch (Sông Lô), Tam Hồng (Yên Lạc), Duy Phiên (Tam Dương), Hợp Châu (Tam Đảo), Liên Bảo, Tích Sơn (TP Vĩnh Yên), Hùng Vương (TX Phúc Yên) đã ứng dụng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Bonsaivietnam.net
(Sưu tầm)