Danh mục lưu trữ: cay xuong rong

CÂY TIỂU QUỲNH

Cây Tiểu Quỳnh thuộc họ Xương Rồng xuất xứ ở các nước rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, cây ưa râm mát, độ ẩm cao, không chịu rét, nhiệt độ thích hợp là 25oC. Mùa đông nhiệt độ 10 -12oC. Cây Tiểu Quỳnh có củ mọc chùm, hoa mọc đơn ở đỉnh, tràng hoa uốn ra ngoài có màu hồng, đỏ sâm, đỏ tím. Kỳ hoa nở từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Cây Tiểu Quỳnh thích hợp trồng chậu che bóng, ưa chất trồng thoáng, giàu dinh dưỡng.

cây tiểu quỳnh - hoa canh buon ho
Nhân giống cây Tiểu Quỳnh không khó, có thể giâm thân hoặc ghép. Giâm thân vào mùa xuân, hè và thu. Mùa thu giâm thân tốt hơn. Khi giâm có thể cắt mấy đốt thân hong khô 1- 2 ngày, cắm vào đất cát tơi xốp rồi tưới một ít nước. Về sau cách 3-5 ngày tưới 1 lần không để đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới. Nhân giống bằng thân, cây không đẹp lắm hoa không nhiều.
Ghép cây Tiểu Quỳnh được tiến hành vào 2 mùa xuân và thu. Gốc ghép thường được chọn là cây Xương rồng, Thanh Long, khử trùng dao và cắt ngang thân cây rồi cắt thành hình chư V, sau đó chọn cành không non, không già có 2 – đốt của cây Tiểu Quỳnh. Thân cành ghép phải dẹt hai bên, bóc vỏ, cắt một nhát hai bên rồi cắm vào gốc ghép sâu khoảng 2-3cm. Sau đó dùng sợi tấm nilông buộc chặt, để vào nơi mát, tránh mưa. Không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là sống.
cay tieu quynh - hoa canh buon ho
Ghép cây Tiểu Quỳnh sẽ có những loài hoa đẹp, sinh trưởng nhanh hoa nhiều, thường nở hoa trong năm. Tiểu Quỳnh đòi hỏi thời gian chiếu sáng ngắn, sợ nóng của ánh nắng trực xạ nên cần phải che bóng, thông gió, phun nước vào thân sẽ tránh được vàng cây.

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng kiểng

Là loại thực vật chịu khô hạn và ít sâu bệnh, tuy nhiên để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

Cây Xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.
Nước

Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng.

Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ.

Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần.

Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Dinh dưỡng

Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác. Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 – 15 – 30.

Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: Thời kỳ sinh trưởng Công thức phân bón N – P2O5 – K2O Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20 Kích thích ra hoa 10 – 60 – 10 Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30 Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 – 1.5 g/lít nước.

Cây cảnh – Bonsai
(Sưu tầm)

ĐÔI ĐIỀU VỀ CÂY XƯƠNG RỒNG BÁT TIÊN

Xương rồng bát tiên người nghe rất rễ hiểu nhầm thành bát tiên ( 8 vị tiên bên Trung Quốc). Nhưng đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, Xương rồng bát tiên (Euphorbia milii) được bắt nguồn từ Madagasca. Với đặc tính là loài cây mọc thành bụi mới được du nhập vào nước ta trong những năm gần đây, hoa bát tiên phân nhánh rất nhiều, cụm hoa trên các cuống dài ở đỉnh cành, dạng ngù, hoa màu đỏ, trắng gần như quanh năm nếu được chăm sóc tốt, Xương rồng bát tiên có gai nhọn, thân màu trắng mốc, dáng hoa đẹp nên được trồng làm cảnh, làm hàng rào hoặc trồng thành những bụi khóm lớn trong sân vườn.

 Ưu điểm của cây lá có thể sống khỏe trong điều kiện nắng nóng hoặc ít nước. Ngoài ra cây cũng được trồng thành những chậu lớn làm hoa trang trí ngoại thất cùng với ý nghĩa các loài hoa đẹp trong vườn nhà bạn. 

Với đặc điểm trên chỉ là mô tả tổng quan về tất cả các mẫu Xương rồng bát tiên đang có tại Việt Nam trong khi đó Xương rồng bát tiên có nhiều giống, mỗi giống có một mầu sắc hoa khác nhau, rất đẹp và dễ thương, Tuy mới vào Việt Nam được một thời gian ngắn nhưng do phù hợp với khí hậu của Việt Nam nhất là vào mùa khô ở các tỉnh phía Nam, nên đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người chơi.

Hướng dẫn tạo một chậu hoa bát tiên có nhiều màu sắc

Với các loài thuộc vào họ xương rồng nói chung và những bông hoa bát tiên nói riêng thì việc trong một chậu hoa có nhiều bông hoa với đủ màu sắc khoe tài thì đây là điều vô cùng đẹp. Với các loài đẹp khác thì điều này khá khó khăn như hoa cúc, hoa hồng, nhưng với lợi thế là cây hoa có nhựa và khá rễ sống thì việc có được một chậu hoa bát tiên có nhiêu màu sắc là điều đơn giản, chỉ việc ghép những cây bát tiên (đang được bày bán rất sẵn tại các điểm bán hoa cảnh hay chợ hoa ở các tỉnh phía nam) với nhau là được. Nhưng để cây ghép đó có dáng cổ thụ, bon sai thì hơi công phu một chút. Đó là bạn phải tìm được một cây làm gốc ghép mà bản thân nó đã có dáng cổ thụ, bon sai rồi. Nếu dùng cây bát tiên làm gốc ghép thì sẽ không đạt được yêu cầu này vì thế phải “mượn” cây xương rồng để làm gốc ghép.

Các loài Xương rồng bát tiên phổ biến tại Việt Nam

hoa-bat-tien-hong-quan
Bát Tiên Hồng Hạnh (Hồng quân)
hoa-bat-tien-kim-cuong 
Bát tiên kim cương

hoa-bat-tien-chua-son-lam

Bát tiên chúa sơn lâm
xuong rong bat tien vuong mien 
Bát tiên vương miện
bat tien tu quy 
Bát tiên tứ quý
bat tien my nhan 
 Bát tiên mỹ nhân
xuong-rong-bat-tien
Bát tiên hồng vân (thường là ghép)
 Nguồn yeuhoadep.blogspot.com

HỌ XƯƠNG RỒNG

Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầmcó hoa. Họ Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
cay xuong rong
Xương rồng gần như là loại thực vật ở châu Mỹ, ngoại trừ duy nhất là Rhipsalis baccifera, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, MadagascarSri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài này được cho là mới định cư gần đây ở các lục địa ngoài châu Mỹ (trong vài nghìn năm gần đây), có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được. Nhiều loài xương rồng khác đã thích hợp với môi trường sống mới trên các phần khác nhau của thế giới do sự đem theo của con người.
cay xuong rong 

Mô tả
Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae phân loại dưới-họ (xem ảnh bên), có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng – chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. 
Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm (..??). Loài xương rồng Saguaro (Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10 cm. 
cay xuong rong 

          Chăm sóc
Hầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ.
Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm.

Loài cây quen thuộc có chung họ xương rồng

Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetallum): Đây là loại hoa cảnh rất được nhiều người yêu chuộng vì đặc tính hoa đẹp chỉ nở một lần vào giữa đêm và có một sự tích giải thích về loài hoa này. 
Thanh long (Hylocereus undatus)[1]: Đây là một loại cây ăn trái. Trái có mùi vị đặc trưng, hơi chua, ngọt. Vỏ trái màu từ đỏ hồng đến đỏ tía. Nhiều người Việt ưa chuộng loại trái này không chỉ để ăn mà còn để chưng trên các bàn thờ rất đẹp và trang trọng.
  nguồn gốc tên gọi
Trong tiếng Anh, từ cactus (xương rồng) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Κακτος kaktos, dùng để chỉ những loài cây kế có gai ở đây, đặc biệt là cây kế a-ti-sô, và sau đó được dùng để gọi chung cho loài có gai này (do Carolus Linnaeus khám phá năm 1753, nay thuộc họ Mammillaria). Số nhiều của dạng từ “cactus” đang gây tranh cãi: “cactoi” hay “cactuses”. Có người cho rằng từ này du nhập từ tiếng Hy Lạp cổ thì phải dùng luôn số nhiều của nó (trong tiếng Hy Lạp); tuy nhiên, từ này thoả quy tắc thành lập số nhiều trong từ vựng tiếng Latin, một loại ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tiếng Anh, nên chuyển sang là “cacti”. Bất chấp các tranh cãi trên, từ “cactus” được sử dụng nhiều hơn các nghĩa số ít và số nhiều của nó, đại diện cho cả hai theo từ điển Random House Unabridged Dictionary (2006).
Nguồn Wikipedia.