Danh mục lưu trữ: cay via he

CÂY CAU TRẮNG

Cau trắng có tên khoa học là Veitchia merrillii.

Trong khi cau kiểng vàng, cau kiểng đỏ được gọi tên theo màu sắc của bẹ lá, thì một loài cau kiểng khác lại được gọi tên theo màu hoa, đó là cau trắng.   

cây cau trắng - hoacanhbuonhoa
Cây trưởng thành thường cao 5-7 m, trong điều kiện sống tối ưu, có thể lên tới 10 m. Khi mọc tự nhiên, cây mọc đơn độc, nhưng để tôn tạo cảnh quan, có thể trồng cụm 2-3 cây. Nó là một loài cây thân cột thường xanh, với thân hình trụ tròn có những đốt thân rất ngắn, các vết sẹo lá gần như xếp san sát vào nhau. Toàn bộ lá kép lông chim tập trung ở đỉnh thân thành một tán rộng khoảng 2-3 m, mỗi lá dài khoảng 1,5 m, mang nhiều lá phụ hẹp, thon, màu xanh sáng. Với hình thái lá vòng cung, mềm mại và sự phối màu hoa quả đặc trưng, cau trắng đã trở thành một loài hấp dẫn, rất được ưa chuộng nên đã nhanh chóng có mặt khắp nơi, nhất là những vùng nhiệt đới châu Á.
Khi được trồng ở điều kiện tốt, một cây cau trắng ở tuổi thành thục mà sung sức, cùng thời điểm có thể cho ra nhiều buồng hoa liên tục. Mỗi buồng hoa bao gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa, khi toàn bộ hoa nở, nhị phun tua tủa, cả bao hoa và nhị đều phát một màu trắng xóa. Do thế, nhiều khi cùng lúc thân cau trắng mang cả một tập hợp hoa lẫn quả non màu trắng bao quanh một đoạn trục thân trông tựa một pháo hoa treo lơ lững rất ấn tượng. Những lúc này, cây cau trắng nổi bật trên nền màu xanh của thảm thực vật đồng hành hoặc không gian kiến trúc màu sẫm phông nền rất dễ nhận dạng.
cây cau trắng
Trồng thành hàng trông rất đẹp
 Vẻ thẫm mỹ của cau trắng không chỉ ở màu trắng của bông hoa và quả non. Khi quả lớn dần, vỏ quả chuyển sang màu xanh sáng, rồi xanh sẫm để cuối cùng chuyển sang màu đỏ chói rất hấp dẫn. Cũng có nhiều trường hợp, cùng lúc trên cây vừa có buồng hoa đang nở trắng xóa, vừa có buồng quả non nõn nà màu trắng, hay trắng xen quả xanh, vừa có buồng quả màu xanh mướt, hay buồng quả xanh xen quả đỏ và buồng toàn quả màu đỏ chói. Lúc này, trông nó như một búc-kê hoa đủ sắc màu rất đẹp. Có lẽ, do tính chất đặc trưng đó mà nó đã được gán cho cái tên tiếng Anh là Christmat palm. Cũng chính đặc điểm này khiến cho cau trắng vốn có nguồn gốc ở một vài vùng hạn hẹp trên đất nước Philippines đã nhanh chóng lan tỏa khắp các vùng nhiệt đới trên toàn cầu. Trước khi được giới thiệu khắp nơi làm cây cảnh quan, nó được trồng khắp các không gian mở của thủ đô Manila nên đã có tên Manila palm.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện khí hậu tương đồng với vùng nguyên sản của cau trắng, nên từ khi nhập trồng, chẳng bao lâu cau trắng đã lan tỏa khắp nhiều nơi, đặc biệt là ở nhiều khu đô thị. Chúng thường được trồng ở các biệt thự, các không gian mở của các khu văn hóa, các chung cư, các điểm văn hóa, khách sạn… Ngày nay chúng còn được trồng phổ biến ở các công viên, có nơi còn đưa trồng ở dải phân cách hoặc cả vỉa hè các đường lộ. Ngoài trồng đất có thể trồng cau trắng trong chậu. Khi trồng chậu có thể dùng để trang trí cả ngoại thất lẫn nội thất. Tất nhiên khi đưa vào nội thất phải chọn những góc có đủ sáng để cây sinh trưởng, phát triển bình thường, vì nó là cây ưa sáng toàn phần, chịu che bóng nhẹ.
Khi trồng cau trắng cần lưu ý, ngoài điều kiện sáng, nó là cây thích đất giàu mùn, ẩm, nhưng phải thoát nước tốt. Tuy nhiên, cây vẫn có khả năng chịu hạn, đất nghèo dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển được trên nền đất cát, đất nhiễm mặn nhẹ. Muốn có giống trồng phải nhân bằng hạt, và phải mất thời gian 2-3 tháng để hạt nảy mầm.
quả cau trắng
Quả cau trắng

hoa cây cau trắng
Hoa câu cau trắng
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây cao đến 10 m, thân tròn đều, đốt sát nhau (dấu vết lá rụng). Lá kép lông ở đỉnh thân, màu xanh bóng, dài đến 1,5 m, lá phụ hẹp nhọn, cuống lá màu xanh trắng.
Hoa, Qủa, Hạt: Cụm hoa mọc ra từ các đốt nơi lá rụng, mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa màu trắng. Quả hình trái xoan cứng, mập  khi chín màu đỏ.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Chậm.
Phù hợp với: Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhân giống từ hạt. Nhu cầu nước trung bình.
Tham khảo caycongtrinh.vn

CÂY PHƯỢNG VĨ

Cây Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Tán hoa màu đỏ hoặc da cam rực rỡ của cây phượng vĩ cũng như tán lá màu xanh lục sáng làm cho ta dễ nhận diện cây này. Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy.

hoa phượng vĩ - hoa học trò
Phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò
Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát.
hoa-phuong-2
Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh. Những quầy bán hàng dưới gốc phượng vĩ bên ngoài nhà thờ Santo Domingo, Oaxaca, Mexico Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắngvàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30–50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con.
Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.
Sinh trưởng: Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.


cayphuong vi - hoa hoc tro
cay phuong vi  - ho guom 

CÂY BÀNG LÁ NHỎ

Bàng lá nhỏ còn được người Việt chúng ta gọi là bàng Đài Loan , bàng Nhật, nhưng người Đài Loan lại gọi là Tiểu diệp lãm nhân thụ. 

Gọi bàng Đài Loan, nhưng nó là một loài đặc hữu của vùng Madagascar, nên có tên tiếng Anh là Madagascar almond. Cây phân bố rộng rãi từ Madagascar dến Senegal, Ethiopia, Kenya, Somalia, Tanzania, Uganda.

cây bàng đài loan - hoacanhbuonho
Cây bàng Đài Loan
Đây là một loài cây gỗ nhỏ, rụng lá vào mùa thu hay mùa đông, cao từ 10 đến 20 m, thân thẳng với nhiều cành thẳng, mọc chếch, gần vòng tạo thành những tầng tán đẹp mắt. Lá đơn nhỏ, nhẵn bóng, màu xanh sáng lúc non, mép nguyên. Hoa nhỏ, hơi xanh, mọc dạng bông thẳng đứng dài 5 cm. Quả nhỏ, hình oval, hạt dài khoảng 1,5 cm với cánh không rõ
Nhân giống bằng hạt. Trước lúc gieo, cần cắt cánh, ngâm trong nước lã 24 giờ.
Cây ưa sáng, thích đất màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt.
Vỏ và gỗ  được dùng làm thuốc nhuộm. Ở Madagascar, Vỏ và gỗ cũng được dùng để điều trị bệnh lỵ.
Bàng Đài Loan là loài tương cận với cây bàng, nhưng lá và quả nhỏ hơn rất nhiều, thích hợp với việc trồng ở các khu đô thị thay cây bàng. Nó là loài cây cùng chi Terminalia, thuộc họ Chiêu liêu – Combretaceae với bàng, nhưng có tên khoa học là Terminalia mantaly, trong khi bàng là Terminalia catappa.
Bàng Đài Loan du nhập vào Việt Nam trong khoảng thập niên vừa qua, được trồng ở vài công viên, đường phố một số tỉnh thành Nam bộ. Dần dần nó được giới thiệu trồng làm cây bóng mát và tôn tạo cảnh quan ở một số thành phố miền Trung.
Bàng Đài Loan có ưu điểm là tán lá đẹp, lá và quả nhỏ khi rụng ít gây ô nhiễm hơn hẳn bàng. Bàng Đài Loan có cành ngắn, gọn, lại mọc chếch lên nên vòm tán không quá lớn, chiếm không gian không nhiều, thích hợp cho việc trồng trên những vỉa hè hẹp. Tất nhiên, chúng ta không bao giờ quên rằng việc bổ sung để đa dạng hóa chủng loại, phong phú hóa hình thái cho hệ thống cây xanh là cần thiết, nhưng không vì thế mà gia tăng số lượng quá mức đến nỗi phá vỡ bản sắc cây địa phương.
Đặc điểm sinh thái cây bàng Đài Loan:
Bàng Đài Loan là cây gỗ nhỡ. Thân cành nhánh nhiều, gần như mọc vòng, nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng. Vỏ cây bàng Đài Loan màu nâu xám. Lá mọc tập trung ở đầu cành, dạng trái xoan ngược, đầu gần tròn, gốc thuôn dài. Ít thấy hoa. Là cây sinh trưởng trung bình, ưa sáng. Bàng Đài Loan thích hợp trồng ở nơi đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Ứng dụng cảnh quan cây bàng Đài Loan:
Bàng Đài Loan là cây thường xanh tạo tán rộng bóng mát, có thể trồng trên chậu cảnh tạo dáng khi cây nhỏ. Bàng Đài Loan là cây tôn nền sinh cảnh nên thường trồng ở xung quanh nhà, đường phố, vườn, trước trường học và các cơ quan, công viên…
 
 Chuyển cây bàng Đài Loan từ nhà vườn ra trồng tại công trình cần rào chống, che chắn, cần tưới nước đủ ẩm dưỡng cây phục hồi sinh trưởng nhanh (từ 15-30 ngày).
 Trong quá trình chăm sóc cây bàng Đài Loan, để chủ động kiến tạo cảnh quan xanh có thể tiến hành cắt cành, sửa tán cây cho phù hợp với kiến trúc công trình. cần theo dõi bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại lá và hại thân, quả./.
Nguồn caycongtrinh.com.vn

CÂY NGỌC LAN

Tên phổ thông: Ngọc Lan, Sứ Ngọc Lan

Tên khoa học: Michelia alba.

Họ thực vật: Magnoliaceae (Ngọc lan).

Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ.

Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp.
 cây ngọc lan

Đặc điểm hình thái:

Thân, Tán, Lá: Cây gỗ lớn, võ nhẵn mùa xám, phân cành nhánh dài thẳng. Lá thuôn bầu dục, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa.  

Hoa, Quả, Hạt: Hoa đơn độc ở nách lá thơm, có 10-15 cánh hình dải thuôn xếp xoắn ốc. Nhị nhiều, ngắn và hẹp, quả kép hình nón.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Trung bình.

Phù hợp với: Cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần. Đất nhiều mùn, thoát nước tốt, độ pH trung bình. Nhân giống từ hạt hặc giâm cành. Cây khó bứng hoặc ghép cành.
hoa cây ngọc lan
Nhân giống và chăm sóc cây Ngọc Lan

Cây Ngọc Lan nói chung có thể nhân giống từ hạt hay chiết cành, tuy nhiên bên ngoài thị trường thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành sẽ nhanh cho cây kích thước lớn và mau ra hoa hơn.
Kỹ thuật chiết Ngọc Lan cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác. Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng vỏ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu.
Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn, bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).Khi bắt đầu trồng cây lưu ý không làm bể bầu và để nắng chiếu trực tiếp rễ sẽ làm rễ bị héo, cây có thể chết đột ngột. Khi trồng cây nhớ tháo úng không để nước ngập bầu cây.
hoa ngoc lan
Trồng cây Ngọc Lan trang trí sân vườn 
Cây Ngọc Lan thích hợp nơi có nhiều ánh nắng, có thể trồng cây thành hàng hay trồng đơn lẻ từng cây tạo bóng mát. Cây Ngọc Lan thích hợp nơi đất thoát nước tốt, nhớ bót lót phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm phân NPK và Lân cho rễ cây nhanh phát triển. Riêng đối với nhà đô thị chỉ cần trồng một cây  Ngọc Lan trang trí sân vườn vừa tạo bóng mát vừa cho hoa thơm cả nhà.
Vì cây Ngọc Lan có hoa thơm nên phù hợp chọn trồng nơi đền chùa, Có nơi dùng hoa Ngọc Lan thả vào tô nước để trưng bày trang hoàng cho phòng cưới, nhiều nước dùng lấy hương sản xuất nước hoa và kem chải tóc. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, hoa Ngọc Lan trắng thường được phụ nữ dùng cài lên mái tóc vào những dịp lễ hội.
Người Trung Quốc dùng hoa Ngọc lan trắng sản xuất một loại dầu thơm gọi là “White champaca flower oil”. Tinh dầu sứ Ngọc lan trắng cũng được dùng trong một loại nước hoa nổi tiếng có tên là nước hoa Joy, do vậy đôi khi người ta còn gọi tên cho cây là Joy perfume tree.
Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây sứ Ngọc Lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh… Ở Ấn Độ, hoa của Ngọc Lan vàng được dùng điều trị ung thư vùng bụng.
Tổng hợp nguồn internet.

CÂY HOÀNG NAM

Cây hoàng nam còn gọi là cây Huyền điệp, là một loài cây gỗ thường xanh, nguồn gốc xuất xứ từ Nam mỹ là một đặc điểm ưu thế cho việc cơ cấu vào hệ thống cây xanh đô thị. Tuy thế, do hình thái khá đặc trưng của vòm lá Cây hoàng nam đã khiến cho việc chọn địa điểm trồng không đơn giản chút nào. 

Các cành nhánh Cây hoàng nam đều rũ xuống hướng xuống phía dưới gốc, các lá cũng rũ theo hướng đó, nên cây Hoàng nam có dạng như một cột xanh hình suốt chỉ với đường kính tán 1-2 m, chiều cao tán có thể đạt 5 đến hơn 10 m tùy tuổi, trong khi chiều cao dưới tán thường 0,5-1 m. Với kết cấu hình thái như vậy, việc thiết kế trồng nó trên vỉa hè hẹp không mấy thích hợp. Ở một số thành phố, trên dải phân cách phân chia vỉa hè rộng 5-7 m thành hai lối, những cây Hoàng nam được bố trí xen kẽ với một vài loài cây cảnh đã làm tăng vẽ mỹ quan cho vỉa hè.

cây hoàng nam
Cây Hoàng Nam
Cây Hoàng Nam là loại cây tạo cảnh quan lí tưởng, rất phù hợp với cho trồng hành lang, hình thành những cụm, hàng cây xanh trang trí trong công viên, không gian sân vườn biệt thự, công trình thiết kế cảnh quan ngoại thất, giúp các kiến trúc sư chấm phá không gian sân vườn thêm phong phú và đa dạng. Cây mọc khỏe, dễ trồng, xanh quanh năm rất thích hợp trồng làm hàng rào che chắn, giảm tiếng ồn ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, cơ quan và các công trình đô thị, ngoại thất…
cây hoàng nam
Cây Hoàng nam trồng cảnh quan

Bất lợi: cây mọc nhanh và thân dễ bị cong, do đó hàng năm cần cắt bớt ngọn. Ngoài tác dụng tạo cảnh, Hoàng nam là loài cây cho nhiều vị thuốc đáng lưu tâm. Ở nhiều nước Nam Á, nền y học truyền thống xem Hoàng nam là cây có khả năng cung cấp các vị thuốc chữa sốt, trị bệnh ngoài da, đái tháo đường, cao huyết áp và bệnh giun sán. Tinh chất lấy từ cây và các hợp chất đồng phân của nó đã được nghiên cứu như một hoạt chất sinh học trong tác dụng chống nấm, chống vi khu .

Tổng hợp nguồn online.

CÂY MÓNG BÒ

Cây móng bò là tên rất chung, được dùng để chỉ nhiều loài thuộc chi Bauhinia, phân họ Vang (Caesalpinoideae), họ Đậu (Fabaceae). 

Chi này tập hợp cả 3 dạng sống: Cây gỗ, cây bụi và cây leo với số lượng loài lớn, chỉ riêng ở Việt Nam thôi cũng đã có trên 40 loài.

 cây móng bò

Ở Huế hiện có 2 loài dạng cây gỗ là móng bò tím, móng bò sọc; 1 loài cây bụi là móng bò trắng và 1 loài dây leo là móng bò hoa phựợng.

– Cây móng bò tím còn được gọi là móng bò đỏ hay cây hoàng hậu, tên khoa học là Bauhinia purpurea.

– Cây móng bò sọc còn được gọi là cây hoa ban, tên khoa học là Bauhinia variegata.

Cả hai loài này đều có chung nhiều tên tiếng Anh là Purple bauhinia, Butterfly-tree, Orchid-tree, Camel’s foot tree…

Thật ra, để phân biệt hai loài móng bò tím và móng bò sọc là không khó, nhưng cũng không đơn giản. Nếu chúng ta chỉ nhìn một cách tổng quát về dạng lá và màu sắc hoa thì nhầm lẫn là chuyện khó tránh khỏi. Để có thể phân biệt hai loài này, chúng ta cần chú ý:

– Xét về hình thái lá, trong khi móng bò tím chỉ có 9 – 11 gân bên thì móng bò sọc có đến 11 – 13 gân bên. Cuống lá móng bò tím dài đến 4,0 cm, trong khi của móng bò sọc chỉ đạt 2,5 cm.

– Xét về hoa thì móng bò tím chỉ có 3 – 4 nhị (vì vậy còn có tên khoa học Bauhinia triandra), trong khi đó móng bò sọc có đến 5 – 6 nhị. Màu hoa móng bò tím ít thay đổi, chủ yếu là màu tím và tím phớt hồng, trong khi đó màu hoa móng bò sọc biến động từ trắng, trắng hồng, hồng tím, tím… và cánh hoa thường xuất hiện những đường sọc rất rõ nét. Do biến màu như thế nên trong tên khoa học của loài cây móng bò sọc có từ “variegata”.

Trong hệ thống cây xanh đô thị, cây xanh công trình ở nhiều nơi có sự hiện diện của cả 2 loài. Do thời tiết, khí hậu nhiều nơi khác nhau nên cả hai loài móng bò tím và móng bò sọc không thay lá toàn phần, khiến cho khi cây ra hoa không thể có một vòm hoa rực màu như ở Tây Bắc được. Bù vào đó, cây cho hoa vào nhiều tháng trong năm và ngay trong mùa đông u ám, cây móng bò luôn trổ hoa góp phần điểm tô cảnh vật, giúp cho cảnh quan công trình, cảnh quan đường phố, công trình bớt buồn tẻ.

Cái tên “hoa ban” đã đi vào thơ ca, được nhiều người Việt Nam biết đến hơn tên móng bò, nhưng ít ai ở Huế nghĩ rằng, trong lòng thành phố yêu thương của chính mình, hoa ban cũng đã và đang nở rộ. Đó cũng là điều tất yếu, vì đâu phải bất kì ai cũng am hiểu hết những thuộc tính của các loài cây nói chung và những cây móng bò nói riêng. Bởi thế, chúng tôi nghĩ rằng, nếu như trên thân những cây móng bò ở Huế cũng như bao nhiêu loài khác nữa, có những tấm biển ghi tên cây thì hay biết bao, nó sẽ tăng giá trị nhiều mặt của cây xanh đồng thời cũng góp phần ngăn chặn hành vi xâm hại cây xanh của một vài đối tượng sống trong thành phố chưa ý thức đầy đủ.
cây móng bò - hoacanhbuonho
 Ngoài ra còn có loài móng bò đơn hùng (Bauhinia monandra), có hoa màu hồng nhạt, cánh hoa điểm những đốm đỏ rất đẹp. Đây là loài được trồng khá nhiều ở thành phố Buôn Ma Thuột. Một điều cần chú ý nữa là, để có thể đưa trồng trên vỉa hè đường phố mà không bị cành nhánh phát triển là đà che khuất tầm nhìn giao thông và cản lối đi của bộ hành thì phải nhân giống bằng hạt, chọn những cây xuất vườn có thân thẳng và nên chăm sóc tỉa cành thời gian đầu. Nếu muốn trồng bằng cành giâm thì dứt khoát phải xuân hóa cây mẹ để có những cành cấp một làm vật liệu giâm hom.

Ngoài tác dụng làm cây cảnh quan cây xanh công trình, cây móng bò có thể trồng trang trí công viên, tạo cảnh quan xanh cho cơ quan xí nghiệp, móng bò còn có nhiều tác dụng dược học và thực phẩm, chẳng hạn như: Lá có hàm lượng canxi và sắt cao, có vị chua, nên thường được dùng làm chất tẩm tạo hương vị cho thịt và cá; nhiều bộ phận của cây được dùng hạ nhiệt, giảm đau, điều trị kiết lị, tiêu chảy, giun sán, làm chất se, làm rượu bổ, điều trị các tổn thương ngoài da…
cây móng bò trắng
Hoa cây móng bò trắng
cây móng bò sọc
Hoa cây móng bò sọc
Cây móng bò tím
Hoa Cây móng bò tím
 Viết bởi/nguồn cayxanhsadec.com

Hoa bằng lăng nở mùa hè

Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, đó là mùa mà năm nào cũng có những cuộc chia ly đầy lưu luyến…. học trò chia tay thầy cô, chia tay mái trường thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau một thời.

Hoa bằng lăng có màu tím hồng đẹp, nên hiện nay thường được trồng làm cây cảnh đô thị hoặc được trồng trước sân trường. Gỗ bằng lăng nước màu nâu vàng, dẻo, dùng đóng đồ mộc thông thường hoặc có thể đóng thuyền.

hoa bang lang
Màu tím thường mang một sự thương yêu và cũng có vẻ gì đó buồn buồn, nên vì vậy hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách.
Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, đó là mùa mà năm nào cũng có những cuộc chia ly đầy lưu luyến….học trò chia tay thầy cô, chia tay mái trường thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau một thời.

hoa bang lang gan bo vơi mai truong

 Loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím,… và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu. Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài, cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, răng reo màu tím hồng. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.

Đất trồng cây Bằng lăng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm. Trước khi trồng tiến hành đào hố trước ít nhất 1 tháng, kích thước hố và lượng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, thông thường 50x50x 50 cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ, NPK, phân bón lót, phân lân, vôi….. Sau đó dồn hỗn hợp đất phân cho xuống hố. Công việc trên cần thực hiện trước khi trồng cây ít nhất là 1/2 tháng.

hoa bang lang trong  via he
 hoa bang lang trong  via he

Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3 mét, hàng cách hàng 4 mét, hoặc cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét.
Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ…
Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5-10 kg, phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.

hoa bang lang trong  via he

Trong Y học truyền thống châu Á dùng lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường. Các chất trích ly được thương mại hóa đôi khi cũng được dùng làm bớt mập phì. Chất trích lá bằng lăng nước thường tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để làm giảm cân, tỉ như Cortislim. Nồng lượng thay đổi tuỳ sản phẩm bán, nhưng thường chứa vài milligram đến vài tá milligram một ngày. Lá bằng lăng nước khó kiếm hơn nhưng được bán dưới dạng nước trích lỏng hoặc thể viên.

Nguồn wikipedia.org

HOA SỮA GỌI MÙA THU, HOA SỮA GỢI CẢM XÚC

“Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng là đỏ….”

  “… Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng…”

hoa sua - hoacanhbuonho
Hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những du khách phương xa về thăm Hà Nội. Hoa sữa cũng đã đi vào nhạc, vào thơ làm xốn xang bao tâm hồn trẻ, ai mà không khỏi bâng khuâng khi nghe câu hát: “Em ơi Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa“, rồi “Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp” như nỗi niềm luyến tiếc mùa hoa sữa đã qua gợi bao kỷ niệm. Và còn nhiều lắm, có biết bao bài văn, bài thơ viết về hoa sữa, cây hoa sữa đã tôn thêm biết bao thơ mộng cho Thủ đô Hà Nội.
hoa sua
   Hoa sữa quả là một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, Thủ đô yêu dấu nghìn năm tuổi. Bài thơ “Hoa sữa” của nhà thơ Nguyễn Phan Hách có câu: “Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sáng bỗng trở thành thiếu nữ/ Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ/ Hoa sữa thơm ngây ngất bên mặt hồ…” cứ phảng phất mãi trong lòng người.
Trong những ngày này, ngồi nhẩn nha bên cạnh tách cafe, thơ thẩn nhìn ngắm gió trời, nhận ra thêm một mùa hoa nữa lại trở về. Mùa thu khó có thể khiến cho lòng ai buồn bã, nhưng lúc nào cũng rắc vào tim những man mác xôn xao. “Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc/ Mối tình đầu tưởng không gì chia cắt/ Vậy mà tan trong sương gió mong manh …”. Mùi hoa sữa ấy, luôn len lỏi trong những nỗi nhớ vô hình.
Nói về hoa sữa, người ta vẫn nhớ về con đường Nguyễn Du, nơi ấy có không gian tĩnh lặng, có hồ nước lung linh khiêm nhường mà thơ mộng. Những đêm đầu đông, trong sương giăng lành lạnh, ngồi bên hồ Thiền Quang dù ở bờ bên kia, vẫn thoang thoảng hương hoa sữa bay. Nhiều lứa đôi thường đến đây dạo bước dưới hàng cây sữa, phải chăng bởi hoa sữa thơ mộng dễ khắc vào nỗi nhớ kỷ niệm tình yêu ?
 
Xa rồi những ngày nắng hạ chói chang nhuộm vàng thành phố, xa rồi những buổi trưa hè rộn rã tiếng ve. Thu về cho thành phố thay màu áo mới, thơ hơn, đẹp hơn trong hương hoa sữa nồng nàn.
 
Hoa sữa giăng đầy trong những con phố cổ kính trong lòng Hà Nội. Cứ đêm về, thong thả, chạy xe chầm chậm hay lang thang tản bộ, hít đầy vào lồng ngực những hương vị nồng nàn của đặc trưng mùa thu Hà Nội, để biết rằng chốn phồn hoa đô hội này dù có bon chen nườm nượp đến bao nhiêu, cũng để lại những dấu ấn nặng lòng, thật khiến cho những người xa xứ thương nhớ da diết …
  Theo vitalk.vn

CÂY SAO ĐEN

Cây Sao đen, loài cây gỗ bản địa đa tác dụng.
Cây Sao đen có tên khoa học là Hopea odorata, thuộc họ Dầu – Dipterocarpaceae, tên tiếng Anh là Golden oak; là loài cây gỗ lớn thường xanh, thân thẳng, tròn thuôn, cao từ 20 – 30 m. Khi cây trưởng thành, vỏ nứt dọc, màu đen, lõi gỗ hơi đỏ. Tán lá rậm, hình chóp, cành nhánh khỏe, dài, mọc chếch. Lá hình trái xoan thuôn, mép hơi gợn sóng, đáy tròn, đỉnh nhọn; mặt trên lá màu xanh bóng, mặt dưới hơi bạc, có tuyến ở nách gân bên. Hoa mọc thành chùm, hoa nhỏ màu trắng. Quả có 2 cánh, phủ lông mịn, dài 3 – 6 cm, rộng 0,5 – 07 cm, lúc non xanh nhạt, lúc già chuyển qua nâu.
cây sao đen - buôn ma thuột
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây sao đen
Nhân giống sao đen:
 Khi quả sao đen chuyển từ màu xanh sang vàng và có những đốm nâu ở đầu cánh là có thể thu hoạch. Có thể thu h

ái trực tiếp trên cây hoặc nhặt các quả vừa rụng xuống đất vào buổi sáng hàng ngày.
Cũng như các cây họ Dầu khác, hạt sao đen không giữ được lâu nên phải gieo ngay. Nếu muốn vận chuyển đi xa phải trộn hạt với cát ẩm, nhưng thời gian bảo quản cũng không quá một tuần.
Trước khi gieo cần cắt bỏ bớt cánh quả sao đen, chỉ để lại đoạn dài 1-2cm, ngâm nước lã khoảng 1-2 giờ rồi đem gieo.
Đất gieo được chuẩn bị trước, lên luống với chiều dài 5-10m, rộng 1m, cao 10-20cm và khử trùng trước khi gieo hạt sao đen.
Trên mặt luống xẻ các rạch theo chiều ngang, cách nhau 15cm. Đặt phần đầu hạt sao đen có cánh lên trên rồi phủ một lớp đất mỏng vừa đủ lấp kín cả quả và cánh.
Sau khi gieo 3-4 ngày, hạt sao đen bắt đầu nảy mầm. Đem cấy vào các bầu có kích cỡ rộng 14¬15cm, cao 15-20cm. Vỏ bầu bằng nhựa PE thủng đáy hoặc bịt đáy nhưng có cắt lỗở góc hoặc có lỗ thoát nước trên thành bầu. Ruột bầu gồm 75-80% đất mặt nhiều mùn dưới các rừng lá rộng, trộn với 15-20% phân chuồng đã hoai và 1% supe lân. Đất làm ruột bầu tốt nhất là đất sét pha cát. Thời vụ gieo hạt tốt nhất là vào tháng 4-5 (ngay sau khi quả chín).
Do cây sao đen non ưa bóng nên cần có giàn che. Thường xuyên tưới nước và chăm sóc cây trong giai đoạn vườn ươm. 

cay sao den 

Trồng và chăm sóc cây sao đen:
Khi cây sao đen con đủ tiêu chuẩn: 12 tháng tuổi, chiều cao 1-1,2m, đường kính cổ rễ 0,4-0,5cm là có thể mang trồng.
Thời vụ trồng vào tháng 5-7, trước mùa mưa.
Để trồng rừng sao đen, nên chọn các dải đất sâu, mát, trong các rừng thứ sinh nghèo kiệt hoặc rừng sau khai thác. Có thể xử lý thực bì theo đám, theo băng hoặc toàn diện tuỳ theo phương thức trồng.
Ở Đông Nam Bộ khi trồng sao đen theo phương thức xử lý toàn bộ thực bì, chọn muồng đen làm cây bạn, đậu tràm làm cây phù trợ và đã đạt kết quả rất khả quan. Theo phương thức này, sao đen sinh trưởng, phát triển rất mạnh.
Mật độ trồng rừng sao đen thường khoảng 400-500cây/ha. Cự ly hàng cách hàng 5-6m và cự li cây cách cây 4m. Kích thước hố trồng khoảng 40x40x40cm.
Cần tiến hành chăm sóc 2-3 lần trong 3 năm đầu, chủ yếu là phát dọn cỏ xâm lấn và vun gốc vào đầu và cuối mùa mưa.
Sau 8-10 năm cần tỉa thưa lần đầu để mở tán cho cây. 

Tổng hợp nguồn internet.

Cây Cau Vua

Cây cau vua một loại cây du nhập từ Châu Mỹ sang. Chúng còn được gọi là cây cau bụng, có tên khoa học: Roystonia regia, họ: Arecaceae. Cây thân cột cao 8 tới 15m. Thân cây thuôn thẳng nhưng tới phần bụng thì phình to, chỗ phình lớn có thể lên đến 40 – 60cm. Thân cây có màu nâu; mo có màu xanh bóng và láng. Lá dài 3 – 4m, màu xanh dạng kép lông chim. Cụm hoa có mo bao, mọc ở thân mang hoa cái và đực có màu trắng. Hoa đực có bầu lép và hoa cái không có vòi. Quả nhỏ (1 – 2cm) có màu xanh. Hiện được ươm trồng bán giống ở nhiều nơi, được ưa chuộng trong trang trí hoa viên biệt thự, công viên, sân vườn.
Cau vua là loại cây thân thẳng, cao, tán rộng phù hợp nhiều nơi diện tích đất hẹp. Cau vua là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc so với nhiều loại cây khác. Ngoài việc tưới nước hàng ngày và bón phân NPK định kỳ, nhà vườn chỉ cần cắt tỉa những tàu lá đã bị lão hóa quanh gốc. So loại cây lâu năm khác thì phải uốn cành, tạo dáng, tạo thế nếu không cây sẽ mọc hoang tàn; còn cau vua thì tự nó tạo nên một thế đứng rất đẹp.

Phương pháp nhân giống cây cau

Cau chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con. Ở miền Nam nước ta có điều kiện thích hợp để cây cho hoa và quả nên phần lớn hạt nhân giống được mua từ miền Nam.

Để nhân giống, cần chọn các quả già, khi vỏ quả đã có màu nâu vàng, hơi khô thì đem trồng; lấy hạt khô từ các quả già ngâm trong nước 10 – 12 giờ ủ nơi ấm để khi gieo, hạt mọc nhanh.

Cay cau vua - cay con giong
Cây cau vua – cây con giống

Đất gieo hạt nên làm tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm cũng như tránh sương muối vì thời vụ gieo hạt thường vào cuối năm. Sau khi lên luống, khoảng cách là 20 x 30cm (cây x hàng) với 2 hàng hoặc 3 – 4 hàng trên 1 luống. Dùng đất lấp hạt ở độ sâu 1 – 1,5cm, trên mặt phủ rơm rác mục để giữ ẩm và khi tưới không làm trôi đất, đóng váng mặt. Tưới giữ ẩm thường xuyên sau khi gieo mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối, đến khi hạt mọc thì tưới mỗi ngày/lần.

Đồi cỏ phối hợp ba cây cau vua cực đẹp 
Đồi cỏ phối hợp ba cây cau vua cực đẹp

Khi cây đã có 2 – 3 lá , có thể bỏ giàn che,tiến hành xới mặt luống, làm cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1 – 1,5 năm, cây cau con có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất bán.

Kỹ thuật trồng: Đất trồng cau nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.
Trong điều kiện nước ta, cau là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

Khi trồng trên đất hay trong chậu cần cú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.

Chăm sóc cây: Cau cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng nên cau yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô. Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.
Sưu tầm.