Danh mục lưu trữ: Cây nấm

Kinh Nghiệm Từ Trồng Nấm Sò

Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch phi đóng cửa hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng. Nếu nấm ra nhỏ là do không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao, nấm ra cuống nhỏ dài là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá

Kinh nghiệm trồng nấm sòI. Mục đích:

– Tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình tận dụng rơm dư thưa hàng năm sau thu hoạch ,hơn nữa là trùng với thời gian nhàn dỗi

II. Quy trình làm:

* Chuẩn bị: Cho 100 kg rơm khô

– Nhà trồng nấm rộng khỏang 20 m2, nhà lập bằng tranh, xung quanh quây bằng tranh, hoặc trát vách bùn.
– Vôi tôi: 20kg
– Túi nilon: 35 cm x 50 cm: 6kg
– Bông sạch để chống ẩm: 5kg
– Dây nịt để buộc 0,5 kg
– Tre nhỏ để treo bịch
– Dây buộc lúa
– Nilon để quây đống rơm quây nhà ươm : 5 kg
– Nước sạch

Xử lý nguyên liệu: Rơm phải khô, không bị mốc, xử lý bằng 20 kg vôi tôi

* Cách làm rơm và ủ rơm

– Di rơm ra sân từng lớp 1 cao 20 – 30 cm thì nước tưới cho ướt rơm. Khi rơm thấm đẫm nước (rơm mềm ra)
– Cho hoà vôi tôi với nước ở 1 góc sân rồi cho rơm đã thấm nước vào xử lý (cho rơm rửa qua nước vôi). Sau khi rửa nước vôi đến đâu thì ủ đống luôn đến đó.
– Dưới chân đống rơm ủ phi kê cao từ 10 – 15 cm để cho rơm ráo nước.
– Đống ủ phi rộng 1,5 m, cao 1,5 m, dài 2 m.
– Đống ủ phi vuông như hộp phấn vuông góc với đất.
– Giữa đống ủ phi cắm cọc tre hay gỗ dài 1,8 m để thông khí.
– Cắm cọc phi cắm ngay từ đầu lúc đống ủ mới cao 20 cm – 30 cm. Khi ủ xong phi lắc mạnh cọc cho thông khí.
– Gần nóc đống ủ phải để thoáng và căng nilon lên cao tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.

Cách đo đống rơm:

– Sau khi ủ rơm được 3 ngày thì đo đống ủ.
– Dỡ nilon ra thấy đống ơm nếu ướt quá thì không tưới thêm nước. Nếu khô quá thì tưới nước thêm xung quanh.
– Đống rơm phi có cạnh thẳng đứng như đống ủ lúc đầu và quây nilon như đống trước và các nilon treen đống để tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.

Cách kiểm tra nhiên liệu:

– Sau khi đo xong tiến hành ủ tiếp từ 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 7 thì kiểm tra nhiên liệu. Lấy tay nắm rơm ở mọi địa điểm của đống ơrm mỗi điểm 1 nắm. Vắt nắm rơm thấy có nước ở vân tay là được.
– Nếu thấy nhiên liệu khô thì bổ xung thêm nước bằng cách lấy bình phun phun từ từ vào nhiên liệu. Nếu ướt quá phải hóng hoặc dùng quạt cho bay hơi nước.

Cách cấy giống và đóng bịch:

– Địa điểm cấy giống: Phải cấy giống ở chỗ sạch,thoáng mát, không có ánh nắng.
– Cấy giống đúng tuổi từ 16 – 20 ngày tuổi.
– Đóng bịch cấy giống
– Trước khi cấy giông lấy túi dán 2 góc ngoài với nhau sau đó lộn lại để cho đáy túi vuông góc tránh đọng nước.
– Sau khi lộn túi xong lấy lượng nhiên liệu cho vào túi. Mùa đông nén chặt hn, mùa hè hay lỏng.
– Nhiên liệu cao 7 cm thì cho 1 lớp giống. Khi cho giống (cấy giống) phi cấy xung quanh túi sao cho toàn bộ hạt giống tiếp xúc với túi nilon.
– Tuyệt đối không được làm ri hạt giống vao giữa túi nhiên liệu.
– Tiếp tục cho nhiên liệu vào túi 1 lớp tiếp theo. Mỗi túi rắc 4 – 5 lớp giống.
– Khi gần đến miệng túi rắc giống lên toàn bộ nhiên liệu trên mặt. Để một phần ở giữa để cho bông.
– Sau đó lấy 1 nắm bông gấp lại bằng miệng chén để lên miệng túi dùng dây nịt buộc chặt lai.
– Cục bông có tác dụng lưu thông khí giữa trong và ngoài bịch.
– Phải đóng túi hết trong 1 ngày, sau khi đóng túi xong thì đem xếp vào phòng ưm bịch.

Cách ươm bịch:

– Treo và rạch bịch:

+ Treo bịch: Khi ươm được 17 – 25 ngày thấy sợi nấm bò kín đáy bịch từ 1 – 2 ngày thì bắt đầu treo và rạch bịch.
+ Cách treo: Lấy túi nilon ra đem hấp lại để dùng lần sau. Dùng tay ép nhẹ bịch theo chiều từ trên xuống thắt dây nịt rồi treo lên dây. Khi treo phi úp miệng túi xuống dưới. Dây treo cách nhau 30 – 40 cm. Mỗi dây treo từ 2 – 4 bịch cách nhau 10 cm
+ Cách rạch: Mỗi bịch rạch 4 – 6 vết so le nhau Mỗi vết rạch dài 1,5 cm,sâu 0,5 – 1 cm
Chăm sóc và thu hái:
– Sau khi treo và rạch bịch từ 4 – 6 ngày trên các vết rạch xuất hiện thấy nấm non.
– Khi phát hiện thấy nấm mới thì mới được tưới phun sương vào nấm, lượng nưc tăng dần theo độ lớn của nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần.
– Nếu chưa phát hiện thấy nấm tuyệt đối không được tưới nước vào bịch. Nếu tưới vào sợi nấm sẽ bị chết.
– Nếu nhà trồng nấm khô quá thì tiên hành tưới nước xuống nền nhà tạo độ ẩm cho nấm phát triển nhanh.
– Từ khi xuất hiện đến khi thu hái nấm là 3 – 4 ngày.
– Sau khi thu hái nấm xong thì ngừng tưới nước và phi nhặt sạch chân nấm còn sót lại trên bịch rôì ép nhẹ bịch cho chặt.
– Khi xuất hiện nấm non thì tiến hành chăm sóc như đợt đầu.
Những biểu hiện khác thường của nấm:
– Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch phi đóng cửa hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng.
– Nếu nấm ra nhỏ là do: Sau khi thu hoạch xong không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao.
– Nếu nấm ra cuống nhỏ dài là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá.
– Khi nấm còn nhỏ tăng số lần tưới theo độ lớn của nấm sao cho cánh nấm luôn óng ánh nước. Khi nấm to thì gảim số lần tưới và ngừng tưới nước trước khi thu hái nấm 5 tiếng.
Thu hái nấm:
– Nấm đến tuổi thu hái nấm là: mép cánh nấm hơi cong xuống dưới, phiến nấm mỏng.
– Dùng tay bẻ nhẹ xuống dưới, phải bỏ chân nấm còn sót ra để hình thành qu nấm mới và tạo cho sợi nấm tiếp xúc với không khí. Thu hái xong thì cắt bỏ chân nấm phần có màu vàng rồi đem về xử dụng.

III. Chi phí đầu tư:
Tổng thu: 3.262.000đ
Tổng chi: 1.430.000đ
Tổng li mỗi mẻ nấm: 1.882.000đ
truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho các hộ trong bản để cùng có thêm việc làm nâng cao cải thiện đời sống sinh hoạt.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.

  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả .

Kỹ Thuật Trồng Nấm Bào Ngư Nhật

Dinh dưỡng nấm bào ngư Nhật rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật.

1) Giới thiệu chung
Kỹ thuật trồng nấm bào ngư nhật - Pleurotus EryngiiNấm bào ngư Nhật hay còn gọi là nấm bào ngư chân dày (cùi dày), nấm đùi gà, là một loại nấm ăn có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư, đặc biệt khi chế biến món ăn từ nấm bào ngư Nhật cùng với thịt hoặc thủy hải sản thì càng tuyệt vời hơn. Dinh dưỡng nấm bào ngư Nhật rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật.
Kết quả phân tích cho thấy nấm bào ngư Nhật hàm lượng protein chiếm khoảng 25%, đặc biệt có chứa hơn 18 loại axit amin, ngoài ra còn có carbohy drate, nhiều vitamin và các khoáng chất khác.
Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử, rối loạn gan, ung thư,v.v.., đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa.
Nấm bào ngư Nhật có thể bảo quản ở nhiệt độ 10-12°C kéo dài 3-5 ngày mà chất lượng thay đổi không đáng kể.
2) Đặc tính sinh học
Đặc điểm hình thái:
Quả thể khá to, đường kính trung bình từ 2-4cm trơn bóng, màu từ xám đến trắng xám. Thịt nấm màu trắng, dày. Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài từ 2-6 cm.
Điều kiện sống:
Nấm bào ngư Nhật thích hợp phát triển ở một biên độ nhiệt độ khá rộng: khi ra quả thể ở 25-30°C, thích hợp ẩm độ cao và ưa thoáng.
Độ ẩm cơ chất từ 65-68%, độ ẩm không khí lúc nuôi sợi 65-70%, độ ẩm không khí lúc ra quả thể là 85-95%.
pH: Môi trường nuôi trồng thích hợp cho nấm bào ngư Nhật từ 5-7, giai đoạn ươm tơ môi trường axit yếu nhưng khi ra quả thể pH từ 6-6,5.
Ánh sáng: Giai đoạn ra quả thể cần ánh sáng khuếch tán hơn khi nuôi sợi.
Nguyên liệu và thời vụ nuôi trồng:
Hầu hết tất cả các loại nguyên liệu chậm phân hủy: gồm mạt cưa, xơ dừa, bã mía… đều sử dụng được để trồng nấm. Tuy nhiên, cũng cần phải lựa chọn nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có và đặc biệt sẵn có dinh dưỡng có lợi cho nấm (như mùn cưa, bã mía).
Nấm bào ngư Nhật có biên độ rất rộng về nhiệt độ và ẩm độ vì vậy đối với thời tiết ở miền Nam nước ta sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không cao nên đều trồng được, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, vì lúc này độ ẩm không khí tương đối cao sẽ tiết kiệm được công tưới.
3) Xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, đóng túi, khử trùng
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu trước khi đưa vào trồng nấm phải qua bước lựa chọn và xử lý:
Đối với nguyên liệu mùn cưa nên chọn mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề.
Nguyên liệu bổ sung: cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO3) (riêng cám bắp, cám gạo phải là loại mới, không có mùi hôi).
Nước vôi: 1-2% (10 lít nước 100-200 gr vôi bột).
Chú ý : Nước đưa vào xử lý phải là nước sạch
a) Xử lý nguyên liệu:
Nguyên liệu mùn cưa, bã mía trước khi ủ phải phơi khô, nếu chưa sử dụng phải bảo quản trong kho.
– Đối với mùn cưa: mùn cưa phải phơi khô trước khi đưa vào bảo quản, càng để lâu càng tốt cho trồng nấm. Vì khi nguyên liệu ẩm thường có nhiều dinh dưỡng thích hợp với nấm mốc làm nhiễm bịch phôi. Mùn cưa mới, tế bào chưa chết hoàn toàn, có thể còn tồn tại các chất kháng nấm, tơ nấm khó phân hủy (thủy phân chậm) năng suất thấp, mất nhiều thời gian nấm mới mọc. Khi mùn cưa để lâu, tế bào của cây đã chết, sợi nấm mọc dễ dàng hơn. Sau khi lựa chọn, mùn cưa được đưa vào ủ theo công thức sau:
Mùn cưa khô: 100kg
Nước vôi pha loãng (pH:13): 20-30 lít
Sau khi làm ẩm, cho mùn cưa vào đống, quấn nilon xung quanh, giữa đống mùn cưa có cọc thông khí.
Thời gian ủ từ 6-7ngày, giữa chu kỳ có đảo đống ủ. Nhiệt độ đống ủ 70-75°C
Đối với bã mía: sử dụng những loại bã mía không quá ướt, nên phơi khô nguyên liệu từ 12-24 giờ trước khi ủ. Công thức ủ bã mía cũng giống như ủ mùn cưa, nhưng thời gian ủ bã mía là 12-14 ngày. Tuy lượng nước và thời gian ủ cả hai loại nguyên liệu như trên, nhưng cũng còn tùy thuộc vào nguyên liệu ban đầu khô hay ướt mà ta tự điều chỉnh cho thích hợp.
b) Phối trộn nguyên liệu
Sau khi nguyên liệu được xử lý (thời gian nhanh chậm tùy thuộc vào từng loại cơ chất khác nhau) nên phối trộn nguyên liệu với nhiều thành phần dinh dưỡng khác.
Phối trộn nguyên liệu: Nguyên liệu trộn đều, làm ẩm, trộn nhiều lần cho nước ngấm đều trong nguyên liệu. Ẩm độ của nguyên liệu khoảng 65-70%, nghĩa là nếu nấm nguyên liệu (sau khi làm ẩm) trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết khối nhưng nước không nhỏ giọt ra là được.
Công thức phối trộn:
100 kg nguyên liệu đã tạo ẩm
2% cám bắp
2% cám gạo
1% bột nhẹ
Cách trộn nguyên liệu: nguyên liệu sau khi ủ được trộn với các phụ gia theo tỷ lệ như trên, sau đó đảo đều và kiểm tra độ ẩm lần nữa trước khi đưa vào đóng túi.
c) Đóng túi nguyên liệu:
Túi pp dày khoảng 0,5mm và có kích thước 19 x 36 cm, cổ nút, thun, bông, nắp đậy.
– Cách đóng túi:
Dùng túi pp, cho nguyên liệu đã làm ẩm vào, nện chặt vừa phải. Nên đóng túi đồng loạt cho đến hết nguyên liệu, không để thừa nguyên liệu qua đêm. Nếu không đóng hết thì phải đưa phần nguyên liệu thừa vào đống ủ để ủ tiếp. Mỗi túi thường chứa khoảng 1,1-1,2kg nguyên liệu. Dùng giấy bìa cứng khoanh tròn làm cổ bịch tra vào làm cổ. Sau đó, dùng 1 cây dài tròn vót nhọn đầu, xoi 1 lỗ ở giữa xuống tận đáy bịch. Sau đó, dùng bông gòn không thấm làm nút bông, dùng giấy bao bên ngoài nút bông hoặc có nắp chụp.
– Khử trùng:
Sau khi đóng túi, đưa đi khử trùng trong các nồi hấp. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thủy trong thùng phuy. Thời gian từ 10-12 giờ, nhiệt độ trong túi nguyên liệu đạt từ 95°C-100°C.
Lò khử trùng: Có kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào số lượng nguyên liệu và điều kiện vật chất.
Túi hấp xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men, nút bông chặt và không ướt. Sau đó chuyển bịch vào phòng cấy đã thanh trùng. Để nguội 24-36 giờ rồi tiến hành cấy giống.
4) Cấy giống và nuôi sợi túi phôi
– Cấy giống
Cấy giống que: Sau khi túi phôi đưa vào phòng cấy, dùng pince kẹp cây meo giống cho vào túi.
Cấy bằng hạt: Phôi đã được làm nguội đưa vào phòng cấy, dùng que sắt khều nhẹ giống từ túi nilon hoặc từ lọ thủy tinh sang túi phôi lắc đều lên trên bề mặt túi. Lượng giống cấy cứ một lọ hoặc một túi giống cấy 200g được 25-30 túi phôi.
Chú ý : Chọn giống cấy phải đúng tuổi, lúc bào tử (màu đen) mới xuất hiện khoảng 1/2 lọ hay túi, không nên chọn meo quá già hoặc quá non.
Sau khi cấy giống phải đưa vào nhà nuôi sợi.
– Nuôi sợi: Phòng nuôi sợi có nhiệt độ thích hợp từ 25-28°C, độ ẩm không khí 65-70%. Nhà kín gió nhưng thoáng. Từ 25-30 ngày tơ nấm sẽ ăn kín túi. Khi sợi nấm đã trắng túi cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích thay đổi môi trường để kích thích tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể.
5) Chăm sóc và thu hái nấm
– Chăm sóc: Sau khi tơ nấm ăn kín túi, tháo bỏ bông mục đích là giúp nấm ra trên cổ và tạo được kích thước cũng như hình dạng của tai nấm đồng đều hơn. Khi nấm ra, ở giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng do các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 85-95%, nhiệt độ là 25-30°C, thoáng, kín gió và sạch sẽ.
Chú ý : Phải vệ sinh nhà thật sạch (dùng vôi bột hoặc nước vôi đã pha loãng rắc tưới đều nền nhà trồng) trước khi đưa túi vào.
Sau khi tháo bông 7 ngày đầu không tưới, nhưng sau 7 ngày (kể từ lúc tháo bông) thì nấm xuất hiện quả thể trên cổ túi. Khi đó, nấm rất cần nước, vì vậy vừa phun sương trước miệng cổ túi phôi vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (2-3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 4 ngày (khi mũ nấm từ màu xám sang trắng xám, đường kính mũ nấm gấp đôi chân nấm).
– Thu hái nấm: Thu hoạch nấm phải đúng tuổi không nên non hoặc già quá.
Cách thu hái nấm: Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Khi hái xong đợt 1 phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi. Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 3-4 lần là kết thúc quá trình thu hái. Tổng thời gian thu hái nấâm từ 65-75 ngày, mỗi túi thu hái được 3-4 đợt và mỗi đợt cách nhau 20-25 ngày. Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi được ủ làm phân bón.
Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Tiền Giang đã phân lập và nghiên cứu thành công quy trình trồng nấm bào ngư Nhật năng suất đạt 43-45% so với nguyên liệu đưa vào nuôi trồng. Hướng tới Trung tâm sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về giống cũng như kỹ thuật nuôi trồng nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất của loại nấm này.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm Tại Bến Tre

Nấm kim châm có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, bã mía, vỏ hạt bông và thích hợp với nhiệt độ lạnh nên miền Bắc có thể trồng vào mùa đông, trong điều kiện nhà lạnh có thể trồng được quanh năm.

KỸ thuật nuôi trồng nấm kim châmNhằm đa dạng hóa các loại nấm phục vụ thị trường, đồng thời tìm ra quy trình, kỹ thuật nuôi trồng nấm kim châm tại địa phương, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre) đã trồng thử nghiệm nấm kim châm trên nhiều cơ chất khác nhau thông qua việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm nấm cao cấp: nấm kim châm (Flammulina velutipes), nấm ngọc châm (Hypsizygus marmoreus) trên cơ chất bã mía, bã mía phối trộn”.

Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn non có hình cầu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Nấm kim châm có hai loại: Kim châm vàng và kim châm trắng, nhiệt độ thích hợp ra quả thể ở nấm kim châm là 5-20 độ C, thích hợp nhất là 15-16 độ C. Độ ẩm cơ chất 65-70%, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 80-95%,  pH từ 4-7, duy trì ánh sáng khuyếch tán.

Nấm kim châm có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, bã mía, vỏ hạt bông và thích hợp với nhiệt độ lạnh nên miền Bắc có thể trồng vào mùa đông, trong điều kiện nhà lạnh có thể trồng được quanh năm. Sau đây là quy trình trồng nấm kim châm do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ trồng thử nghiệm cho năng suất cao nhất.

Xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, đóng túi, khử trùng:

Đối với nguyên liệu mùn cưa nên chọn mùn cưa cây gỗ mềm, không có chứa tinh dầu, tốt nhất nên dùng mùn cưa cây cao su, bồ đề. Ngoài ra còn có các nguyên liệu bổ sung như: cám bắp, cám gạo, bột nhẹ (CaCO3), MgSO4. Nước vôi 1% (10 lít nước 100 gr vôi bột).

+ Mạt cưa: mạt cưa được sàng để loại các khối gỗ lớn và tạp chất. Mạt cưa khô được trộn với nước vôi 1% để có độ ẩm nguyên liệu 60-65% ủ trong 24 giờ.

Công thức phối trộn nguyên liệu 88% mùn cưa: 5% bột cám: 5% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ.

– Trọng lượng phôi: 1kg.

– Các bịch phôi được hấp khử trùng ở nhiệt độ 100 độ C  trong thời gian 10 giờ, để bịch phôi nguội (nhiệt độ đạt từ 30-32 độ C), sau đó đem cấy giống.

Cấy giống:

Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy. Các bịch phôi sau khi cấy xong chuyển sang phòng ươm tơ.

Ươm tơ:

Điều kiện phòng ươm tơ:

+ Nhiệt độ là 20-24 độ C.

+ Ẩm độ không khí: 70-80%.

+ Ánh sáng: không cần thiết trong giai đoạn này.

Sau 30-35 ngày cấy giống, lúc này tơ nấm đã phủ kín bịch phôi, chuyển phôi ra nhà lạnh trồng và thu hái nấm.

Nuôi trồng và thu hái nấm:

Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi. Cào xong buộc miệng túi như hình chiếc nơm. Để khi sợi nấm phục hồi lại thì mở miệng túi. Phòng ra quả thể phải đảm bảo nhiệt độ 13-16 độ C. Sau 10-12 ngày sẽ xuất hiện mầm quả thể nhỏ li ti. Thời gian này tưới phun sương đều đặn (1-3 lần/ngày), chỉ tưới xung quanh và nền, không tưới trực tiếp vào bề măt bịch, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 90-95%.

Khi mũ quả thể hơi phẳng và có màu sáng hơn, lúc này nấm có vị ngon nhất và là thời điểm thu hái nấm thích hợp nhất. Giai đoạn từ lúc mở miệng bịch phôi cho đến lúc thu hoạch khoảng 42 ngày.

Bảo quản

Nấm sau khi thu hái được cho vào túi nylon buộc kín bảo quản từ 3-5 ngày ở ngăn mát tủ lạnh.

Ngoài công thức trong quy trình trên nấm kim châm còn được trồng trên công thức 88% cơ chất (được phối trộn trước là 50% mùn cưa: 50% bã mía): 5% bột cám: 5% bột bắp: 1% MgSO4: 1% bột nhẹ (công thức này cho năng suất sấp xỉ với công thức của quy trình trên). Tại Bến Tre có nguồn bã mía dồi dào, nếu trồng nấm kim châm trên cơ chất này có thể tận dụng nguồn phế phẩm có sẵn của địa phương nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Do chi phí đầu tư nhà lạnh rất cao nên quy trình này thích hợp với các cơ sở hoặc trại nấm lớn.

Trồng Nấm Rơm Theo Công Nghệ Mới

Theo ph­ương pháp trồng nấm hiện nay, bình quân 100kg rơm rạ ng­ười trồng nấm thu đ­ược khoảng 4- 7kg nấm. Song cách làm mới, sử dụng vi sinh vật rất ư­a nhiệt và phân khoáng, năng suất trồng nấm rơm sẽ tăng lên rất nhiều.

Trồng nấm rơm theo công nghệ mớiNhà trồng nấm: có tổng diện tích là 9 m2 (mỗi chiều 3m). Giàn giá thể 5 tầng (bằng compost), làm sát 2 bên vách, cách nhau 45cm, tầng dư­ới cùng cách mặt đất 30cm, để lối đi ở giữa khoảng 60cm. Ngoài nhà vách và mái ốp rơm rạ dày 15cm, trong nhà phủ kín bằng nilon. Hai bên hông nhà có 2 cửa sổ kích cỡ 20x20cm. Đầu hồi đối diện cửa ra vào có một buồng chờ rộng 0,8m, dài 1m.

Vật liệu: gồm 600kg rơm rạ, phân khoáng urê (của Indonesia), canxicacbonat Hải Phòng (bột nhẹ), supephosphat Lâm Thao, Sunphat amon (SA), vôi, cám gạo, bình xịt thuốc sâu, nhiệt kế, khuôn gỗ (1,8×1,8×0,3m): giá thể bằng compost

Qui trình:

+ Tạo giá thể trồng nấm: cắt khúc rơm rạ 15-20cm, cho vào khuôn gỗ có kích th­ước nh­ư trên theo từng lớp, dày từ 20-30cm, rắc vôi với tỉ lệ 2%, urê 1%, sunphat amon 2%, canxi cacbonat 1%, supe phosphat 2%, giống vi sinh ­a nhiệt hỗn hợp, tư­ới n­ước vừa phải (dùng chân giậm nén rơm thật chặt) cho đến khi dồn hết 600kg rơm rạ, tạo thành đống rơm có chiều cao khoảng 1,8m. Giữa đống rơm có xiên một cây cọc tre để thông khí. Cứ sau 3 ngày đảo một lần lớp rơm rạ từ trên xuống d­ưới, từ d­ới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong… rồi lại ủ lên như­ cũ. Đến lần đảo thứ 3 t­ới thêm nư­ớc vừa đủ, supe photphat 1%, canxi cacbonat 1%, cám 3%. Nếu trồng ngoài trời sẽ ủ thêm 3 ngày nữa, bổ sung thêm n­ước

+ Trồng trong nhà nấm: khi đ­ưa giá thể nấm vào trong nhà phải đảo lại, bổ sung thêm n­ước đạt độ ẩm 75%, bổ sung nấm xạ khuẩn rồi đư­a vào giàn nấm, đóng cửa lại. Ngày hôm sau mở cửa khoảng 2 giờ cho thông thoáng, hạ nhiệt rồi lại đóng cửa để nhiệt độ trong nhà nấm tăng trở lại, tiếp tục làm như­ vậy đến ngày thứ năm, hạ nhiệt rồi bắt đầu cấy nấm giống. Sau khi cấy giống xong phải đóng chặt cửa, theo dõi nhiệt độ, nếu thấy nhiệt độ lên quá 40°C phải mở cửa trong 3 ngày. Tiếp đó mở thoáng cho ánh sáng vào, t­ới nư­ớc để hạ nhiệt độ còn khoảng 28-32°C. Trong vòng 4 ngày, giá thể phát triển thành trứng và tiến hành thu hoạch, hái 2-3 lần/ngày, thu hoạch trong vòng 15 ngày-Qua thực tế thu hoạch cho thấy: với 600kg rơm rạ khô, sản lượng nấm t­ươi đạt 172,2kg

Kỹ Thuật Gây Trồng Mộc Nhĩ

Mộc nhĩ thường được gọi là mộc nhĩ, nấm mèo; có tên khoa học: Auricularia polytricha; thuộc họ: Mộc nhĩ Auriculariaceae. Mộc nhĩ dùng làm thức ăn rất thông dụng, ăn ngon và giàu dinh dưỡng.

Kỹ thuật gây trồng mộc nhĩMộc nhĩ được trồng phổ biến ở nhiều nơi do dễ tiêu thụ và có hiệu quả kinh tế cao. Năng suất mộc nhĩ tươi đạt 50 – 60% so với khối lượng mùn cưa khô, 6,5 – 7 kg mộc nhĩ tươi đạt 1 kg khô. Trong tự nhiên, bào tử mộc nhĩ bay lơ lửng trong không khí, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm thành sợi, ăn sâu vào thớ gỗ, sau đó mộc nhĩ sẽ mọc ở phía ngoài thân gỗ. Yêu cầu các yếu tố môi trường ở từng giai đoạn phát triển của mộc nhĩ rất khác nhau.

1. Kỹ thuật gây trồng

Thời gian trồng mộc nhĩ tốt nhất là từ tháng 8 – tháng 9 dương lịch.

Nguyên liệu gây trồng mộc nhĩ gồm: mùn cưa các loài gỗ mềm không có tinh dầu, không bị lẫn xăng dầu, không bị mốc; cám gạo, bột ngô nghiền mịn. Nhà trồng mộc nhĩ làm bằng vật liệu tre nứa, rơm rạ, đơn giản, sạch sẽ, tránh được mưa, nắng, gió lớn và thoát nước.

* Ủ mùn cưa

Trộn mùn cưa với nước vôi loãng cho ẩm đều rồi vun thành đống trên giá gỗ, dưới lót cót hay phên tre, trên đống ủ có mái che mưa. Lượng mùn ủ ít nhất là 500 kg, lấy cót hoặc nilon quây xung quanh, cứ 15 ngày đảo đều và ủ lại một lần, sau 30 ngày ủ có thể đưa vào đóng túi. Thời gian ủ không kéo dài quá 1 năm.

* Trộn giá thể

Trộn đều 10 kg cám gạo và 15 kg bột ngô nghiền mịn với 500 kg mùn cưa ẩm tạo thành giá thể trồng mộc nhĩ. Chỉnh độ ẩm ở mức 60 – 65% là vừa đủ, thử bằng cách nắm mùn cưa trong lòng bàn tay rồi từ từ mở ra, nhìn hiện trạng mùn cưa trong tay để biết đủ ẩm hay chưa.

* Dán túi

Dùng túi nilon chịu nhiệt, kích thước 20 x 40 cm, dán 2 góc rồi lộn lại, tạo thành túi có đáy vuông, phẳng.

* Đóng túi

Nhồi giá thể vào túi, khi cách miệng túi 10 cm thì dùng ống nhựa tròn có đường kính 2 cm dài 3 cm luồn vào rồi gập nilon xuống, lấy dây chun nịt chặt, dùng bông sạch nút chặt miệng túi, đậy nắp nhựa tránh nút bông bị ướt khi hấp thanh trùng.

* Thanh trùng

Có 2 cách hấp thanh trùng: Hấp bằng nồi áp suất và hấp cách thủy ở nhiệt độ 95 – 100°C, duy trì thời gian đun từ 15 – 18 giờ. Hết thời gian hấp, mở cửa lò cho nguội bớt rồi chuyển bịch ra ngoài tránh để lâu sẽ ướt nút bông, tháo bỏ chụp nilon, chuyển túi vào phòng cấy.

Từ khi trộn giá thể tới lúc thanh trùng túi giá thể không quá 6 giờ.

* Cấy giống

Khi cấy giống cần chuẩn bị:

– Phòng cấy giống rộng 2 – 4 m2 , dọn sạch sẽ, có 1 bàn cấy, nếu phòng rộng dùng nilon hoặc bạt ngăn hẹp lại.

– Dụng cụ cấy gồm: dùi gỗ, que cấy, cồn 700. Khi túi giá thể nguội hẳn thì cấy giống bằng cách dùng dùi gỗ chọc 1 lỗ giữa túi sâu 12 – 15 cm, lấy que cời giống từ túi giống sang cho đầy lỗ, đậy lại nắp bông. Thao tác cấy giống cần nhanh, thường xuyên thanh trùng dụng cụ cấy bằng cồn.

* Nuôi sợi

Xếp túi nấm đã cấy giống vào giá để ươm sợi, không để các túi chạm vào nhau. Nơi ươm sợi không cần ánh sáng. Sau 20 – 30 ngày, sợi nấm mọc lan xung quanh và tới đáy túi thành màu trắng, rắn chắc thì tháo nút bông, buộc chặt cổ túi, dùng dao sắc rạch 6 – 8 vết dài 1,5 – 2 cm quanh thành túi, treo các túi thành từng dây, theo hàng trong nhà trồng nấm, các túi phải cách nhau từ 25 – 30 cm.

* Chăm sóc nấm

Hàng ngày phun nước 2 – 3 lần, sau 1 tuần sẽ hình thành mộc nhĩ, cần tăng lượng nước tưới đảm bảo luôn đọng bụi nước trên cánh mộc nhĩ.

2. Thu hái và bảo quản

Từ lúc xuất hiện quả thể đến thời điểm thu hái khoảng 10 – 15 ngày, lúc này cánh mộc nhĩ có đường kính 3 – 5 cm. Có thể hái tỉa từng cánh hoặc hái cả cụm.

Sau 3 – 4 lứa thấy cánh mộc nhĩ mỏng, bé thì ngừng tưới 2 – 3 tuần để khô gỗ rồi chăm sóc tiếp như lúc đầu ra giàn.

Thao tác hái nhẹ nhàng, tránh làm nát tai nấm. Phơi tai mộc nhĩ dưới nắng cho tới khi khô giòn. Bảo quản mộc nhĩ khô trong túi nilon, buộc chặt và để nơi khô ráo.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Kim Châm

Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đõ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ để, rơm ra, lõi ngô, bã mía , vỏ chuối….

Trồng nấm kim châmNấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.

Kỹ thuật trồng nấm kim châm

Chuẩn bị túi màng mỏng

Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40×17-20cm, dày 0,05-0.06mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giây báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).

Phối trộn nguyên liệu:

Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đõ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ để, rơm ra, lõi ngô, bã mía , vỏ chuối….

Một số công thức trộn nguyên liệu:

Công thức 1: Mùn cưa 77%, Cám gạo 20%, Bột thạch cao 1%, Đường 1%, supe lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.

Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, Đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.

Cần lưu ý riêng với mùn cưa phải phải ủ đống sau 3-6 tháng mới nên sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày.

Lèn nguyên liệu vào túi nilon màng mỏng tương tự như khi làm bịch nuôi trồng nấm sò, mộc nhĩ… có thể dùng tay hoặc dùng máy đùn. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt môi trường để tạo ra một lỗ giếng, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn ruồi cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giếay bóa lên trên rồi buộc lại bằng dây nilon. Hấp khử trùng gián đoạn như đối với các nấm khác. Đợi nguội đến 25°C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợi nấm mọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng.

Sau khi cây giống vào túi đựng môi trường sản xuất ta đặt các bịch này vòa các giá gỗ hoặc trê nứa có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-23°C, sau 20-30 ngày sợi nấm sẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôi nấm dùy trì khoảng 80-90%.

Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 13°C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ quả 16°C.

Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuống nấm ngắn. Lúc cuống nấm kim châm cao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôi trồng nấm từ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch.

Thu hoạch:

Sau khi cuống nấm dài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hái nấm, kéo túi nấm lên cao hơn bề mặt môi trường khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 13°C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thể nấm đợt 2.Toàn bộ thời gian nuôi trồng kéo dài trong khoảng 75-90 ngày.

Ngoài phương pháp cho nấm mọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịch nấm trên giá thể.

Ngoài phương pháp trồng nấm kim châm trong túi màng mỏng còn có thể nuôi trồng trong các chai thủy tính. Khi bắt đầu chuẩn bị quả thể cần bỏ nút ra và gài miệng túi những tấm giấy sáp hình dẻ quạt cao 15cm, đường chu vi trên là 34cm, đường chu vi dưới là 20cm.

Kỹ Thuật Trồng Nấm Ngọc Châm

Nấm Ngọc châm có nguồn gốc từ Trung Quốc, vị tươi ngon giống mùi thơm của hải sản nên còn gọi là nấm hải sản. Kỹ thuật nuôi trồng nấm Ngọc Châm được tiến hành theo chu trình như sau

Nấm ngọc châmXử lý nguyên liệu đối với mùn cưa bằng cách đổ ra nền sạch, sau đó dùng bình ô doa tưới đều nước vôi trong lên mùn cưa, vừa tưới vừa đảo (tỷ lệ 1 kg mùn cưa khô trộn với 1,2 lít nước). Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3-4 lần rồi ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở tế bào gỗ. Thời gian ủ khoảng từ 2- 4 ngày. Đối với bông hạt xử lý ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi trong, vắt nhẹ, ủ lại thành đống (đống ủ phải để trên kệ, kệ có khe hở để nước không bị đọng ở đáy đống ủ), che phủ kín đống ủ bằng nilon hoặc bao tải dứa. Thời gian ủ từ 24-36 giờ.

Trước khi phối trộn nguyên liệu cần kiểm tra lại độ ẩm của hai đống ủ bông và mùn cưa, yêu cầu đạt khoảng 60-65%. Kiểm tra bằng cách dùng tay nắm nguyên liệu lại, thấy không bị vỡ ra, đồng thời không bị rỉ nước ở kẽ tay là được. Trường hợp đống ủ khô quá, thì phải bổ sung nước, ủ lại 1 ngày. Đống ủ ướt quá thì phải trải rộng ra để bay bớt hơi nước. Công thức phối trộn: 45% bông + 40% mùn cưa + 10% cám gạo + 3% cám ngô + 1% đường. Trộn đều bột nhẹ với bột ngô và cám gạo. Sau đó, rắc đều lên đống mùn cưa và bông đã trộn với nhau. Dùng xẻng đảo đi đảo lại 3-4 lần là được.

Đóng túi nilon chịu nhiệt kích thước 19×38 cm, cổ nhựa, chun cao su, bông nút, nắp đậy. Đáy túi phải phẳng tròn, đặt xuống nền không bị đổ. Xung quanh túi căng phẳng, không tạo nếp gấp. Mỗi túi nguyên liệu có khối lượng khoảng 0,8 kg. Khử trùng bằng lò thủ công từ 10-12 giờ.

Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12-24 giờ. Mở cửa để hết mùi mới được vào cấy. Dụng cụ cấy gồm hộp cấy bằng gỗ, khay cấy, que cấy, đèn cồn, lọ đựng cồn, bông thấm cồn để vệ sinh. 1 chai giống cấy 35-40 bịch. Tiêu chuẩn giống có màu trắng đục đồng nhất, sợi mượt, không bị mốc, không bị chua, giống không quá già hoặc quá non.

Sau khi cấy giống xong, chuyển bịch vào phòng nuôi để ươm sợi. Điều kiện phòng nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, có cửa ra vào và lối đi giữa các giàn rộng để tiện vận chuyển; giàn giá nên có nhiều tầng để tăng diện tích, mỗi giàn nên có 5-7 tầng, mỗi tầng cách nhau 50-60cm. Diện tích phòng phụ thuộc vào diện tích đất sử dụng. Nhiệt độ phòng nuôi từ 22-24 độ C là tốt nhất. Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn chế vận chuyển bịch nhiều lần; nuôi sợi kéo dài khoảng 70-80 ngày.

Khi kết thúc giai đoạn nuôi sợi, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoặc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi. Cào xong buộc miệng túi như hình chiếc nơm. Để các túi nấm đã xử lý xong lên giàn ngay tại phòng nuôi sợi khoảng 4-5 ngày, khi sợi nấm phục hồi lại thì mở miệng túi chuyển sang phòng chăm sóc cho ra quả thể.

Phòng ra quả thể phải đảm bảo nhiệt độ 13-16 độ C. Sau 15-20 ngày sẽ xuất hiện mầm quả thể nhỏ li ti. Thời gian này tưới phun sương đều đặn (1-3 lần/ngày), chỉ tưới xung quanh và nền, không tưới trực tiếp vào bề măt bịch, độ ẩm không khí trong phòng phải đảm bảo 90-95%. Khi mũ quả thể hơi phẳng và có màu sáng hơn, lúc này nấm có vị ngon nhất và là thời điểm thu hái nấm thích hợp nhất.

Sau khi thu hái xong mỗi đợt, cần loại bỏ những bịch hỏng, 3-4 ngày đầu sau khi hái nấm không nên tưới trực tiếp vào bề mặt túi nhưng vẫn phải giữ độ ẩm không khí trong phòng từ 85-95% bằng cách phun vào nền hoặc trần. Đến ngày thứ 5 lại tiếp tục tưới phun sương trực tiếp vào túi 1-3 lần/ngày. Thông thường giữa 2 đợt ra nấm cách nhau 17-20 ngày, mỗi túi nấm thu hái 2 lần. Năng suất các đợt đạt 30-35kg nấm tươi/100kg nguyên liệu khô. Sản phẩm có thể ăn tươi hoặc sấy khô, đóng hộp.

Trồng Nấm Hương Trên Mùn Cưa

Túi mùn cư­a đã đư­ợc thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong phòng sạch sẽ, đến khi nguội.

Trồng nấm hương bằng mùn cưa1. Xử lý nguyên liệu

– Chọn các loại mùn cư­a không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố (dầu mỡ, hóa chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phân 70%. ủ đống có khối lượng từ 300 kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4-6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách nhau 2-3 ngày.

+ Mùn c­ưa đã ủ xong trộng thêm 3% bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5% vôi bột đóng vào túi nilon chịu nhiệt. Kích th­ước túi rộng 25cm, cao 40cm. Khối lượng 1,5kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đ­a túi mùn cư­a vào nồi thanh trùng theo hai cách sau:

+ Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang, quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cư­a vào thùng hấp cách thủy ở nhiệt độ 100°C trong thời gian 10-12 giờ kể từ khi sôi.

+ Hấp túi mùn cư­a trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121°C, thời gian 90 phút.

2. Cấy giống nấm

Túi mùn cư­a đã đư­ợc thanh trùng theo một trong hai cách trên, lấy ra để trong phòng sạch sẽ, đến khi nguội. Cấy giống nấm trong các tủ cấy vô trùng sang túi mùn c­ưa theo tỷ lệ 2,5-3% l­ượng giống so với nguyên liệu (1 chai giống 400g cấy thành 20-25 túi mùn cư­a).

3. Ươm túi mùn c­ưa đã cấy giống và chăm sóc

Chuyển các túi mùn cư­a đã cấy giống vào nhà ­ươm có nhiệt độ 24-26°C. Nhà cần thoáng, mát, sạch sẽ, không có ánh sáng. Để tăng diện tích sử dụng, ta nên làm nhiều tầng (4-6 tầng giàn), mỗi tầng cách nhau 50cm. Xếp bịch trên giàn, bịch nọ cách bịch kia 7-10cm. Thời gian ­ươm bịch kéo dài khoảng 60-70 ngày. Sợi nấm phát triển, ăn dần vào nguyên liệu, tạo nên màu trắng đồng nhất. CHú ý trong giai đoạn này cần tạo độ thông thoáng trong nhà ươm, loại bỏ những túi bị nhiễm bệnh do nấm mốc, bị khuẩn gây hại. Phòng trừ chuột phá hoại (chúng gặm nhấm túi nấm và ăn giống nấm).

4. Chăm sóc và thu hái nấm

Khi kết thúc thời gian nuôi sợi (pha sợi) ta chuyển các túi mùn cư­a đã có sợi nấm ăn kín đáy túi, mở túi bông và miệng túi rộng ra, đặt sang nhà (phòng) khác. Yêu cầu nhà có ánh sáng (ánh sáng phòng), nhiệt độ đạt 16-18oC, độ ẩm không khí 80%. Dùng bình phung t­ưới n­ước d­ưới dạng s­ương mù ngày 2-3 lần. Khoảng 15 ngày sau, nấm bắt đầu lên và thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài 4-5 tháng sẽ kết thúc một đợt nuôi trồng. Trong suốt quá trình chăm sóc và thu hái nấm cần chú ý đảm bảo việc t­ưới n­ước đúng lúc theo nguyên tắc: nấm lên nhiều và kích th­ước lớn thì l­ượng n­ước t­ưới nhiều lần trong ngày, hết đợt nấm ra phải tạo nên sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ “cú sốc” xuống 13-15°C kéo dài 8-12h để kích thích sự hình thành quả thể mạnh hơn.

Năng suất nấm trung bình khi hết một chu kỳ thu hái mỗi túi cho thu hoạch 600-800g nấm t­ươi. Nấm thu hoạch xong có thể tiêu thụ ở dạng tư­ơi hoặc phơi sấy khô ở nhiệt độ 40-45°C. Giữ nấm khô trong túi nilon, buộc chặt. Trong nhân dân có thói quen treo trên gác bếp sẽ bảo quản nấm đ­ược lâu hơn.

Một Số Kinh Nghiệm Sản Xuất Nấm Rơm Trong Mùa Mưa

Ngoài các yêu cầu kỹ thuật đã khuyến cáo qua báo đài, sách báo, phim ảnh…bà con nông dân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

Trồng nấm rơm mùa mưa1/ Khi chất mô nên chất bề ngang dài 3,5 – 4 tấc, chiều cao 3 – 4 tấc để khi mưa bão liên tục nhiều ngày thì giồng mô lớn sẽ giữ nhiệt độ tốt hơn giồng nhỏ và đảm bảo meo nấm phát triển.

2/ Trong thu hoạch lúa, nông dân thường sử dụng dây lạt dừa (dừa nước) để buộc. Nếu dùng rơm chất nấm nên lựa bỏ. Nếu không dây sẽ thấm nước cho ra chất chát làm ảnh hưởng đến rơm xung quanh giồng mô, meo sẽ phát triển yếu.

3/ Nếu chất ngoài trảng nắng, chú ý lượng nước tưới đầy đủ khi trời nắng gắt. Đồng thời, giồng phải chất xuôi theo chiều gió, nếu gió lớn phải che bớt. Nếu gặp những ngày mưa nhiều, nên chú ý thoát nước.

4/. Lớp rơm đậy sau khi cho meo khoảng từ 25 – 30 cm, không nên đậy quá dầy meo khó phát triển, nấm ít mọc lên nóc mô mà chỉ phát triển hai bên làm ảnh hưởng đến năng suất.

Trên đây là một số lưu ý khi trồng nấm rơm trong mùa mưa. Mong rằng, với những lưu ý trên bà con trồng nấm, đặc biệt là trồng lần đầu tiên sẽ thành công

Kỹ Thuật Trồng Mộc Nhĩ Trên Mùn Cưa

Mộc nhĩ có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau. Tùy từng điều kiện mà lựa chọn cách trồng. Hiện nay, trồng mộc nhĩ phổ biến nhất vẫn là trên mùn c­ưa và trên thân cây gỗ. Mỗi loại giá thể sẽ có ph­ương pháp riêng.

Nấm tai mèo1) Xử lý nguyên liệu.

Có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên, không dùng mùn cưa đã bị mốc hoặc mùn cưa của các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây độc. Tốt nhất là dùng mùn cưa bồ đề, cao su, gòn, gáo… Mùn cưa vừa cưa xong được thu gom và đem phơi ngay cho khô. Giữ chúng ở nơi khô ráo và thoáng để tránh bị mốc.

Khi bắt đầu trồng, phải làm ướt chúng bằng nước. Tốt nhất là nước vôi 1-2% (cứ 10 lít nước hòa với 100-200g vôi bột). Lưu ý, chỉ nâng độ ẩm lên 65-70% là tối đa. Nếu ẩm quá hoặc khô quá, mộc nhĩ đều mọc không tốt. Theo kinh nghiệm, cứ 10kg mùn cưa khô trộn với 6 lít nước (có hòa vôi bột rồi), có thể trộn thêm đạm urê hoặc sunphát amôn với tỷ lệ 0,5-1% và đường saccarô (đường mía) 0,5% so với trọng lượng khô của mùn cưa. Tức là 1 tạ mùn cưa khô cần trộn thêm 0,5-1kg đạm và 0,5kg đường. Các chất này có nhiệm vụ xúc tác cho sợi nấm mọc nhanh.

Sau khi đã trộn ẩm, vun mùn cưa lại và ủ thành đống. Mỗi đống khoảng 1 tạ trở lên. Dưới đáy đống ủ, nên lót một lớp vật liệu để dễ thoát nước (ví dụ như: dát tre, nứa hoặc một lớp cót). Nếu ủ ở ngoài trời, nên có nilông để che mưa. Thời gian ủ khá lâu, từ 30-45 ngày. Tốt nhất là ủ mùn cưa ở trong nhà xưởng. Sau khi ủ khoảng 15-20 ngày, đảo đống ủ cho đều (trên xuống dưới, dưới lên trên, trong ra ngoài, ngoài vào trong). Làm như vậy để cho các hệ vi sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh và phân hủy nhanh xenlulô, sau đó tiếp tục vun lại và ủ cho tới hết thời gian mới đưa ra cho vào túi nilông.

Túi nilông để dồn mùn cưa vào phải là loại túi nilông chịu nhiệt, không làm bằng các loại túi nilông thường vì khi đem hấp chúng sẽ bị biến dạng và thủng. Chúng có thể có các kích cỡ khác nhau:

– Loại 20 x 37cm chứa được 1,3-1,5kg mùn cưa ẩm.

– Loại 25 x 40cm chứa được 1,5-1,8kg mùn cưa ẩm.

– Loại 25 x 50cm chứa được 2,5-3kg mùn cưa ẩm.

Túi nilông cần chuẩn bị trước, cẩn thận có thể gắn dính 2 góc mép đáy túi lại.

Khi cho mùn cưa vào túi nilông, nó sẽ tạo ra đáy có hình chữ nhật. Cũng có thể nghiêng túi cho mùn cưa vào, lấy tay ấn vào hai núm của túi để tạo ra đáy có hình chữ nhật.

Làm cổ bịch túi nilông có thể dùng bìa cactông cuộn tròn, ống trúc cắt ngắn hoặc ống nhựa có đường kính 3-5cm và cao khoảng 2-3cm. Cho mùn cưa vào dần, vào đến đâu dồn chặt đến đấy. Lưu ý, phải để túi căng đều. Không dồn mùn cưa vào đầy tràn mà để chừa ở phía trên 5-7cm để luồn cổ bịch, sau đó túm đầu túi nilông và cho luồn qua cổ bịch, bẻ quặt xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilông.

Dùng chây chun buộc chặt cổ bịch, lấy bông không thấm nước vê tròn thành nút và nút chặt vào cổ bịch, lấy giấy báo chùm lên nút và buộc lại.

Các bịch túi này được hấp để diệt tất cả các loại vi sinh vật và bào tử có trong mùn cưa. Nếu có nồi hấp (Autoclave) thì thuận lợi. Nâng nhiệt độ lên 120o-125oC trong vòng 90 phút. Nếu không có nồi hấp chuyên dụng, có thể hấp bằng thùng phuy, loại thùng bằng sắt có dung tích 200 lít trở lên. Dưới đáy thùng nên lót gỗ để đun cách thủy. Sàn gỗ xếp cách đáy khoảng 20cm, dưới đó đổ một lớp nước khoảng 15cm, xếp các bịch mùn cưa vào, tạo thành các lớp chồng lên nhau. Có thể xếp được 80-90 bịch vào một thùng. Đậy nắp thùng phuy lại và đun. Đun sôi liên tục trong thời gian 4-5 giờ. Không được rút ngắn thời gian hấp. Tốt nhất là đun bằng than hoặc lò trấu. Đun cả buổi chiều, sau đó cho âm ỉ qua đêm tiếp tục giữ nhiệt để diệt bớt vi sinh vật trong mùn cưa.

2) Cấy giống và ươm.

Sau khi hấp xong, để nguội và dỡ bịch ra. Giữ bịch ở bên ngoài 3-4 ngày cho nguội hẳn rồi mới cấy giống. Giống thường được nhân bằng cọng sắn (thân cây sắn được cắt khúc và chẻ nhỏ, hấp vô trùng sau đó cấy giống vào, toàn bộ thanh cây sắn chứa đầy sợi nấm mộc nhĩ. Chúng được đựng trong các lọ thủy tinh hoặc túi nilông buộc kín).

Gỡ nút bông ở các bịch mùn cưa và lấy một thanh cây sắn đã nhiễm giống mộc nhĩ ấn sâu vào giữa bịch mùn cưa. ấn lút hẳn vào bên trong. Sau đó nút lại bằng nút bông và buộc giấy báo trùm ra ngoài. Mọi việc phải tiến hành thật nhanh. Tốt nhất là qua ngọn lửa đèn cồn để khử trùng. Tránh làm dây dưa, dễ gây nhiễm. Sau đó, xếp các bịch đã cấy giống vào giá hoặc xỏ thành xâu để treo lên.

Chỗ để bịch cần sạch sẽ, thông thoáng. Nhiệt độ thích hợp 25-32°C. Thời gian ủ sợi kéo dài 20-25 ngày. Các sợi nấm sẽ mọc loang dần ra cả bịch mùn c­a. Sợi nấm mọc đến đâu thì trắng đến đấy. Khi nào cả bịch mùn cưa trắng như bông thì lúc đó kết thúc giai đoạn ủ sợi và chuyển sang giai đoạn cho mộc nhĩ mọc ra.

3) Chăm sóc và thu hái.

Bào tử (tức là các cánh mộc nhĩ) ­a điều kiện hiếu khí để phát triển. Vì vậy, dùng dao sắc rạch xung quanh bịch 4-5 vết, mỗi vết dài độ 4-5cm. Lưu ý, chỉ rạch rách túi không được rạch sâu vào cơ chất của bịch. Nên rạch theo đường thẳng đứng hoặc theo đường xoắn ốc quanh bịch.

Chỉ sau khoảng 1 tuần là mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch đó. Lúc này bắt đầu phun ẩm và phải phun liên tục nhiều lần trong ngày. Không nên xối nước mà nên phun mù bằng bình bơm. Dùng nước sạch để phun. Thấy cánh mộc nhĩ khô nước là lại tiếp tục phun ngay. Không được mở miệng túi nilông để tưới nước vào bên trong. Làm như vậy sẽ gây nên hiện tượng sũng nước và thối sợi nấm. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm. Về nguyên tắc, nếu trời nắng nóng thì nấm mọc ra nhiều. Lúc đó phải tưới thường xuyên hơn. Ngược lại, trong điều kiện không thuận lợi, nấm ra thưa, việc tưới nước chỉ cần vừa phải. Độ ẩm không khí trong khu vực này nên luôn luôn giữ ở ngưỡng cao từ 80-95%. ánh sáng khu vực để bịch nấm nên là ánh sáng tán xạ, không nên tối quá. Lượng ánh sáng vừa đủ để ta nhìn rõ cánh nấm để hái. Tránh ánh sáng quá lớn sẽ làm nấm phát triển kém. Độ thoáng của không khí vừa phải. Tránh để gió lùa làm nấm mau héo.

Nấm mọc rất nhanh. Các cụ ta vẫn ví von: “Lớn nhanh như nấm”. Chỉ sau vài ngày, cánh mộc nhĩ đã lớn tưới kích thước tối đa, có cánh to bằng bàn tay. Lúc này có thể thu hái, chọn những cụm to và hái cả cụm, sau đó tách ra từng cây riêng biệt. Nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm giập nát cánh mộc nhĩ. Nếu bịch làm tốt, quá trình thu hoạch có thể kéo dài liên tục 2-3 tháng. Nên chú ý, sau mỗi đợt thu hái ngừng tưới vài ngày. Làm như vậy thì khi tưới lại, nấm mọc ra vẫn to.

Mộc nhĩ thu được nên rửa sạch bằng nhiều nước rồi đem phơi khô. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi rửa sạch, nên ngâm cánh mộc nhĩ trong chậu với một ít vỏ quýt hoặc vỏ cam, ngâm qua đêm. Sau đó vớt ra phơi khô thu được cánh mộc nhĩ có màu nâu hồng hấp dẫn không bị đen.

Khi thấy bịch nấm nhẹ tênh, tức là nấm đã ra hết, dỡ ra, trộn bã còn lại trong túi với phân cho giun ăn hoặc để làm phân bón cho cây. Hết một đợt trồng mộc nhĩ nên làm vệ sinh cho cả khu vực. Dọn sạch, để khô rồi tiến hành trồng đợt tiếp theo.

4) Một số loại bệnh và cách phòng trừ.

Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phá triển đồng thời với sợi nấm. Chúng có thể lấn át và làm chết hoàn toàn sợi nấm.