Danh mục lưu trữ: cay canh

Cattleya giống 6 đến 9 tháng tuổi

Đặc điểm: Lan Cattleya – The Queen of the Flower ở Việt Nam thường gọi là lan Hoàng hậu hay Cát lan là giống lan cho những bông hoa có hương thơm với màu sắc đẹp nhất

Với đặc điểm của cây giống nuôi cấy mô, lan Cattleya nuôi cấy mô có đặc tính là cây giống khỏe, không mang mầm bệnh, có sức chống chịu sâu bệnh cao

Là giống lan sống khỏe và tương đối dễ trồng, lan Cattleya nuôi cấy mô từ 6 đến 9 tháng tuổi phù hợp với mọi đối tượng chơi lan

Luôn xác định chính xác màu hoa của cây giống đang trồng: Màu vàng, màu tím và màu vàng điểm hồng để bạn lựa chọn
Cây Cát lan ra hoa khi cây 3 năm tuổi, hoa ra vào mùa hè
  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

HOA TIGON LOÀI HOA CỦA SỰ CHIA LY TAN VỠ

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ đến với yêu đương.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”…
 Nếu ai đã từng đọc bài thơ của tác giả T.T.Kh thì không khỏi xót xa cho một cuộc tình tan vỡ, đau khổ và đầy sự ray rứt và tiếc nuối. Nên Hoa Tigon được coi là loài hoa của sự tan vỡ và chia ly như cánh hoa của nó.
hoa tigon - ti gon
Ti-gôn dễ trồng, cần nhiều ánh nắng để ra được nhiều hoa, ưa đất ẩm nhưng cũng chịu được đất khô hạn.
Ti-gôn hay Ăng-ti-gôn là tên gọi chung để chỉ các loài dây leo thuộc chi có danh pháp khoa học: Antigonon, một chi thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ.
Ti-gôn có thể bám vào giàn hoặc bất cứ vật gì ở gần để leo lên độ cao 9 – 12 m, là loại cây thường xanh tại các vùng khí hậu không có băng giá, lá hình trái tim kích thước khoảng 4 cm, mùa hè ra hoa thành chùm với các sắc độ từ trắng đến hồng và đỏ san hô.
Tại Việt Nam, loài du nhập là A. leptopus, thường được trồng leo tường rào hoặc giàn cho đẹp và lấy bóng mát.
tigon loai hoa cua su chia ly tan vơ

hai sac tigon

hoa tigon


Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Quy trình nhân giống hoa Cúc

Nhân giống hoa cúc theo hai phương pháp tỉa chồi và giâm cành, bài viết này sẽ giúp bà con tự chủ nguồn giống cho mình

Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi:

Cây do tỉa chồi thường mọc khoẻ nên đảm bảo tính chất của cây mẹ cho hoa tốt, nhưng thời gian ra hoa tương đối lâu hơn so với cây giâm cành và có nhược điểm thời kỳ nở hoa không đồng đều. Muốn có nhiều chồi non tốt cần vun gốc và chăm sóc cây mẹ đầy đủ, mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống, tuỳ điều kiện chăm bón, đất tốt hay xấu, những giống cúc mới như CN – 93, CN – 97, vàng Đài Loan, tím sen.. thường là những giống đẻ nhiều mầm giá nhất.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn):

– Vườn cây mẹ: vườn trồng những cây cúc giống tốt, sạch bệnh, đã được chọn lọc kỹ. Khoảng cách trồng 15 x 15 cm, mật độ 400.000 cây /ha. Lên luống cao và phải thoát nước. Thường sau trồng khoảng 10 – 12 ngày, ta tiến hành bấm ngọn 1 lần và sau 20 ngày nữa ta bấm ngọn lần 2. Lúc này cần phải lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi chúng dài từ 12 – 15 cm, ta chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại thì loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần thứ 2, ta tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3 – 4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ ( thời gian khoảng 4 tháng) trên 1ha có thể thu được 4.000.000 cành giâm có chất lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất. Sau 3 – 4 lần cắt như vậy, cây mẹ già, ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ…

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

HOA LEO TÓC TIÊN

Hoa Tóc Tiên có tên khoa học là Ipomoea quamoclit. Hoa Tóc Tiên thường được dùng để làm hoa leo quanh hàng rào. Tóc Tiên thuộc loại thân thảo, có cành mỏng, nhẵn mềm xanh. Lá sẻ giống dạng lông vũ.

cây tóc tiên
Hoa Tóc Tiên cực kì dễ trồng, chỉ cần gieo ít hạt vào đất, làm giàn cho cây leo. Khoảng 1 tuần thì chúng ta đã có một giàn hoa Tóc Tiên cho vườn nhà.

Tóc Tiên dùng để leo cổng chào, hàng rào hoặc cho nó leo trên khung kiểu nghệ thuật bằng các chất liệu sắt, gỗ ..vvv chứ không cho leo giàn vì khi nở hoa, hoa chỉ hướng lên trời không thưởng thức vẻ đẹp của nó được.
Tóc Tiên rất dễ trồng, nhưng phải đảm bảo nhu cầu nước tưới suốt thời kỳ tăng trưởng, nếu để khô 2-3 ngày nó sẽ ra hoa sớm trong khi dây còn ngắn và chưa phủ hết khung sườn. Vì vậy, tưới nước đều mỗi ngày cho tới khi nó phủ hết khung sườn, ta ngừng tưới nước 2-3 ngày là nó sẽ nở hoa một loạt rất đẹp.
Có một mẹo nhỏ là hãy ngâm hạt giống trong nước ấm có pha một chút thuốc kích thích tăng trưởng Atonik cho có màu vàng nâu là được, ngâm trong một giờ rồi đem gieo, khi cây lên được khoảng một mét thì tiến hành bấm đọt để cây đẻ nhiều nhánh mới, thỉnh thoảng phun Atonik cho nó phát triển tốt.
Sưu tầm.

    Tóc Tiên thường bị rệp sáp, rệp vảy và rệp muội phá hoại, các Bác dùng Pegasus, Polytrin, Actara v.v. các loại thuốc này có hiệu quả kéo dài khoảng một tháng và thuốc ít hôi, phun một lần là cả tháng không có con rệp nào, đừng dùng Supracide nó hôi mà hiệu lực chỉ có vài ngày. Tóc tiên có nhược điểm là sau đợt ra hoa thì cây lụi tàn phải trồng lại nhưng vẻ đẹp mà nó mang lại thì cũng không bõ công trồng. 

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh


Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

(Sưu tầm)

CÁT ĐẰNG (DÂY BÔNG XANH)

Tên phổ thông: Cát đằng, Dây bông xanh.

Tên khoa họcThunbergia grandiflora.

Họ thực vậtAcanthaceae.

Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ và các nước Châu Á nhiệt đới.
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp. 
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây leo mập to, cành nhánh dài, mềm, cuốn vào giá thể hay xoắn vào nhau. Lá đơn, mọc đối có cuống dài, phiến lá hình bản rộng, gốc hình tim, mép chia thuỳ nông, đầu lá nhọn, màu xanh đậm. Cành non thường buông thõng mang hoa ở nách lá, nở hai hoa một lần.
Hoa, Qủa, Hạt: Hoa có cánh tràng hợp thành ống ngắn loe rộng ở đỉnh, màu xanh pha tím nhạt, gốc và họng màu vàmg, đỉnh hình phiễu chia 5 thuỳ không đều. Quả nang nhẵn có mỏ, hạt nhám.     
dây cát đằng - dây bông xanh
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.
Phù hợp với: Đất thoát nước tốt, nhu cầu dinh dưỡng trung bình. Cây chịu bóng bán phần, có nhu cầu nước cao. Nhân giống từ hạt và giâm cành.
  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

(Nguồn: Cây xanh và cây cảnh).

Kỹ thuật giâm cành hoa Cúc

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ

Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha vườn cây

Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác, đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với khoảng cách 15×15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:

– Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.
– Đạm urê: 12 kg.
– Phân supe lân: 26 kg.
– Phân clorua kali: 9 kg.

Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm, đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.

Thời vụ giâm cành

Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng. Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.

Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm

Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài vào.

Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.

Tiêu chuẩn cành giâm

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Mật độ khoảng cách giâm

Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2. Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5×2,5cm tức 1.600 cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

Kỹ thuật giâm cành

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng. Không nên cắt vào buổi trưa, hoặc những ngày có mây mù, hoặc sau những cơn mưa, vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, nên phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp. Khi cắt xong, giâm liền trong ngày, không nên để đến ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Có thể tiến hành giâm ngọn theo 2 cách:

– Giâm khô tức là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước.

– Giâm ướt tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm.

Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non.

Sau đó, tùy theo thời tiết, mà có thể kéo dài lớp lưới và ni lông che một cách từ từ để cây quen dần với ánh sáng. Trước khi đánh cây ra trồng ngoài vườn sản xuất nên bỏ lưới và ni lông che để lúc trồng, cây không bị sốc sinh lý. Có thể tăng cường khả năng ra rễ của cây bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng xử lý cành giâm. Chất kích thích thường được sử dụng là axit indol axêtic (IAA), axit indola butyric (IBA) và axit naphtyl axetic (NAA). Do ngọn giâm mầm nhỏ, dạng thân thảo nên nồng độ dung dịch thuốc phải pha loãng khoảng từ 25-50ppm (các loại thuốc này đã được pha sẵn dạng chế phẩm có bán tại trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Sinh học, Viện Hóa học…). Cành giâm trước khi cắm vào cát được nhúng vào dung dịch thuốc, ngập 1-1,5cm trong khoảng 10-15 giây. Cũng có thể sử dụng kích thích tố thiên nông, hoặc một số thuốc kích thích ra rễ của Trung Quốc, xử lý đều cho hiệu quả rất tốt.

Chăm sóc cành giâm

Giai đoạn trong vườn ươm không cần phải bón phân, chỉ cần luôn giữ ẩm bằng cách phun mù trên lá. Những ngày đầu phun ngày 3-4 lần sao cho lá cây luôn đảm bảo xanh tươi không héo, những ngày sau có thể giảm dần số lần tưới phun. Dùng kẹp gắp bỏ những lá thối, lá bị dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô, thối để ngăn chặn sự lan truyền sang cây khác.

Cũng có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp, phun cho cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ. Phương pháp này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây khi rễ cây còn yếu, chưa cung cấp đủ thức ăn.

Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, rễ của các cành giâm dài từ 2-3cm, mỗi cành ra 3-5 rễ là có thể đem ra trồng ngoài sản xuất.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Quy Trình Nhân Giống Hoa Lan Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy In-Vitro

Việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích.

Quy trình nhân giống In VitroLan là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp vương giả, quý phái nên khắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa Lan. Chính vì vậy, hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao. Bắt kịp thị hiếu này, ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá cả khác nhau. Do đó, việc nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô in-vitro tạo ra hàng loạt cây con ổn định về mặt di truyền và đáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình cơ bản nhân giống Lan bằng phương pháp nuôi cấy mô in-vitro:

Quy trình trên được tiến hành qua các giai đoạn sau:

1. Chọn mẫu và khử trùng mẫu cấy:

Tách các vảy hành ra từ cây, bóc lần các lá già cho đến khi xuất hiện các mầm chồi bên mang đỉnh sinh trưởng. Cắt bỏ gốc của mỗi mầm, sau đó khử trùng bằng cách ngâm trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Ca(OCl)2 2% trong 25 phút, việc khử trùng được tiến hành trong tủ cấy. Mô được rửa lại với nước cất vô trùng 4 – 5 lần.

Mỗi mầm được đặt trong đĩa petri vô trùng và cẩn thận tách các lá non. Sau mỗi lần tách, nhúng mầm vào cồn 70° trong 1 giây và rửa với nước cất vô trùng. Chuyển sang một đĩa petri vô trùng khác, tách các lá mầm bằng dao nhọn vô trùng. Dùng kìm nhọn tách các lớp lá, cắt đỉnh sinh trưởng ra khỏi mô và cấy vào môi trường nhân giống ban đầu.

2. Nhân giống:

Môi trường nhân giống thường là môi trường MS (Murashige Skoog, 1962) có bổ sung các chất điều hoà tăng trưởng (auxin, cytokinin,…) với tỷ lệ phù hợp tùy loài nhằm tạo điều kiện cho quá trình nhân chồi. Nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng nên giảm dần trong các lần cấy chuyền sau đó. Các chất chiết trái cây cũng được đề nghị dùng như nước cốt cà chua, nước dừa, nước chuối, nước khoai tây… nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong các lần cấy chuyền và thể tích cũng không quá 10% thể tích môi trường.

Nhiệt độ lý tưởng để nhân giống Lan là 22°C – 26°C và tuỳ vào mỗi loài.

Sau 4-8 tuần, đỉnh sinh trưởng chuyển sang màu xanh lục và tạo ra các khối tròn gọi là thể chồi. Thể chồi được lấy ra khỏi môi trường cấy ban đầu, dùng dao nhọn cắt làm 4-6 miếng tuỳ kích thước của chồi. Lát cắt được chuyển vào môi trường duy trì (môi trường phát triển chồi). Mỗi đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển ra một thể chồi mới sau khoảng 4 tuần, có thể cắt tiếp và cấy chuyền sang môi trường mới.

3. Tái sinh cây hoàn chỉnh in-vitro:

Khi đạt đến số cây giống cần thiết, ta chuyển thể chồi sang môi trường tạo rễ (môi trường có lượng auxin tăng lên để kích thích ra rễ). Sau 4 -5 tháng, các thể chồi sẽ phát triển thành cây con.

4. Chuyển cây ra vườn ươm:

Cây con cao 5-7 cm và có từ 3-4 lá có thể chuyển sang cấy vào bầu đất mùn vô trùng có bổ sung các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian cây phát triển ổn định ta đem chuyển vào chậu. Sau khi chuyển chậu khoảng một tuần mới được bón phân, lúc này cây đã có đủ sức chống chọi với bệnh tật.

Như vậy, từ một mô hoa Lan được chọn nuôi cấy cho đến ra cây con có 3-4 lá chuyển ra vườn trồng mất thời gian khoảng từ 8 đến 11 tháng.

Với phương pháp nhân giống vô tính như trên sẽ đảm bảo tạo ra cây con mang đặc tính giống hoàn toàn với cây cha mẹ (cây con ổn định về mặt di truyền), cây con không nhiễm bệnh và tạo được một số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc cấy mô phải được thực hiện thật nghiêm túc và tỉ mỉ theo đúng quy trình, phải có điều kiện về trang thiết bị đầy đủ, môi trường nhân tạo thích hợp, đặc biệt là điều kiện vô trùng phải được đảm bảo nghiêm ngặt. Cần chú ý thêm, đối với các loài không phải là cây bản địa, phải được thuần hoá tại vùng mới chọn mẫu đem nuôi cấy, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả từ khâu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đến trồng ngoài vườn ươm.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Chậu hoa treo ngược xu hướng mới làm đẹp nhà phố

Nếu bạn yêu thích cây xanh nhưng ngôi nhà của bạn không còn khoảng không gian nào để trồng cây thì vườn treo này thật sự là một giải pháp tuyệt vời cho bạn. Hôm nay hoacanhbuonhoa sẽ giới thiệu đến các bạn một loại chậu hoa treo ngược xu hướng mới làm đẹp nhà phố hiện đại.

Chậu hoa treo ngược

Chậu hoa treo ngược xu hướng làm đẹp nhà phố hiện đại
Sáng kiến tạo một khu vườn cho không gian nhỏ này được thiết kế bởi Patrick Morris, một sinh viên tốt nghiệp trường Central Saint Martins. Sáng kiến của anh nhằm đưa những loại chậu hoa đẹp nhưng “khó nuôi” vào một môi trường nhỏ và bố trí chúng sao cho đẹp mắt không khác gì những khu vườn được thiết kế trong những không gian rộng rãi.
 
Chậu hoa treo ngược
Chậu hoa treo ngược giúp tiết kiệm hơn không gian sống
Với những loại chậu cảnh chuyên dụng dùng để treo những chậu hoa, cây cảnh bạn sẽ kiến tạo một không gian tươi mát cho ngôi nhà của mình. Những chậu cảnh trồng cây này được làm từ gốm và được thiết kế để có thể giữ chặt phần cây và đất để nuôi dưỡng cây bên trong với một bộ phận lưu trữ nước phía trên.
Bộ phận tích nước này sẽ tự động tưới nước cho cây một cách từ từ. Công việc mà bạn phải làm khá đơn giản: tháo phần nắp trên của chiếc bình, đặt cây và phần đất bao quanh cây đó hoặc thêm đất vào, đậy phần nắp vào là bạn đã có được một chậu hoa treo ngược hoàn hảo.
HOA TREO NGUOC
Đơn giản để có được một chậu hoa treo ngược
Vườn treo theo chiều thẳng đứng của những bức tường đang trở thành mốt thịnh hành ở nhiều ngôi nhà Bắc Mỹ. Ngay cả ở những không gian chật hẹp nhất, bạn cũng có thể tạo dựng những mảng vườn treo với những chậu hoa đẹp xinh xắn mát mắt. Hãy thiết kế riêng mảng vườn cây sống động trên tường nhà bạn, đó có thể là mảng tường trong nhà hoặc bên ngoài hiên nhà.
 
HOA TREO NGUOC

                          Chậu hoa nhỏ xinh tô điểm đẹp hơn không gian sống nhà bạn
Có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn lựa chọn cho phù hợp với không gian của “khu vườn” hoặc để kết hợp chúng với nhau cho khu vườn thêm đa dang. Bạn có thế treo các chậu hoa của bạn ở bất cứ vị trí nào trong nhà mà bạn muốn như trên trần nhà, gầm cầu thang, hành lang, hay những bức tường…
 
http://hoacanhbuonho.blogspot.com/search/label/hoa%20lan
Chậu hoa nhỏ xinh cho nhà phố thêm sống động
  Trong số những vị trí kể trên, bức tường là vị trí lý tưởng nhất cho những chậu hoa treo ngược. Tường nhà cũng rất thích hợp cho đủ loại chất liệu chậu hoa treo như chậu gỗ, chậu ximăng, chậu nhựa, chậu sắt xích móc…Bạn không chỉ tạo nên những mảng vườn hoa lá xinh tươi trên tường, đó còn là những khoảng xanh trồng thêm rau thơm cho gian bếp nhà bạn. Không những có thể treo chậu cảnh đẹp lên tường, bạn hoàn toàn có thể tạo mảng xanh với những chậu cây treo ở mái hiên nhà, lan can, hàng rào và cả ở cánh cổng.
  HOA TREO NGUOC XU HUONG MƠI
Chậu hoa làm đẹp và làm xanh hơn không gian sống
Một mảng vườn rau thơm treo trong tường nhà bếp sẽ khiến gian bếp bừng sáng và thơm lừng mùi thiên nhiên. Mảnh vườn với các chậu cảnh nhỏ treo trên tường phòng thư giãn sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái hơn. Mảng vườn rau ăn lá treo trên khoảng ban công nho nhỏ làm ngôi nhà thêm xanh mát và ấm cúng. Và bạn hoàn toàn có thể sáng tạo thêm những mảng vườn trên tường ở bất cứ không gian nào bạn có trong ngôi nhà mình.
  HOA TREO NGUOC DOC DAO
Những chậu hoa ngược vừa tiết kiệm diện tích, vừa tạo nét độc đáo thể hiện cá tính gia chủ.
theo chauhoa.vn

CÂY TIỂU QUỲNH

Cây Tiểu Quỳnh thuộc họ Xương Rồng xuất xứ ở các nước rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, cây ưa râm mát, độ ẩm cao, không chịu rét, nhiệt độ thích hợp là 25oC. Mùa đông nhiệt độ 10 -12oC. Cây Tiểu Quỳnh có củ mọc chùm, hoa mọc đơn ở đỉnh, tràng hoa uốn ra ngoài có màu hồng, đỏ sâm, đỏ tím. Kỳ hoa nở từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Cây Tiểu Quỳnh thích hợp trồng chậu che bóng, ưa chất trồng thoáng, giàu dinh dưỡng.

cây tiểu quỳnh - hoa canh buon ho
Nhân giống cây Tiểu Quỳnh không khó, có thể giâm thân hoặc ghép. Giâm thân vào mùa xuân, hè và thu. Mùa thu giâm thân tốt hơn. Khi giâm có thể cắt mấy đốt thân hong khô 1- 2 ngày, cắm vào đất cát tơi xốp rồi tưới một ít nước. Về sau cách 3-5 ngày tưới 1 lần không để đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới. Nhân giống bằng thân, cây không đẹp lắm hoa không nhiều.
Ghép cây Tiểu Quỳnh được tiến hành vào 2 mùa xuân và thu. Gốc ghép thường được chọn là cây Xương rồng, Thanh Long, khử trùng dao và cắt ngang thân cây rồi cắt thành hình chư V, sau đó chọn cành không non, không già có 2 – đốt của cây Tiểu Quỳnh. Thân cành ghép phải dẹt hai bên, bóc vỏ, cắt một nhát hai bên rồi cắm vào gốc ghép sâu khoảng 2-3cm. Sau đó dùng sợi tấm nilông buộc chặt, để vào nơi mát, tránh mưa. Không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là sống.
cay tieu quynh - hoa canh buon ho
Ghép cây Tiểu Quỳnh sẽ có những loài hoa đẹp, sinh trưởng nhanh hoa nhiều, thường nở hoa trong năm. Tiểu Quỳnh đòi hỏi thời gian chiếu sáng ngắn, sợ nóng của ánh nắng trực xạ nên cần phải che bóng, thông gió, phun nước vào thân sẽ tránh được vàng cây.

CÂY HUỲNH ĐỆ SẮC MÀU TƯƠI VUI GẦN GŨI

Cây Huỳnh Đệ màu sắc tươi vui, gần gũi, tạo cảm giác thân thuộc, bình yên đến với không gian trang trí. Màu vàng tươi tắn của hoa biểu trưng cho may mắn luôn theo gia chủ trong cuộc sống. Màu sắc ưa nhìn, là loài dây leo với màu lá xanh tươi cùng hoa vàng rực rỡ.

Cây Huỳnh Đệ thuộc họ: Trúc đào. Tên khoa học: Urichites lutea. Phân bố: Nguồn gốc từ Peru. Chủ yếu phân bố tại các vùng mưa nhiệt đới. Sắc màu hoa tươi vui, gần gũi, tạo cảm giác thân thuộc, bình yên đến với không gian trang trí. Màu vàng tươi tắn của hoa 
Màu sắc ưa nhìn, là loài dây leo với màu lá xanh tươi cùng hoa vàng rực rỡ. Thường được sử dụng trang trí ngoại thất, làm bồn hoa, tường xanh…có thể làm dàn leo, trồng trang trí ban công, tạo dàn leo ở mái hiên hoặc sử dụng phối cảnh, màu sắc trong các thiết kế sân vườn biệt thự….
cay huynh de 1
Cây Huỳnh Đệ dễ chăm sóc, ưa nắng nhiều, nên tưới nước mỗi ngày cho cây. trang trí nhà cửa hay làm quà tặng đều mang ý nghĩa kết nối tình anh em. Ưa thích khí hậu ẩm, thích ánh nắng mặt trời, không để cây ứ nước trong thời gian dài. Phải trồng tại những nơi có ánh sáng đầy đủ, quá râm hoa sẽ nở ít hơn. Đất trồng thích hợp nhất là đất tơi xốp pha cát có mùn. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất là 22°C-30°C.

 Kinh nghiệm chăm sóc:

Cũng như nhiều cây trồng khác, Cây Huỳnh Đệ nếu được chăm sóc quá mức (bón nhiều phân, nhất là phân đạm, luôn tưới đủ nước…) thì cây sẽ sinh trưởng rất mạnh, chủ yếu phát triển thân lá, cây luôn trong tình trạng tốt lốp, sinh trưởng dinh dưỡng sẽ lấn át sinh trưởng sinh thực (ra hoa kết trái) từ đó dẫn đến tình trạng cây ra ít hoặc không ra hoa.
cay huynh de
 Để chữa “căn bệnh” này, bạn có thể làm như sau:
– Ngưng ngay việc bón phân đạm, bón bổ sung kali, lân.
– Hạn chế bớt nước tưới để đất hơi bị hạn.
– Tạo cho cây luôn có đủ ánh nắng.
Nếu thực hiện tốt những việc trên, sau một thời gian cành nhánh cây sẽ bớt xanh, cây hơi “cằn” lại, lá dầy và cứng, sẽ ra nhiều hoa. Muốn hoa đẹp rực rỡ và lâu tàn nên bón bổ sung kali.
Tổng hợp nguồn internet.