Danh mục lưu trữ: cây cảnh cổ thụ

Ngỡ ngàng cây cảnh "nửa sống nửa chết"

Chủ nhân của cây cảnh đã khéo léo sử dụng chính phần thân, cành “chết” của cây này để “tạo dáng” cho chính những cành, tay, bông… còn sống.

Một cây cảnh gần như đặc biệt nhất tại triển lãm cây cảnh trưng bày trong Hoàng Thành Thăng Long khiến rất nhiều người tò mò: đó là tác phẩm cây chắc “nửa sống nửa chết” được tạo dáng công phu.
Tác phẩm cây cảnh “chắc” của chủ nhân Huy Hoàn (Việt Trì – Phú Thọ) khiến người xem sửng sốt: đó là cây cảnh được tạo dáng trên bệ gốc già nua mà phần lớn đã bị khô chết.
Cận cảnh cây “nửa sống nửa chết” – tác phẩm cây Chắc cảnh đang được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long.
Toàn bộ cây cảnh chắc này có chiều cao chừng nửa mét, độ dài của tán ở mức trung bình, với ba thân chính, trong đó, quá nửa thân cây đã trơ về dạng lũa.
Với những phần tay cành khô héo này, người làm cây đã kỳ công gọt giũa, mài bóng… sau đó sơn phủ CPU, vec-ni đánh bóng khiến nhiều người lầm tưởng, đây là một tác phẩm cây được “tầm gửi” trên một thân gỗ giả.
Rất nhiều người lầm tưởng một phần của cây này là cây giả. Tuy nhiên, xem xét kỹ mới biết đây là một cây nguyên gốc. Phần lũa của cây chắc này chỉ là phần “tận dụng” theo đặc thù của cây. Đó chính là sự khéo léo của người tạo dáng cho nó.
Trong các loại cây cảnh ở Việt Nam, những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được tận dụng cả những phần thân già, khô héo… của nó để tạo dáng và tôn thêm tuổi cho cây… không phải hiếm.
Trong đó, tùng là hán là một cây phổ dụng được chế tác phần lũa từ cảnh chính làm một phần tiểu cảnh của cây.
Những thế cây kỳ lạ khiến người xem mãn nhãn.
Những loại cây như vậy phải có sức sống mạnh mẽ, và quan trọng nhất đó là công phu chăm sóc của chính những người sở hữu chúng. Giá trị của những cây cảnh này, nhiều khi phần lũa của cây có giá hơn chính phần bông tay tươi tốt.

Cây nhội đại thụ ‘hét’ giá 2 tỷ đồng gây sốt

Anh Công cũng cho biết, gần năm nay đã có nhiều người tìm tới hỏi mua và trả 1,5 tỷ đồng nhưng anh chưa đồng ý vì chưa được giá. Mức giá anh đưa ra là 2 tỷ đồng.

Cây nhội có tuổi đời lâu năm đang được anh Hoàng Văn Công (32 tuổi), ở đại lộ Lê Nin, thành phố Vinh sở hữu. Cây nhội được anh chăm tỉa hơn một năm nay và ra giá bán 2 tỷ đồng.

Cây nhội được rao bán 2 tỷ đồng
Theo anh Công – chủ vườn cho biết, anh đưa cây nhội về vườn chăm tỉa gần 1 năm nay. Cuối năm 2012, biết tin phát hiện cây nhội cổ thụ nằm ở mép sông Con (địa phận Tân Kỳ, Nghệ An), anh đã lặn lội đến xem và mua.

Anh Hoàng Văn Công đang sở hữu cây nhội thuộc hàng đại thụ

Để bứng được cây mang về, anh Công phải chờ khi nước rút xuống mức thấp nhất trong mùa khô, anh thuê một tàu khai thác cát cỡ lớn cùng hơn 10 nhân công làm việc ròng rã 1 tuần.
“Để mua được cây nhội này, tôi đã làm việc với địa phương và Hạt kiểm lâm huyện Tân Kỳ. Sau khi trình bày và mong muốn được mua cây nhội thì được Hạt kiểm lâm cho phép”, anh Công cho biết.
Và cũng theo anh Công, thấy cây có hình thù lạ, trông rất đẹp mắt nên đã mua về. Sau gần 1 năm chăm tỉa, cây nhội đột nhiên được nhiều khách thập phương để ý và muốn mua.
Theo quan sát, phần gốc chính của cây nhội cao hơn 3m, phải ba người ôm mới xuể. Thân cây lỳ, uốn lượn theo nhiều nếp, có nhiều mảng rêu xanh và nhiều lộc non.
Theo ông Nguyễn Thế Kinh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh thành phố Vinh, cây nhội của anh Công thuộc hàng đại thụ. Nếu cây sống ổn định, câu lạc bộ sẽ lập hồ sơ để Hội sinh vật cảnh Trung ương đặt tên tuổi, nguồn gốc cho cây.
Theo thư viện điện tử khoa học công nghệ Quảng Trị, nhội là một cây to, có thể cao tới hơn 20m. Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng hay hình mác rộng, mép có răng cưa tù dài 8-15cm, đầu lá chét nhọn, đáy lá chét cũng nhọn, cuống chung dài tới 7-10cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, khác gốc, nhỏ, màu lục nhạt, hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị, hoa cái cũng có 5 lá đài, bầu 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả thịt, hình cầu, đường kính 1-1,5cm, nâu hay hồng nhạt, vị chát, chức 2-3 màu nâu, vỏ quả trong dai
Cây nhội nở hoa vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ
Cây nhội được trồng lấy bóng mát ở nhiều thành phố nước ta, nhiều nhất ở Hà Nội. Cây nhội còn thấy mọc hoang trong rừng, cũng thấy mọc ở Ấn Độ, MaLaixia, Inđônêxia, Châu Đại Dương.
Chủ yếu người ta khai thác lấy gỗ nhội màu đỏ nhạt, cứng chắc làm cột nhà, chày giã gạo, ván sàn, tuy nhiên vì gỗ này thường bị sâu bọ ăn cho nên chỉ được coi là loại gỗ hồng sắc, độ bền không quá 20 năm. Lá nhội non thường dùng để ăn gỏi cá.
Trước đây ít thấy dùng làm thuốc. Hiên nay người ta bắt đầu dùng lá làm thuốc. Có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa. Quả có thể ăn được, chim rất ưa.
Bonsaivietnam.net
Theo Tuổi trẻ Online

Kỹ thuật làm cây cảnh cổ thụ theo ý muốn

Với chế phẩm hoá học CUTF, chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc rễ phát triển to như cây đã trồng 10 năm.

Cây sanh “Bức bình phong” này có tuổi đời hàng trăm năm

Hội Sinh vật cảnh Vĩnh Phúc đã nghiên cứu ứng dụng thành công chế phẩm hoá học CUTF để tạo dáng, thế và làm già tuổi cây cảnh và cây bonsai giúp nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân. Ứng dụng được thực tế trên 1.000 cây cảnh có giá trị kinh tế cao gồm si Nhật, đa Nhật, lộc vừng, tùng La Hán.
Theo nhiều nghệ nhân trồng cây cảnh thì tuổi cây càng cao càng quý, gốc càng to thì chứng tỏ cây càng nhiều tuổi và đặc biệt nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ xum xuê thì giá trị càng cao, tuy nhiên để trồng được cây cảnh đẹp cả dáng và thế thì phải mất hàng chục năm đến hàng trăm năm chăm sóc. Nhưng khi sử dụng chế phẩm hoá học CUTF, chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc phát triển to, rễ nôi xum xuê, dáng, thế đẹp như cây đã trồng 10 năm.
Sử dụng chế phẩm hoá học CUTF rất đơn giản, chỉ cần phun trực tiếp lên thân cây, kết hợp với kỹ thuật cắt tỉa, khoan, gọt, tạo dáng, thế sẽ giúp cây cảnh đẹp như ý muốn, đồng thời nâng cao giá trị cây cảnh lên gấp nhiều lần.
Nhờ triển khai thành công mô hình ứng dụng chế phẩm hoá học CUTF làm già tuổi cây cảnh, hiện nay nhiều địa phương chuyên trồng cây cảnh như Vĩnh Linh, Phú Đa (Vĩnh Tường), Đức Bác, Yên Thạch (Sông Lô), Tam Hồng (Yên Lạc), Duy Phiên (Tam Dương), Hợp Châu (Tam Đảo), Liên Bảo, Tích Sơn (TP Vĩnh Yên), Hùng Vương (TX Phúc Yên) đã ứng dụng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Bonsaivietnam.net
(Sưu tầm)

Cây sanh cổ thụ dáng làng

Có 3 yếu tố để giúp người chơi cây cảnh cũng như người thưởng ngoạn biết được vẻ đẹp cũng như giá trị của cây cảnh nghệ thuật đó là: cổ, kỳ, mỹ.
cay-sanh-co-thu-dang-lang-11.jpg
Theo năm tháng, cây sanh này đã đạt đến sự cổ lão
cay-sanh-co-thu-dang-lang-12.jpg
Cây có những đường nét vặn xoắn, khoảng gập đột ngột, dị thường
cay-sanh-co-thu-dang-lang-13.jpg
Thân cây ấn tượng, tạo cảm xúc mạnh cho người thưởng ngoạn

Cây sanh phôi cổ thụ tự nhiên

Cây cảnh cổ thụ biểu đạt cho ước vọng sống lâu của con người. Từ xưa, người ta coi chữ thọ là đứng đầu trong ngũ phúc: “Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ, nhân sinh ngũ phúc thọ vi tiên”. 
cay-sanh-co-thu-tu-nhien-11.jpg
Câu đối cổ có nghĩa là trời có bốn mùa thì mùa xuân đứng đầu, người ta sống có năm điều phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh thì thọ là sung sướng nhất.

Cây tường vi với thân cây cổ thụ

Cây tường vi với tuổi đời hàng trăm năm tuổi, theo năm tháng thân cây được tạo hình độc đáo mang dáng của một cây cảnh cổ thụ
cay-tuong-vi-voi-than-cay-doc-dao-12.jpg
Cây tường vi được tạo thế rất đẹp
cay-tuong-vi-voi-than-cay-doc-dao-13.jpg
Thân cây được tạo hình độc đáo
cay-tuong-vi-voi-than-cay-doc-dao-11.jpg
Ngắm cây tường vi một ngày cuối thu