Danh mục lưu trữ: cay bonsai

TẠO TÁN CHO CÂY CẢNH

Trong nghệ thuật tạo dáng bonsai thì việc tạo cho cây nhiều tán để trưng bày, chiêm ngưỡng là thú chơi tao nhã của người Việt và vẫn còn được phát triển ngày hôm nay. 

Loại hình cây kiểng cổ của nước ta và loại hình cây bonsai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Nếu như cây cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng.

2. Tạo tán cổ: 
tao tan cho cay canh - bon sai

Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở.

2. Tạo tán cách tân:

ky thuạt tạo tán cho cay canh - bon sai
Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.
 Nguồn online.

MAI CHIẾU THỦY BONSAI

Mai chiếu thủy là những loài cây dễ trồng và chăm sóc. Mặt khác Mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên, khi cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người. Mai chiếu thủy có hoa màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thủy.

Đặc điểmCây thân gỗ có những nhánh dài mảnh, có lông mềm. Lá hình trái xoan – ngọn giáo, thuôn, hình dải – ngọn giáo, nhọn ở chóp, có góc ở gốc, hai mặt lá khác màu, hầu như không có cuống, dài 3 – 6,5cm, rộng 1-2,5cm. Hoa trắng, mọc thành xim dạng ngù ở ngọn các nhánh. Mỗi hoa cho ra 2 quả đại hình dải, có mũi và nhọn ở đỉnh, thót nhọn ở gốc, hơi rẽ đôi, màu đen đen, có khía dọc, dài 10 – 12cm, rộng 3 – 3,5mm. Hạt hình dải dài 6mm, rộng 1mm mang chùm lông mềm màu trắng.

mai chieu thuy mi ni

 Mai chiếu thủy có hoa màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thủy. Mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm.
Sau đây tôi xin giới thiệu tới các bạn một vài cây Mai chiếu thủy bonsai đẹp: 

mai chieu thuy the thác do
 mai chieu thuy
 bonsai mai chieu thuy
 mai chieu thuy bonsai dẹp
 mai chieu thuy bonsai rung
 mai chieu thuy bonsai
Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để thực hiện, chỉ cần bỏ tí công sức chăm chút là có kết quả, sau đây là các công việc cần thực hiện:
 Công tác cắt tỉa cành nhánh  :
Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng/1 lần ( mùa mưa) và 2tháng/1lần ( mùa nắng).
Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn gian nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.
Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Các công tác cụ thể:
Cắt tỉa cành nhánh cho gọn gàng.
Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày ,khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1lần / 1ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.
Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)
Thực hiện phun phân nitrát Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thưc hiện 1- 2 đợt.
Sau đó tưới nước bình thường.
Sau thời gian bắt đầu xử lý  đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở trắng cành.
Công tác bón phân:
Công tác bón phân thường đi đôi với công tác cắt tỉa, cứ sau đợt cắt tỉa thì thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt.
Loại phân bón thường được sử dụng là phân hữu cơ truyền thống như: phân bò hoai, phân trùn đỏ… và một số phân hạt, phân vô cơ như NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.
 Liều lượng phân bón cần thiết cho cây mỗi khi bón là :
 Đối với phân hữu cơ : Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm
 Đối với phân hạt, phân vô cơ : Nếu cây kiểng nhỏ (Gốc >2,5cm, cao >1m) dùng muỗng cà-phê bón 1 muỗng/ chậu , cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng/chậu (nên bón chia đều xung quang chậu , vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây)
 Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.
Tổng hợp nguồn internet.

TẠO DÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHẠM TRỔ

Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên

    Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.

chạm tro cay canh
    Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

    Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.

    Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng. 

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Bonsai tùng cối dáng huyền

Khi nói đến cây tùng là nói đến khí phách của người quân tử. Sống giữa rừng sâu, núi cao chỉ có tùng mới đủ sức vươn lên khỏi các bụi cây lúp xúp để đón nắng, gió trời và cũng chỉ có tùng mới chịu được mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Chính vì vậy cây tùng cũng rất được ưa chuộng để làm cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam.
bonsai-tung-coi-dang-huyen-11.jpg
Tùng thuộc loại cây thân mộc, chịu hạn tốt, chịu rét khỏe và có lá xanh quanh năm.
bonsai-tung-coi-dang-huyen-12.jpg
Vẻ đẹp và tuổi thọ của cây tùng đã đi vào thơ ca
“Vạn cổ thanh tùng xuất bất lão
Thiên thu bạch hạc thọ vô cương”

Cây nguyệt quế dáng hoành

Cây nguyệt quế được coi là biểu tượng của sự chiến thắng nên rất được ưa chuộng làm cây cảnh, ngoài ra hoa nguyệt quế có hương thơm làm quyến rũ lòng người.
cay-nguyet-que-dang-hoanh-11.jpg
Cây nguyệt quế này có tuổi đời trên 30 năm
cay-nguyet-que-dang-hoanh-12.jpg
Gốc cây nguyệt quế cũng được tạo tiểu cảnh
cay-nguyet-que-dang-hoanh-13.jpg
Trông xa cây nguyệt quế có kích thước thật khiêm tốn so với huyền thoại “Bức bình phong”

Ngỡ ngàng cây cảnh "nửa sống nửa chết"

Chủ nhân của cây cảnh đã khéo léo sử dụng chính phần thân, cành “chết” của cây này để “tạo dáng” cho chính những cành, tay, bông… còn sống.

Một cây cảnh gần như đặc biệt nhất tại triển lãm cây cảnh trưng bày trong Hoàng Thành Thăng Long khiến rất nhiều người tò mò: đó là tác phẩm cây chắc “nửa sống nửa chết” được tạo dáng công phu.
Tác phẩm cây cảnh “chắc” của chủ nhân Huy Hoàn (Việt Trì – Phú Thọ) khiến người xem sửng sốt: đó là cây cảnh được tạo dáng trên bệ gốc già nua mà phần lớn đã bị khô chết.
Cận cảnh cây “nửa sống nửa chết” – tác phẩm cây Chắc cảnh đang được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long.
Toàn bộ cây cảnh chắc này có chiều cao chừng nửa mét, độ dài của tán ở mức trung bình, với ba thân chính, trong đó, quá nửa thân cây đã trơ về dạng lũa.
Với những phần tay cành khô héo này, người làm cây đã kỳ công gọt giũa, mài bóng… sau đó sơn phủ CPU, vec-ni đánh bóng khiến nhiều người lầm tưởng, đây là một tác phẩm cây được “tầm gửi” trên một thân gỗ giả.
Rất nhiều người lầm tưởng một phần của cây này là cây giả. Tuy nhiên, xem xét kỹ mới biết đây là một cây nguyên gốc. Phần lũa của cây chắc này chỉ là phần “tận dụng” theo đặc thù của cây. Đó chính là sự khéo léo của người tạo dáng cho nó.
Trong các loại cây cảnh ở Việt Nam, những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được tận dụng cả những phần thân già, khô héo… của nó để tạo dáng và tôn thêm tuổi cho cây… không phải hiếm.
Trong đó, tùng là hán là một cây phổ dụng được chế tác phần lũa từ cảnh chính làm một phần tiểu cảnh của cây.
Những thế cây kỳ lạ khiến người xem mãn nhãn.
Những loại cây như vậy phải có sức sống mạnh mẽ, và quan trọng nhất đó là công phu chăm sóc của chính những người sở hữu chúng. Giá trị của những cây cảnh này, nhiều khi phần lũa của cây có giá hơn chính phần bông tay tươi tốt.

Cây me cảnh dáng xiêu cổ thụ

Cây me cũng được giới chơi cây cảnh khá ưa chuộng, chúng có lá mọc xen kẽ dai cứng xanh quanh năm với những lá con nhỏ giống hình lông chim. Cây me này ra hoa có màu vàng nhạt được kết thành chùm và quả giống hạt đậu.
Cây có kích thước chu vi chậu khoảng 150cm, chiều cao 170 cm
Cây me có tuổi đời trên 80 năm

Cây nhội đại thụ ‘hét’ giá 2 tỷ đồng gây sốt

Anh Công cũng cho biết, gần năm nay đã có nhiều người tìm tới hỏi mua và trả 1,5 tỷ đồng nhưng anh chưa đồng ý vì chưa được giá. Mức giá anh đưa ra là 2 tỷ đồng.

Cây nhội có tuổi đời lâu năm đang được anh Hoàng Văn Công (32 tuổi), ở đại lộ Lê Nin, thành phố Vinh sở hữu. Cây nhội được anh chăm tỉa hơn một năm nay và ra giá bán 2 tỷ đồng.

Cây nhội được rao bán 2 tỷ đồng
Theo anh Công – chủ vườn cho biết, anh đưa cây nhội về vườn chăm tỉa gần 1 năm nay. Cuối năm 2012, biết tin phát hiện cây nhội cổ thụ nằm ở mép sông Con (địa phận Tân Kỳ, Nghệ An), anh đã lặn lội đến xem và mua.

Anh Hoàng Văn Công đang sở hữu cây nhội thuộc hàng đại thụ

Để bứng được cây mang về, anh Công phải chờ khi nước rút xuống mức thấp nhất trong mùa khô, anh thuê một tàu khai thác cát cỡ lớn cùng hơn 10 nhân công làm việc ròng rã 1 tuần.
“Để mua được cây nhội này, tôi đã làm việc với địa phương và Hạt kiểm lâm huyện Tân Kỳ. Sau khi trình bày và mong muốn được mua cây nhội thì được Hạt kiểm lâm cho phép”, anh Công cho biết.
Và cũng theo anh Công, thấy cây có hình thù lạ, trông rất đẹp mắt nên đã mua về. Sau gần 1 năm chăm tỉa, cây nhội đột nhiên được nhiều khách thập phương để ý và muốn mua.
Theo quan sát, phần gốc chính của cây nhội cao hơn 3m, phải ba người ôm mới xuể. Thân cây lỳ, uốn lượn theo nhiều nếp, có nhiều mảng rêu xanh và nhiều lộc non.
Theo ông Nguyễn Thế Kinh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ cây cảnh thành phố Vinh, cây nhội của anh Công thuộc hàng đại thụ. Nếu cây sống ổn định, câu lạc bộ sẽ lập hồ sơ để Hội sinh vật cảnh Trung ương đặt tên tuổi, nguồn gốc cho cây.
Theo thư viện điện tử khoa học công nghệ Quảng Trị, nhội là một cây to, có thể cao tới hơn 20m. Lá kép gồm 3 lá chét hình trứng hay hình mác rộng, mép có răng cưa tù dài 8-15cm, đầu lá chét nhọn, đáy lá chét cũng nhọn, cuống chung dài tới 7-10cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, khác gốc, nhỏ, màu lục nhạt, hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị, hoa cái cũng có 5 lá đài, bầu 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả thịt, hình cầu, đường kính 1-1,5cm, nâu hay hồng nhạt, vị chát, chức 2-3 màu nâu, vỏ quả trong dai
Cây nhội nở hoa vào cuối mùa xuân và đầu mùa hạ
Cây nhội được trồng lấy bóng mát ở nhiều thành phố nước ta, nhiều nhất ở Hà Nội. Cây nhội còn thấy mọc hoang trong rừng, cũng thấy mọc ở Ấn Độ, MaLaixia, Inđônêxia, Châu Đại Dương.
Chủ yếu người ta khai thác lấy gỗ nhội màu đỏ nhạt, cứng chắc làm cột nhà, chày giã gạo, ván sàn, tuy nhiên vì gỗ này thường bị sâu bọ ăn cho nên chỉ được coi là loại gỗ hồng sắc, độ bền không quá 20 năm. Lá nhội non thường dùng để ăn gỏi cá.
Trước đây ít thấy dùng làm thuốc. Hiên nay người ta bắt đầu dùng lá làm thuốc. Có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa. Quả có thể ăn được, chim rất ưa.
Bonsaivietnam.net
Theo Tuổi trẻ Online

Bonsai handmade – Món quà ý nghĩa tặng người thân, bạn bè

Từ những sản phẩm cây bonsai đơn giản đầu tiên, cây bonsai handmade nghệ thuật thực sự là sản phẩm trang trí ấn tượng và cũng là món quà ý nghĩa, vô cùng đặc biệt dành tặng người thân, bạn bè
Màu sắc sặc sỡ, hiện đại với chất liệu từ lõi thép, dây đồng và hạt cườm, nhưng cổ điển và sang trọng nhờ sở hữu các thế, dáng theo phong cách Nhật Bản, cây bonsai handmade rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng.
Cây cảnh – Bonsai
(Sưu tầm)

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng kiểng

Là loại thực vật chịu khô hạn và ít sâu bệnh, tuy nhiên để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.

Cây Xương rồng và cây mọng nước nói chung là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý việc chăm sóc cây.
Nước

Cây xương rồng và cây mọng nước không cần nhiều nước. Điều quan trọng nhất là không để chúng bị ngập hoặc úng nước. Đất trồng cây xương rồng phải là loại đất xốp (đất cát pha thịt), nền đất cần thoát nước dễ dàng. Trường hợp trồng cây trong chậu, dưới đáy phải có lớp sạn sỏi và có lỗ thoát nước đủ rộng để nước trong chậu không bị ứ đọng. Bị úng nước lâu, cây dễ bị thối rữa từ rễ dần lên thân cây. Mùa mưa, nhất là vùng tập trung mưa như ở Đồng bằng sông Cửu Long (từ tháng 5 đến tháng 10), cần lưu ý che chắn và làm rãnh thoát nước cho cây xương rồng.

Nếu có điều kiện, nên để xương rồng trong nhà kiếng hoặc che chắn bằng mái nylon để dễ kiểm soát lượng nước tưới. Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. Ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất. Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây Xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây Xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ.

Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng “cháy da cây”, thân bị nám vàng nâu hoặc đen. Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần.

Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C – 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Dinh dưỡng

Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác. Công thức NPK tổng quát cho cây xương rồng là 15 – 15 – 30.

Trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: Thời kỳ sinh trưởng Công thức phân bón N – P2O5 – K2O Thời kỳ cây con 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 Thời kỳ tăng trưởng 18 – 19 – 30 hoặc 20 – 30 – 20 Kích thích ra hoa 10 – 60 – 10 Thời kỳ ra hoa 6 – 30 – 30 Hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. Liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 – 1.5 g/lít nước.

Cây cảnh – Bonsai
(Sưu tầm)