Danh mục lưu trữ: Cây ăn quả

Kỹ Thuật Trồng Cam Quýt

Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi.

Kỹ thuật trồng camChọn đất trồng cam quýt: Cam quýt có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất phù sa ven sông, đất đồi, đất phù sa cổ, đất thung lũng ở các vùng núi… Các loại đất trên có tầng dày 80cm, thoát nước (nhẹ và xốp), mực nước ngầm dưới 1m, độ pH từ 5,5-7, độ dốc không quá 20-25%.

Cần có biện pháp chống xói mòn, bằng trồng cây che phủ giữa hàng (cỏ mềm, lạc hoặc một số cây họ đậu…).

Thời vụ trồng: ở các tỉnh phía Bắc, thời vụ trồng cam quýt là mùa xuân và mùa thu, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân, khi có mưa xuân tỷ lệ cây sống cao.

Nhu cầu về nước: ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình khá lớn 1500-2000mm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè và mùa thu, do vậy, cần có biện pháp chống úng cho cây vào mùa mưa. Giai đoạn khô nhất trong năm lại trùng với giai đoạn ngủ nghỉ của cây, chuẩn bị cho sự phát triển của mầm hoa. Tuy nhiên, những năm khô hạn, cần tưới nước vào những thời điểm sau:

– Giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏ;

– Giai đoạn quả đang lớn đến trước thu hoạch 1 tháng;

– Sau các đợt bón phân.

Chắn gió: Cần có hàng rào cây chắn gió bảo vệ cây để giảm thiệt hại về cơ giới và đảm bảo cho cây phát triển tốt. Hàng cây chắn gió còn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của sâu hại và lây lan của bệnh hại.

Phân bón:

Bón lót: Nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng gồm các nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg…) cho đất trước khi trồng cây để cây sinh trưởng tốt.N: Đạm urê (45% N);P: Supe photphat (17% P205);K: Kali (63% K)

Tuổi cây Liều lượng (gam thương phẩm/cây)
1 năm Bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 150g; N = 35g và K = 20g
2 năm Bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần P = 300g; N = 70g và K = 40g
Cây trong thời kỳ kinh doanh
Trước khi ra hoa Mầm hoa Quả lớn
N P K N K N K
3 200 450 100 130 100 130 100
4 300 600 150 300 150 300 150
5 600 1200 200 600 200 600 200
Từ năm thứ 6 800 1500 350 600 350 600 350
Bón duy trì: Nhằm đảm bảo độ phì cho đất và dinh dưỡng cho cây. Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây và căn cứ vào năng suất quả. Thời kỳ bón là giai đoạn cây có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất.

Phân bón sâu vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây, sau đó lấp nhẹ một lớp đất.

Làm cỏ, xới xáo: Xung quanh gốc vùng dưới tán cây phải luôn sạch sẽ, để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ với cây và giúp cho cây phát triển tốt. Có thể làm cỏ bằng tay, xới xáo nhẹ bằng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Cũng có thể dùng rơm, rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất. Thời kỳ cây chưa khép tán, có thể trồng xen một số cây họ đậu giữa các hàng, hoặc duy trì cỏ ở độ cao 10cm so với mặt đất để tránh xói mòn.

Đốn tỉa:

Tác dụng: Nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo cây thông thoáng, đủ ánh sáng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, ra hoa đậu quả đều, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Đốn tạo hình: Thực hiện ngay trong 2 năm đầu sau khi trồng. Vào lúc trồng hoặc sau khi trồng một thời gian, tiến hành cắt ngọn thân chính ở độ cao 70-80cm. Sau khi đốn lần 1, cây bị kích thích sẽ cho ra những mầm mới phát triển, chọn giữ lại 3-4 mầm phân bố đều xung quanh cây để tạo bộ khung chính cho cây.

Đốn duy trì: Đốn dọn cho cây thông thoáng, cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành gãy, cành tược của gốc ghép, tạo điều kiện để lá cây tiếp xúc với ánh sáng. Đây không phải là đốn tạo quả vì đối với cam quýt là không cần thiết.

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cam Quýt

Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm kỹ thuật trồng cây như sau

– Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm,đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).

– Khoảng cách trồng: Cây cam nên trồng khoảng cách 3mx4m; quýt 4mx4m,4mx5m.

– Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.

– Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,…để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.

– Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).

– Mực nước trong mương: Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.

– Vét bùn, bồi liếp: 
Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.

– Xiết nước: Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.

+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.

+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổi.

– Phân bón: Khi cây cam quýt còn tơ (năm I,II ) có thể dùng Urê pha nước để tưới ( 40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh, khoảng 3 tháng tưới một lần.

Bảng khuyến cáo bón phân cho cam quýt

Năm tuổi Ure (g/cay/năm) Super lân (g/cay/năm) KCl (g/cây/năm)
3 200 500 50
5 450 1.000 170
Trên 5 năm 900 1.500 250
– Ở thời kỳ kinh doanh ( cây trên 5 năm tuổi ) phân bón cho quýt tiều trên những vườn thâm canh cao: từ 400-900g N,200-460 g P2O5 ,100-200g K2O/cây/năm theo tỷ lệ N : P2O5 : K2O = 3 : 1 : 0,2.

Ở thời kỳ kinh doanh (cây trên 5 năm tuổi) phân bón cho cam sành trên những vườn thâm canh cao: 380-680 gam N+150-400 gam P2O5 + 100-150 gam K2O /cây/năm.

Dạng phân sử dụng: N nên sử dụng ở dạng phân Urê, phân Super lân nên bón sau thu hoạch, các dạng phân có chứa lân khác (DAP, NPK) nên bón vào giai đoạn nuôi quả.

– Phân chuồng: 5-20 kg/gốc/năm.

Đối với cây trưởng thành, ở giai đoạn kinh doanh cần chú ý bón phân vào các thời kỳ sau:

+ Sau thu hoạch ( bón phục hồi ) 1/5 N + 2/5P + hữu cơ

+ Sau khi xiết nước ( tưới trở lại)1/5 N + 1/5 P + 1/5 K

+ Sau khi quả đậu 1/5 N + 1/5 P + 1/5 K

+ Giai đoạn phát triển nhanh (*) 2/5 N + 1/5 P

+ Một tháng trước thu hoạch 3/5 K.

(*) Giai đoạn nuôi quả, ngoài1/4 lượng đạm còn lại, thì lượng phân nên cung cấp tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả, và chia làm nhiều lần bón, kết hợp với phân bón lá, chú ý phòng ngừa sâu bệnh gây hại trái ở giai đoạn này.

Tóm lại: Liều lượng phân bón tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà lượng phân cung cấp cho cây thích hợp.

Cách bón: Dựa theo chiều cao của tán cây mà cuốc rảnh xung quanh gốc sâu 10-20cm, rộng 20-30cm, cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

Khi cây giao tán nên dùng cuốc xúp nhẹ lớp đât xung quanh cây theo hình chiếu của tán, và phải cách gốc 50 cm. Hoặc có thể rải phân thẵng lên mặt liếp, tốt nhất là tưới đẩm liếp trước, sau đó mới bón phân.

Có thể dùng phân tôm, phân cá, phân dơi để tưới hoặc bón cho cây cam quýt, hoặc dùng một số loại phân bón lá phun 4-5 lần/vụ quả ở giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.

Xử lý phòng ngừa sâu bệnh:

– Hàng năm nên quét vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho gốc quýt tiều.

– Tránh tưới nước, bón phân hoặc vét sình thẳng vào gốc.

– Cần phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh các đợt đọt non và giai đoạn mang trái.

– Để hạn chế mầm bệnh trong đất gây hại bộ rễ cam quýt (nhất là trong mùa mưa có độ cao) nên dùng Zineb rải gốc, trung bình 40 kg/ha và chia làm 2 lần vào tháng 5 ÂL và tháng 9 ÂL.

– Phát hiện sớm những cây có triệu chứng bệnh greening để kịp thời loại bỏ

  • Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
  • Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh
Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

Quy Trình Quản Lý Cây Trồng Tổng Hợp Trên Cây Bưởi Diễn

Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn, đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão gây hại.

1. Giới thiệu chung
Giống có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được đưa về trồng đầu tiên tại xã Phú Diễn – huyện Từ Liêm – TP Hà Nội. Giống có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam; khối lượng trung bình từ 0,8 – 1kg; tỷ lệ phần ăn được từ 55 – 60%; số hạt trung bình khoảng 50 – 70 hạt; múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt, độ brix 12 -14 %. Với vườn cây từ 7 tuổi trở nên, năng suất đạt từ 25 – 28 tấn/ha trong điều kiện chăm sóc trung bình. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước tết nguyên đán khoảng 15 – 20 ngày. Hiện tại, cây bưởi Diễn được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Giang và ngày càng khẳng định tính ưu việt của giống so với các giống bản địa.

2. Một số yêu cầu ngoại cảnh

* Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là 12 – 39oC. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là – 8 đến – 11oC, bưởi có thể chống chịu được khi nhiệt độ lên đến 48oC. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi là 23 – 29oC. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 20oC và tổng tích ôn từ 2.500 – 3.500oC đều có thể trồng được bưởi.
Với yêu cầu như trên, điều kiện nhiệt độ tại Vân Đồn nằm trong ngưỡng thích hợp cho phát triển bưởi.
* Yêu cầu về nước và chế độ ẩm
Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 – 1.850 mm. Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trung vào một số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và  quả phát triển.  Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 – 80%.
* Yêu cầu về đất đai
Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 – 1m; thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Đất phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên (hàm lượng mùn từ 2 – 3%; N tổng số: 0,1 – 0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5 – 7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7 – 10mg/100g; Ca, Mg: 3 – 4mg/100g).
pH KCl đất thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ  5,5 – 6,0 song cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ 4,0 – 8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất.
* Yêu cầu về ánh sáng
Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000 – 15.000 Lux (tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả.
* Yêu cầu về các yếu tố khác
Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 15o), đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão… gây hại.

3. Kỹ thuật trồng

a) Tiêu chuẩn giống trồng
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 – 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.
b) Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng
* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn. Độ dốc của đất từ 3 – 200 (tốt nhất là 3 – 80 ).  
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,…
– Phát quang và san ủi mặt bằng
Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi Diễn đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi Diễn cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.
– Thiết kế vườn trồng
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 – 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 – 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 – 100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.
+ Bố trí mật độ, khoảng cách
Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi Diễn trồng với khoảng cách 5m x 4m (tương ứng với 500 cây/ ha).  Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha).
Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.
– Đào hố trồng và bón lót
+ Kích thước hố rộng  0,8 – 1 m sâu 0,8 – 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
+ Bón phân lót cho 1 hố: 
Bót lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 – 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
c) Trồng cây
* Thời vụ trồng và cách trồng
– Trong điều kiện sinh thái huyện Vân Đồn thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 2, 3 (có thể trồng vào tháng 8,9).
– Cách trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2- 3 cm. Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10- 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).
* Chăm sóc sau khi trồng 
– Tưới nước
Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.
Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.
– Cắt tỉa tạo hình
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý (hình bán cầu), cần thực hiện theo các bước sau:
Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn  cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.
Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.
+  Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả
Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.
Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
– Bón phân
Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả – giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:
+ Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali
+ Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali
+ Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi
Lượng bón mỗi cây:
Năm trồng Phân hữu cơ (kg) Đạm urê (gam/cây) Lân supe (gam) Kaliclo rua (gam) Vôi bột (kg)
Năm thứ 1 30 300 500 110 1
Năm thứ 2 30 500 800 330 1
Năm thứ 3 50 860 1.200 460 1
Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:
Năng suất thu hoạch vụ trước Lượng bón
Phân hữu cơ (kg/cây) Đạm Urê (g/cây) Lân Supe (g/cây) Kaliclorua (g/cây)
20 kg/năm 30 650 830 410
40 kg/năm 1.100 1.400 680
60 kg/năm 50 1.300 1.700 820
100 kg/năm 1.750 2.250 1.090
120 kg/năm 70 2.200 2.800 1.360
 
Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.
Lần 1: Bón  thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua
Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20%  đạm urê + 30% kaliclorua
Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 – 12): 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%  kaliclorua.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng  30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh  theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 – 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

4. Một số biện pháp chăm sóc khác

* Biện pháp kích thích ra hoa
Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 – 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 – 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa. Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.
* Biện pháp tăng khả năng đậu quả
+ Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer – Grow, kích phát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.
+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 – 2 cm, phun Atonic, Mastrer – Grow, kích phát tố thiên nông 2 – 3 lần với nồng  chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày.

5. Một số loại sâu bệnh hại chính 

Trong điều kiện cụ thể tại Đầm Hà, cần lưu ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau:
* Sâu hại Bưởi
• Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):
– Đặc điểm gây hại: 
Phá hoại ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3 – 4 năm đầu mới trồng. Trên cây tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành  đường ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10).
– Phòng trừ: Phun thuốc diệt sâu 1 – 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng: Decis 2,5EC 0,1 – 0,15%; Trebon 0,1 – 0,15%; Polytrin 50EC 0,1 – 0,2%.
• Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):
– Đặc điểm gây hại:
Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
– Phòng trừ:
+ Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc)
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch (tháng 11 – 12)  quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
• Nhện hại:
– Đặc điểm gây hại:
+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn  lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo.
+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.
– Phòng trừ: Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 – 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày bằng những  thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ sâu.
• Rệp hại: Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
– Đặc điểm gây hại: 
+ Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.
+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp  bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Những  vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.
– Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 – 0,2%  phun 1 – 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.
* Bệnh hại bưởi
• Bệnh loét (Xanthomonas campestris)
Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại ở thời kì vườn ươm và cây mới trồng 1 – 3 năm, ở thời kỳ cây cho thu hoạch bệnh gây hại cả trên lá bánh tẻ, cành, quả non. Trên lá thấy xuất hiện các vết bệnh không định hình, mới mầu xanh vàng, sau chuyển thành màu nâu xung quanh có quầng vàng. Gặp điều kiện ẩm ướt gây thối rụng lá, gặp điều kiện khô gây khô giòn vết bệnh làm giảm quang hợp. Gây hại nặng trong điều kiện nóng, ẩm (vụ xuân hè).
• Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nống và ẩm ( vụ xuân hè).
– Phòng trừ:
+ Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc: Boocđo 1 – 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%.
– Cách pha thuốc boocđô (pha cho 1bình 10 lít):
+ Dùng 0,1 kg Sunfat đồng + 0,2 kg vôi đã tôi (nồng độ 1/100), nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi.
+ Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch boocđô.
• Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):
– Đặc điểm gây hại:
Bệnh thường phát sinh ở phần sát gốc cây cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm trở xuống cổ rễ và rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị những vết nứt và chảy nhựa (gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh nặng lớp vỏ bị hại thối rữa (giống như bị dội nước sôi) và tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, còn bị một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống đất có thể thấy nhiều rẽ cũng bị thối.
– Phòng trừ:
Đẽo sạch lớp vỏ và phần gỗ bị bệnh, dùng Boocđô 2% phun trên cây và quét trực tiếp vào chỗ bị hại, nếu bệnh đã lan xuống rễ phải đào chặt bỏ những rễ bị bệnh rồi xử lý bằng boocđô.
Có thể dùng các loại thuốc khác như Aliette 80NP, Benlat C nồng độ 0,2 – 0,3% để phun và xử lý vết bệnh.
• Bệnh Greening:
– Đặc điểm gây hại: Cây có múi nói chung và bưởi nói riêng có thể nhiễm bệnh Greening vào bất kỳ giai đoạn nào từ  thời kỳ vườn ươm tới khi cây 10 năm tuổi. Tuy nhiên, bưởi ít nhiễm bệnh Greening hơn các giống cam quýt khác. Triệu chứng cho thấy: trước khi những lá non trở thành mầu xanh thì trở nên vàng, cứng lại và mất mầu. Mô giữa các gân lá chuyển xanh vàng hoặc hơi vàng và có đường vân. Đầu tiên các đọt và lá non bị bệnh sâu đó có thể biểu hiện trên cả tán. Cùng thời gian đó  lá xanh và lá già chuyển xang mầu vàng từ sống lá và gân lá. Các lá bị nhiễm bệnh có thể  bị rụng sớm, trong một vài tháng hoặc và năm tất cả các cành cây bị khô đi và tàn lụi.
– Phòng trừ:
+ Sử dụng cây giống sạch bệnh
+ Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh.
+ Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)
+ Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt
+ Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây
• Các bệnh do virus và viroid: Trên bưởi còn 2 loại bệnh khá nguy hiểm gây hại: bệnh vàng lá (do virus Tristeza gây hạ) và bệnh Exocortis (do viroids gây hại). Các bệnh này không chữa trị được bằng các loại thuốc hoá học như trên mà phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh vv…

6. Thu hoạch và bảo quản

– Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyển xang mầu vàng;
– Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưa hoặc trời quá nóng.
– Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sử dụng kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.

Khắc Phục Tình Trạng Bưởi Diễn Không Đậu Quả

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe mạnh, sạch bệnh, tích lũy dinh dưỡng hồi phục cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau.

Do diễn biến thời tiết phức tạp làm xáo trộn sinh lý bình thường của cây bưởi, cho nên mặc dù bưởi ra hoa rất nhiều nhưng cơ bản là các chùm hoa tại các cành chỉ nhỏ như hoa chanh. Loại hoa này hầu như rụng hết và không thể đậu quả, dù gặp thời tiết thuận lợi. Trước thực trạng mất mùa của bưởi Diễn, căn cứ vào thực tế và kinh nghiệm của các hộ trồng bưởi lâu năm, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã khuyến cáo tới các hộ trồng bưởi Diễn trong vùng tiếp tục chăm sóc cho cây bưởi để phục vụ cho mùa bưởi năm sau.

Cắt tỉa cành, tạo tán

Một trong những yếu điểm của các nhà vườn trồng bưởi Diễn trong nhiều năm qua là mật độ trồng quá dày; cây năm thứ 5, thứ 6 đã chạm tán; năm thứ 8, thứ 9 đã đan cành vào nhau, tạo nên sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng quyết liệt, ảnh hưởng đến năng suất. Hầu hết các cây này có nhiều cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu không thể có quả. Các nhà vườn nên có kế hoạch cắt tỉa các cành này, tạo thông thoáng cho cây. Nếu vườn dày quá có thể nhân cơ hội này loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, mắc bệnh, tạo thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khỏe, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích lũy dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả sang năm.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây bưởi Diễn là cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, xì mủ chảy gôm, loét… Nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, nhất là chán nản do không có thu hoạch thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây bưởi trong năm tới. Tích cực áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây bưởi, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải đảm bảo 4 đúng (đúng thuốc, đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng) để vừa đạt hiệu quả cao trong phòng trừ và chi phí đầu tư.

Chăm bón hợp lý

Do cây bưởi năm nay không mang quả nên việc chăm bón cho cây cũng nên chú ý, nên bón phân vừa phải, cân đối, chú ý tăng lượng kali, lân, không để cây quá tốt, thừa đạm, vừa tốn kém, vừa ộp quả, quả quá to cho vụ tới.

Thử nghiệm phương thức ghép quả

Bà con nông dân có thể thử nghiệm phương pháp ghép quả. Năm 2008 đã xuất hiện kỹ thuật ghép quả bưởi tại vườn bưởi anh Hải ở Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Cách làm như sau: Lấy quả bưởi ở những cây bưởi sai quả, to bằng quả ổi hoặc nắm tay với phương pháp ghép đoạn, ghép vào cây bưởi không có quả. Phương pháp này thường áp dụng ghép cho cây bưởi Diễn cảnh trồng trong chậu để bán Tết.

Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như trên, cây bưởi sẽ khỏe mạnh, sạch bệnh, tích lũy dinh dưỡng hồi phục cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả cho vụ bưởi năm sau.

Cách Chọn Giống Để Trồng Dừa

Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.

Cách chọn giống để trồng dừaDừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.

1. Các loại giống cây dừa

Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.

– Giống dừa cao gồm có dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung. Dừa ta, dừa bung thường có gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa dâu, thường 8-12trái/tháng, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên trái cũng bị lai hoàn toàn.

– Giống dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nho khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất. Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vang..

– Giống dừa lùn bao gồm dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường có đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi nhóm dừa này cũng cho trái rất nhỏ, khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên rất ít khi bị lai.

Ngoài ra, hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dừa Đồng Gò (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) sản xuất như:

– PB 121: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi.

– PB 141: Dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi.

– JVA 1: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo.

– JVA 2 : Dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo.

Các giống này cho trái 3-4 năm sau khi trồng, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh.

2. Cách chọn giống 

– Chọn cây dừa mẹ:

Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm. Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.

Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm; Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.

Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.

– Chọn trái giống:

Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.

Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.

3. Kỹ thuật trồng dừa

Cây dừa là loại cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy. Ngược lại, thấy rễ ra chung quanh gốc, ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, dựa vao đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng cây dừa hay trồng xen cho thích hợp.

Dân gian có câu “Trồng cây dừa đừng cho giao lá”. Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m – 9m. Dừa lùn cách khoảng 6 – 7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7 – 8m, dừa lùn 5 – 6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoang 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.

Phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau: Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Có vài cách bón phân cho dừa. Thứ nhất, đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Thứ hai là đào từ 10 – 12 lỗ xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, sâu từ 10 – 15cm, bón phân xuống lỗ lấp đất lại. Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa.

Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1 – 2 tuổi, hằng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.

4. Phòng trừ sâu hại cây dừa

* Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa, làm giảm sản lượng trái, làm chết khô từ 8 lá trở lên. Vì mỗi tàu lá, cho ra một buồng dừa. Những cây dừa bị bọ dừa tấn công nhiều năm thì gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, cac lá non mới ra nhỏ và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây chết đi.

* Biện pháp phòng chống bọ dừa.

– Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác.

– Biện pháp sinh học:

Dùng biện pháp thả ong ký sinh (Asecodes hispinarum) vừa đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi sinh môi trường.

Biện pháp sinh học dùng nấm (Metarhizium), biện pháp này có hiệu quả nhất là phòng chống vào mùa mưa có ẩm độ cao.

– Biện pháp hoá học:

Phát hiện sớm triệu chứng gây hại khi còn ở trong diện hẹp để tiến hành phun trừ ngay là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. Sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng như theo khuyến cáo trên nhãn của bao bì.

Cách Chọn Giống Để Trồng Dừa

Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa.

Trái dừa giống - Quả dừa giốngDừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.

1. Các loại giống cây dừa

Khi trồng cây dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.

– Giống dừa cao gồm có dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung. Dừa ta, dừa bung thường có gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa dâu, thường 8-12trái/tháng, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên trái cũng bị lai hoàn toàn.

– Giống dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nho khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất. Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vang..

– Giống dừa lùn bao gồm dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường có đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi nhóm dừa này cũng cho trái rất nhỏ, khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên rất ít khi bị lai.

 Ngoài ra, hiện có các giống dừa lai nhân tạo do Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dừa Đồng Gò (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) sản xuất như:

– PB 121: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi.
– PB 141: Dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi.
– JVA 1:    Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo.
– JVA 2:    Dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo.

Các giống này cho trái 3-4 năm sau khi trồng, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh.

2. Cách chọn giống 

– Chọn cây dừa mẹ:

Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm. Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.

Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm; Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.

Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.

– Chọn trái giống:

Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.

Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.

3. Kỹ thuật trồng dừa

Cây dừa là loại cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy. Ngược lại, thấy rễ ra chung quanh gốc, ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, dựa vao đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng cây dừa hay trồng xen cho thích hợp.

Dân gian có câu “Trồng cây dừa đừng cho giao lá”. Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m – 9m. Dừa lùn cách khoảng 6 – 7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7 – 8m, dừa lùn 5 – 6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoang 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.

Phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau: Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Có vài cách bón phân cho dừa. Thứ nhất, đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Thứ hai là đào từ 10 – 12 lỗ xung quanh gốc, cách gốc 1,5 – 2m, sâu từ 10 – 15cm, bón phân xuống lỗ lấp đất lại. Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa.

Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1 – 2 tuổi, hằng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non.

4. Phòng trừ sâu hại cây dừa

* Biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng hay còn gọi bọ dừa, làm giảm sản lượng trái, làm chết khô từ 8 lá trở lên. Vì mỗi tàu lá, cho ra một buồng dừa. Những cây dừa bị bọ dừa tấn công nhiều năm thì gây ra hiện tượng trái rụng hàng loạt, cac lá non mới ra nhỏ và không phát triển, toàn bộ cây xơ xác và sau đó cây chết đi.

 * Biện pháp phòng chống bọ dừa.

– Biện pháp canh tác: Cắt và đốt bỏ đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cho các cây dừa khác.

– Biện pháp sinh học:

  Dùng biện pháp thả ong ký sinh (Asecodes hispinarum) vừa đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi sinh môi trường.

 Biện pháp sinh học dùng nấm (Metarhizium), biện pháp này có hiệu quả nhất là phòng chống vào mùa mưa có ẩm độ cao.

– Biện pháp hoá học:

Phát hiện sớm triệu chứng gây hại khi còn ở trong diện hẹp để tiến hành phun trừ ngay là biện pháp có hiệu quả và kinh tế. Sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng như theo khuyến cáo trên nhãn của bao bì.

Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Dừa Xiêm Dứa

Cây trồng sau 3 năm cho trái. Bình quân cho 15 buồng, tương đương 220 trái/năm. Năng suất cao và ổn định ở cây từ 6 đến 25 năm tuổi.

Dừa được trồng ở nhiều địa phương, từ các tỉnh miền Trung đến Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng ven biển đặc biệt thích hợp với dừa dứa. Loại cây này ưa đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao và đất không quá phèn hay quá mặn, độ pH từ 5 trở lên có thể trồng tốt. Trên vùng đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ. Dừa dứa thuộc nhóm dừa lùn, giống đồng hợp tử (homozygous). Nếu trồng chuyên canh dừa dứa cách ly với các vườn dừa khác giống thì không có khả năng lai tạp. Dạng cây, trái giống dừa xiêm xanh, chỉ khác là nước và cơm dừa có mùi thơm của dứa, mùa nắng hạn mùi thơm càng đậm. Bộ rễ và lá cũng có mùi thơm.

1.Cách chọn giống

Dừa dứa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài trên 20 năm. Nó có vị thế quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông thôn, du lịch sinh thái… Vì thế, việc chọn giống để trồng là rất quan trọng vì nếu lầm lẫn trong khâu chọn giống thì năng suất thấp, chất lượng kém.

Vườn cây đầu dòng phải được trồng thuần dừa dứa và hoàn toàn cách ly với các vườn dừa khác giống. Cây giống được nuôi trong túi nhựa kích thước trung bình 20x 28cm, chiều cao cây từ 50cm trở lên, có 4 – 5 tàu lá, không bị sâu bệnh, bộ rễ phát triển.

2. Hướng dẫn cách trồng

2.1 Chuẩn bị đất:

Khai hoang theo rãnh để tránh gây biến đổi sinh thái môi trường và gây bất lợi cho sự phát triển cây trồng.

2.2. Mô liếp trồng:

Vùng đất cao ráo hay đất cát không cần lên liếp mà chỉ cần cày sâu 20- 30cm và dọn sạch cỏ, rễ cây. Đất phù sa thấp cần lên liếp để chống ngập úng. Tùy độ sâu của tầng phèn mà thiết lập mương liếp cho phù hợp. Liếp đơn bề rộng khoảng 4-5m. Liếp đôi bề rộng khoảng 9-10m. Chiều sâu mương không được vượt quá tầng sinh phèn. Nếu đất thấp cần lên mô cao 0,3- 0,7m, sau đó bồi đất hàng năm.

2.3. Mô hay hốc trồng:

Bón 1kg vôi bột, sau 1 tuần bón 0,5 – 1kg lân, 5-10kg phân hữu cơ hoai mục.

2.4.  Khoảng cách trồng:
Trung bình cây cách cây 5,5m-6m, hàng cách hàng 6m. Mỗi hecta trồng 280-300 cây.

2.5. Cách trồng:

Đặt cây con ở vị trí giữa mô hay hốc trồng; không lấp đất cao hơn cổ thân cây con; cố định cây để phòng chống đổ ngã và che gốc giữ ẩm.

3. Chăm sóc

3.1. Tưới nước:

Những ngày đầu sau khi trồng cần tưới cho cây, 1-2 ngày/lần. Cây bén rễ, mùa khô cần tưới 3 – 4 lần/tháng. Theo dõi độ ẩm của đất để điều chỉnh lượng nước tưới.

3.2. Làm cỏ:

Chỉ làm cỏ xung quanh gốc khoảng 1 – 2m. Không nên làm sạch cỏ để tạo vùng tiểu khí hậu ổn định và giúp thiên địch có chỗ khu trú.

3.3. Trồng xen:

Là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng tốt cho cây sinh trưởng. Trong những năm đầu có thể trồng các loại cây họ Đậu và xen các loại cây cam, quýt, ổi…

3.4. Bón phân:

– Phân hữu cơ: Khoảng 20 – 30kg/cây/năm, bón đều khắp tán cây và cuốc xới chôn vùi phân xuống sâu 1 – 3 tấc. Đào 3 – 6 hốc xung quanh tán cây có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,4m, bón phân và lấp đất lại. Cần lưu ý độ ẩm của đất, tránh quá ẩm hay khô hạn kéo dài.

– Phân hóa học:

+ Cây 1 – 2 năm tuổi: Bón cách gốc 15 – 50cm. Liều lượng: 200g urê, 300g lân, 150- 300g kali, chia ra 4 lần/năm.

+ Cây 3 năm tuổi trở lên: Bón đều cả tán cây. Liều lượng: 1kg urê, 1 – 2kg lân, 1,5 – 2kg kali. Chia ra 2 – 3 lần/năm. Bón 1 – 2kg vôi đầu mùa mưa.

4. Phòng trừ sâu – bệnh gây hại:

– Dùng Supracide, Bassan diệt rầy..; Basudin 50Ec, Fenbis… diệt sâu ăn lá.

– Dùng chế phẩm Mat Metarhizium anisopliae, liều 50g, pha 1 lít nước + 20ml dầu dừa hay dầu ăn, lắc đều, đổ vào nõn dừa có bọ gây hại (xử lý vào mùa mưa đạt hiệu quả cao hơn). Dùng 1g Actara 25WG pha 5 ml nước bơm vào thân cây. Hay dùng Diaphos 10H, Vicarp 95 BHN đặt vào đọt non cây dừa

Nuôi Ong Ký Sinh Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa

Nuôi ong ký sinh, phóng thích ra ngoài tự nhiên là biện pháp dễ làm, ai cũng có thể thực hiện được.

Dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới. Ngoài giá trị về kinh tế vì tính đa dụng, rất nhiều sản phẩm có giá trị được tạo ra từ vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, thậm chí từ lá dừa, thân dừa,…đặc biệt cây dừa còn có giá trị truyền thống đối với vùng đất Bến Tre. Ngày nay, giá dừa đang lên cao càng kích thích nông dân mở rộng diện tích trồng dừa mới. Tuy nhiên, bọ cánh cứng hại dừa ( bọ dừa ) phát triển và gây hại là một thách thức lớn đối với nông dân trồng dừa. Trong vài năm gần đây, tỉnh Bến Tre ứng dụng biện pháp sinh học, nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa đã mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Song để biện pháp này phát huy hiệu quả cao cần sự “chung tay, góp sức” của cả cộng đồng. Nuôi ong ký sinh, phóng thích ra ngoài tự nhiên là biện pháp dễ làm, ai cũng có thể thực hiện được.

Cách nhân nuôi như sau:

Đầu tiên chọn ấu trùng tuổi 4 để cho ký sinh. Ong Asecodes hispinarum có thể ký sinh trên ấu trùng bọ dừa tuổi 2,3 và 4 nhưng chỉ nên chọn những ấu trùng tuổi 4 cho ký sinh là tốt nhất, khả năng vủ hóa ra ong trưởng thành cao. Sau đó cho khoảng 100 ấu trùng bọ dừa đã chọn vào trong hộp nhựa ( kích thước khoảng 15cm x 20cm) và một ít lá dừa non. Tiếp theo là giai đoạn cho ký sinh, đây là giai đoạn quan trọng nhất. Cho ống nghiệm đựng 10 mummy (ấu trùng bọ dừa đã bị ký sinh ) sắp vũ hóa vào trong hộp chứa ấu trùng đã chọn. Khi cho ong vào hộp để ký sinh, dùng một miếng giấy thấm nhỏ tẩm dung dịch mật ong pha loãng rồi dán vào thành hộp để ong có thể hút mật trong thời gian ở trong hộp. Cuối cùng, dùng tấm vải mỏng phủ lên miệng hộp trước khi đậy nắp lại. Sau khi cho ký sinh vẫn phải tiếp tục thay lá dừa ( thức ăn) vì bọ dừa trong giai đoạn này mặc dù bị ký sinh nhưng vẫn còn sống và ăn để nuôi ong non trong cơ thể chúng, đến khi ấu trùng bọ dừa chuyển màu đen thì không cần thay thức ăn nữa.

Trong điều kiện nuôi cho ký sinh trong hộp nhựa, khả năng ký sinh khoảng 50-60%. Quan sát sau khi ký sinh 4-5 ngày, những bọ dừa bị ký sinh sẽ có màu nâu hồng, sau đó khoảng 7 ngày chúng chuyển màu đen ( gọi là mummy). Trong thời gian này, nếu mổ bên trong cơ thể bọ dừa sẽ thấy những con ong non màu trắng trong ( giống như dòi), kích thước khoảng 0.7 – 0.8mm. Đây là giai đoạn ong bắt đầu tiêu thụ thức ăn trong cơ thể bọ dừa. Nhiệt độ cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự vũ hóa của ong. Nhiệt độ trong phòng nuôi thích hợp vào khoảng 28-29oC. Trong trường hợp thời tiết quá nóng bức, cho dù tỷ lệ ký sinh cao nhưng ong không vũ hóa ra ngoài được và tự chết trong cơ thể bọ dừa (có thể ngoài thiên nhiên những ấu trùng bọ dừa tự điều tiết để thích nghi). Nếu điều kiện thích hợp, tỷ lệ ong trưởng thành thoát ra khỏi xác bọ dừa 90- 100%. Thực tế cho thấy, từ một cơ thể ấu trùng bọ dừa có thể chứa 60-65 con ong. Khi thoát ra, ong sẽ tạo những lổ nhỏ bằng đầu kim ở mặt dưới bụng bọ dừa. Thời gian từ khi ký sinh đến khi vũ hóa thành ong trưởng thành trung bình 16-17 ngày. Nếu quá thời gian mà ong không thoát ra được là chúng đã bị chết trong cơ thể bọ dừa.
Hộp ấu trùng bọ dừa đã ký sinh.

Khoảng 16-17 ngày sau khi ký sinh thì phóng thích ong ra ngoài thiên nhiên. Có thể thả ong khi chúng thoát ra khỏi xác bọ dừa hoặc thả lúc ong còn nằm bên trong. Tuy nhiên, nên thả lúc ong còn nằm trong xác bọ dừa vì giai đoạn này dễ mang đi xa. Cho xác bọ dừa ( sắp vũ hóa ) vào trong hộp nhỏ có nắp đậy không cho nước vào. Đục 4-5 lổ nhỏ ( khoảng 1cm ) xung quanh hộp để ong bay ra ngoài. Đặt hộp ở nơi thoáng mát gần vườn dừa, ong sẽ tự động bay ra ngoài tìm ký chủ để ký sinh.

Qui trình nuôi ong Asecodes hispinarum không khó, bất cứ ai cũng có thể nuôi được. Trong thời gian qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre đã chuyển giao nhiều lớp tập huấn qui trình nuôi ong ký sinh đến từng hộ nông dân và đạt kết quả tốt. Không giống như biện pháp hóa học, hiệu quả từ biện pháp sinh học đòi hỏi sự lâu dài, bền bỉ và cần tính cộng đồng cao. Vì thế, mọi nông dân đều phải có ý thức tự nhân nuôi và cùng nhau bảo vệ loài thiên địch này, giúp chúng phát triển mạnh, tạo được sự cân bằng sinh thái ngoài thiên nhiên.

Kỹ Thuật Nuôi Ong Ký Sinh Diệt Bọ Dừa

Qui trình nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum đòi hỏi một số kỹ thuật khá cao mới bảo đảm sự thành công.

Dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng trên thế giới, có rất nhiều sản phẩm có giá trị được tạo ra từ thân dừa, vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, lá dừa,… Bọ cánh cứng (bọ dừa) là một thách thức lớn đối với nông dân trồng dừa. Năm 2009, bọ dừa cánh cứng phá hại rất nghiêm trọng, làm giảm năng suất dừa của tỉnh Bến Tre và cả nước. Trong thời điểm này, nông dân diệt bọ dừa bằng thuốc hóa học nhưng không hiệu quả mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường, hại sức khỏe cho người nên nông dân trồng dừa hết sức lo lắng.

Trong vài năm gần đây, tỉnh Bến Tre ứng dụng biện pháp sinh học nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa đã mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Qui trình nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum đòi hỏi một số kỹ thuật khá cao mới bảo đảm sự thành công.

Chuẩn bị dụng cụ:

– Một cái hộp nhựa có nắp, vải mỏng đậy miệng hộp
– Hai lá dừa non, 1 ống nghiệm đựng xác mummy (ấu trùng bọ dừa đã bị ký sinh)
– Một chậu đựng nước sạch

Thực hiện:

– Quan sát trong ống nghiệm, khi thấy ong ký sinh đã nở chui ra từ xác mummy, thì chuẩn bị hộp chứa ấu trùng. Hộp nhựa được vệ sinh sạch sẽ, lá dừa non cắt đoạn ngắn vừa với đáy hộp rồi cho vào hộp.
– Lấy 100 – 150 ấu trùng bọ dừa 3 – 4 ngày tuổi cho vào 1 hộp nhựa .
– Lấy ống nghiệm chứa ong ký sinh đã nở đặt nhẹ vào hộp, mở miệng ống nghiệm, nhanh tay đặt miếng vải đậy hộp nhựa lại thật kín. Lúc này ong bò ra tìm ấu trùng bọ dừa để ký sinh. Đem hộp nhựa đặt vào trong chậu có chứa ít nước, dưới hộp nhựa có giá đỡ, đặt thau vào nơi thoáng mát.
– Lập sổ nhật ký ghi chép, theo dõi quá trình ong ký sinh trên ấu trùng bọ dừa đến khi nở.
+ Đến ngày thứ 3 tính từ ngày ong ký sinh tiếp xúc với ấu trùng bọ dừa, cần thay lá dừa non. Lấy hộp nhựa mới đã được vệ sinh sạch sẽ, cắt lá dừa non vừa đáy hộp, chuyển ấu trùng cùng với ong ký sinh từ hộp cũ sang hộp mới. Lúc này, hộp được đậy bằng nắp, không đậy bằng vải như lần đầu, Cứ 3 ngày thay lá dừa (thức ăn) mới 1 lần.
+ Từ ngày đầu tiên tiếp xúc đến ngày thứ 12, tiến hành thu xác mummy (những ấu trùng bọ dừa bị ký sinh sẽ có màu nâu hồng, sau đó khoảng 7 ngày chúng chuyển màu đen, gọi là mummy). Cho xác mummy vào ống nghiệm, 10 xác/1 ống, dùng bông gòn đậy lại, xếp vào hộp nhựa để lại chỗ cũ. Bốn ngày sau ong sẽ nở, lúc này là đúng độ phóng thích ra vườn dừa có bọ dừa phá hại.
– Thời điểm tốt nhất để phóng thích ong ký sinh là lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tìm những cây có bọ dừa phá hại, đặt ống nghiệm vào kẽ bẹ dừa gần ngọn, rút bông gòn ra khỏi ống nghiệm, ong sẽ tự do bò ra ngoài tìm ấu trùng bọ dừa để ký sinh và tiếp tục nhân đàn trong thiên nhiên. Có thể thả ong khi chúng thoát ra khỏi xác mummy hoặc thả lúc ong còn nằm bên trong. Tuy nhiên, nên thả lúc ong còn nằm trong xác mummy vì giai đoạn này dễ mang đi xa.

Ong ký sinh diệt bọ dừaOng đẻ trứng ký sinh trên sâu non của bọ dừa
Bọ dừa bị ký sinh
 
Bọ cánh cứng hại dừa khá mẫn cảm với các loại hóa chất cũng như các chế phẩm sinh học hiện có. Tuy nhiên, việc diệt trừ loài này rất khó vì chúng chỉ cư trú và gây hại các lá ở đọt chưa bung và cây dừa có thân cao; dừa lại được trồng rải rác trong thôn xóm, nhà dân; dưới tán dừa thường là ao nuôi tôm, cá nên khó có thể phun các loại hóa chất. Kể từ khi thả ong ký sinh ra ngoài đồng cho đến nay, diện tích dừa được phục hồi tăng lên rõ rệt. Không chỉ riêng ở Bến Tre, mà hầu hết các địa phương có phóng thích ong ký sinh đều thu được kết quả khả quan, nơi thấp nhất có 30% sâu non bị ong ký sinh, nơi nhiều có tới 80% ong ký sinh. Tầm hoạt động của loài ong này rất rộng không chỉ quanh quẩn nơi thả mà còn phát tán mạnh với bán kính 3-4 km, thậm chí có điểm xa tới 8 km.

TS. Trần Tấn Việt, Phó Trưởng khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Ong ký sinh có màu đen, kích thước nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, chúng dễ chết nếu nông dân sử dụng thuốc hóa học. Chúng không có khả năng gây hại cho các loại cây trồng và sinh vật khác ngoài bọ cánh cứng. Việc dùng ong ký sinh diệt bọ cánh cứng hại dừa là biện pháp ổn định, bền vững, an toàn, chi phí thấp vì hiện nay nguồn ong ký sinh được cung cấp miễn phí, bất cứ ai cũng có thể nuôi được; trong khi đó muốn dùng hóa chất phải bỏ tiền ra mua. Hiệu quả từ biện pháp sinh học đòi hỏi sự lâu dài, bền bỉ và cần tính cộng đồng cao. Vì thế, mọi nông dân đều phải có ý thức tự nhân nuôi và cùng nhau bảo vệ loài thiên địch này, giúp chúng phát triển mạnh, tạo được sự cân bằng sinh thái ngoài thiên nhiên”.

Bệnh Thối Đọt Dừa

Triệu chứng đầu tiên là những lá non ở đọt và những lá kế bị vàng từ ngoài chót sau đó lan dần vào bên trong, trong khi các lá phía dưới vẫn xanh

Bệnh thối đọt dừaDừa là loại cây dễ trồng, ít đầu tư phân, thuốc như các loại cây trồng khác, ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khi hậu và đặc biệt là thích hợp với vùng đất Bến Tre. Trong thời gian gần đây, diện tích trồng dừa ngày càng mở rộng do giá dừa đang ổn định ở mức cao. Mặc dù, là loại cây “dễ tính” nhưng để đạt năng suất cao thì đòi hỏi nông dân cũng phải quan tâm chăm sóc nhất là việc phòng trừ các đối tượng dịch hại để bảo vệ vườn dừa. Hiện nay, bệnh thối đọt dừa đã có xuất hiện trên một số vườn, đây là bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phòng trị kịp thời sẽ làm chết cây.

Triệu chứng đầu tiên là những lá non ở đọt và những lá kế bị vàng từ ngoài chót sau đó lan dần vào bên trong, trong khi các lá phía dưới vẫn xanh. Những lá vàng rất dễ bị gãy bẹ, kéo nhẹ cũng rời khỏi thân. Sau đó, cả củ hủ (đọt dừa và các lá chưa mở) cũng sẽ khô thối và có mùi hôi rất khó chịu (cần phân biệt với triệu chứng bị đuông dừa: chỉ lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, có nhiều lổ đục của kiến vương; áp sát tai vào thân nghe được tiếng đuông ăn “rào rào” như tiếng máy chà lúa). Giai đoạn này cây không lớn nữa, các tàu lá già ra trước vẫn xanh và các buồng trái ở lá này vẫn có thể chín được, nhưng các buồng trái non ở trên sẽ rụng trầm trọng.

Nếu nấm không xâm nhập đến củ hủ thì cây có thể phục hồi sau đó, nhưng trên ngọn các tàu lá sẽ méo mó và những lá chét chồng chất lên nhau, nhỏ hẵn đi. Vì thế, nông dân cần nhận biết triệu chứng ngay giai đoạn đầu để phòng trừ kịp thời mới cứu được cây dừa.

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Nấm gây bệnh trên nhiều loại cây trồng. Trên thế giới nơi nào trồng dừa đều có nhiễm bệnh này. Tuy nhiên, nhiều cây thối ngọn do bị sét đánh, nấm sau đó mới xâm nhiễm vào thì có thể là nấm Phytophthora palmivora hoặc có thể là một loại nấm khác. Nấm thường gây bệnh vào đầu mùa mưa, ẩm độ cao. Từ khi nấm bệnh xâm nhiễm vào đến khi dừa chết khoảng 3-5 tháng.

* Biện pháp phòng trừ:

– Tránh trồng nơi ẩm thấp, vườn trồng dừa phải cao ráo, thoát nước tốt. Không trồng quá dày, thiếu ánh sáng.

– Thường xuyên vệ sinh vườn dừa, phá hết lùm bụi, làm cỏ để tạo thông thoáng vườn dừa.

– Tránh gây vết thương nhất là những lá non, tích cực tiêu diệt các tác nhân gây vết thương như kiến vương, chuột,… để hạn chế con đường xâm nhập của bào tử nấm vào cây.

– Phát hiện trong vườn dừa có cây bệnh nặng (không thể cứu được) thì nên đốn bỏ ngay và tiêu hủy để mầm bệnh không phát tán sang những cây khác.

– Tăng cường bón phân hữu cơ cho dừa.

– Thăm vườn thường xuyên, phát hiện sớm khi cây vừa chớm bệnh (những lá trên hơi vàng trong khi những lá dưới vẫn xanh) dùng  thuốc hóa học phun kỹ ở giữa đọt lá và nách lá. Sử dụng một trong những loại thuốc sau: Aliette 80WP, Ridomil-MZ 72 WP, Mataxyl 500WP,… phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.