Danh mục lưu trữ: bonsai dep

MAI CHIẾU THỦY BONSAI

Mai chiếu thủy là những loài cây dễ trồng và chăm sóc. Mặt khác Mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên, khi cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người. Mai chiếu thủy có hoa màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thủy.

Đặc điểmCây thân gỗ có những nhánh dài mảnh, có lông mềm. Lá hình trái xoan – ngọn giáo, thuôn, hình dải – ngọn giáo, nhọn ở chóp, có góc ở gốc, hai mặt lá khác màu, hầu như không có cuống, dài 3 – 6,5cm, rộng 1-2,5cm. Hoa trắng, mọc thành xim dạng ngù ở ngọn các nhánh. Mỗi hoa cho ra 2 quả đại hình dải, có mũi và nhọn ở đỉnh, thót nhọn ở gốc, hơi rẽ đôi, màu đen đen, có khía dọc, dài 10 – 12cm, rộng 3 – 3,5mm. Hạt hình dải dài 6mm, rộng 1mm mang chùm lông mềm màu trắng.

mai chieu thuy mi ni

 Mai chiếu thủy có hoa màu trắng, mùi thơm, mọc trên một cọng dài kết thành chùm. Hoa có 5 cánh nhìn thoáng qua giống hoa mai, nên có tên gọi là mai. Hoa mai chiếu thủy nở luôn luôn nhìn xuống mặt đất, nên gọi là chiếu thủy. Mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm.
Sau đây tôi xin giới thiệu tới các bạn một vài cây Mai chiếu thủy bonsai đẹp: 

mai chieu thuy the thác do
 mai chieu thuy
 bonsai mai chieu thuy
 mai chieu thuy bonsai dẹp
 mai chieu thuy bonsai rung
 mai chieu thuy bonsai
Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để thực hiện, chỉ cần bỏ tí công sức chăm chút là có kết quả, sau đây là các công việc cần thực hiện:
 Công tác cắt tỉa cành nhánh  :
Công tác cắt tỉa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng/1 lần ( mùa mưa) và 2tháng/1lần ( mùa nắng).
Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn gian nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tỉa.
Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Các công tác cụ thể:
Cắt tỉa cành nhánh cho gọn gàng.
Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày ,khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1lần / 1ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.
Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)
Thực hiện phun phân nitrát Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thưc hiện 1- 2 đợt.
Sau đó tưới nước bình thường.
Sau thời gian bắt đầu xử lý  đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở trắng cành.
Công tác bón phân:
Công tác bón phân thường đi đôi với công tác cắt tỉa, cứ sau đợt cắt tỉa thì thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt.
Loại phân bón thường được sử dụng là phân hữu cơ truyền thống như: phân bò hoai, phân trùn đỏ… và một số phân hạt, phân vô cơ như NPK16.16.8, DAP, Dynamic Lifter…nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.
 Liều lượng phân bón cần thiết cho cây mỗi khi bón là :
 Đối với phân hữu cơ : Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khoảng 1cm
 Đối với phân hạt, phân vô cơ : Nếu cây kiểng nhỏ (Gốc >2,5cm, cao >1m) dùng muỗng cà-phê bón 1 muỗng/ chậu , cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng/chậu (nên bón chia đều xung quang chậu , vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây)
 Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.
Tổng hợp nguồn internet.

TẠO DÁNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHẠM TRỔ

Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên

    Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.

chạm tro cay canh
    Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

    Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.

    Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng. 

Để tạo nên sân chơi lành mạnh , nơi giao lưu kinh nghiệm về Bonsai , Cây Cảnh.
Trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây , kỹ thuật chăm sóc cây cảnh

Mọi ý kiến , thắc mắc mời liên hệ : 0906 886 896 – 0934 661 749 Mr Tùng
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.

TÌM HIỂU VỀ CÂY CẢNH

Cây cảnh là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. 

Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy.

Bên cạnh mục tiêu làm cảnh (vì lẽ này cây cảnh đã được tuyên lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản có bon-sai) cây cảnh còn là một loại hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán. 
  Lịch sử
Cây cảnh bonsai được phát sinh ở phương Đông, có thể khẳng định là ở Trung Quốc, và nay đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi thể hiện một phần tâm hồn của người dân mọi vùng miền trong đó có Việt Nam. Các nghệ nhân đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mỹ, tính chất của mình làm tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình.
Nghệ thuật chơi cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu sắc tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh tế cao.

Một cây BonSai đẹp ở triển lãm

Đặc điểm
Chơi cây cảnh trồng cây cảnh bao giờ cũng phải coi trọng gốc cây – gốc có to có khỏe thì cây mới mạnh, gốc phải to hơn thân. Gốc càng to càng thể hiện cây đã sống lâu năm. Nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ sum suê càng đẹp. Cây trồng trong chậu phải là một gốc, trừ một số thế cây quần tụ Giữạ chiều cao và bề rộng của cây phải có sự tương xứng. Thân cây mềm mại duyên dáng, xiêu nghiêng hay đứng thẳng khỏe mạnh là tùy theo các thế cây. Cành cây phải được phân bổ hơp lý, cấu tạo so le chia ra các hướng lớn không trùng nhaụ, tránh gò bó. Từ gốc đến chỗ chia cành phải có khoảng cách ít nhất bằng một phần ba chiều cao của cây để nhìn rõ được thân cây khỏe đẹp và thoáng. Không nên để cành che lấp mất thân. Một cây nhiều nhất chỉ nên có bốn cành. Cành dưới cùng gọi là cành thân hay cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc cây có hậu, vững chãi, bền lâu. Cành thứ hai và thứ ba là cành tả và cành hữu là hai cành chính của cây. Cành thứ tư là cành tế thân, cũng được gọi là “Cành ức” hay “Cành hầu”, cốt để cho phần cổ đỡ trơ lộ, góp phần cho bố cục tổng thể toàn cây chặt chẽ. Các cành phải được xén tán lá cho ngang phẳng, gọn gàng, không để cho lá cây mọc tự nhiên, um tùm.
Cây cảnh phải được bàn tay nghệ thuật của con người tác động vào để hình thành một thế cây. Đó là một dáng đứng, một điệu vươn của cây có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ – một tác phẩm nghệ thuật độc đáo có sức sống, toát lên một chủ đề, một ý tưởng nhất định.
Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnh đẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn.
Tùy theo từng loại cây cảnh mà trồng vào các chậu cảnh thích hợp, tương xứng và đep. Chậu cảnh đẹp sẽ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ.
Chơi cây cảnh phải để đúng chỗ, cây to hoặc nhỏ, phụ thuộc nơi ở của mình rộng hay hẹp và bao giờ cũng có thể ngắm nhìn được.
Thế cây
Có rất nhiều thế câv cảnh như: thế phượng vũ, thế ngũ phúc, thế huynh đệ, thế phụ tử, thế mẫu tử, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết v.v.
Dưới đây là ba thế cây tiêu biểu:

cây dáng ngũ phúc
Cây dáng ngũ phúc
– Thế ngũ phúc: Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán đều phải xén phắng, ngang bằng, không tán nào được vổng, mỗi tán được chia ra một hướng. Dáng cây là biểu tượng của năm điều ước muốn giản dị mà vĩ đại của con người xưa, nay: Phúc Lộc, Thọ, Khang, Ninh.  

cay dáng phuọng vu
Cây dáng phượng vũ


– Thế phượng vũ (chim phượng múa): Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.

cay dáng huynh de
Cây dáng huynh đệ

– Thế huynh đệ (hoặc huynh đệ đồng khoa): Cây một gốc, hai thân (có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc). Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngả hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt. 
(Sưu tầm)

CÂY TRIỆU ĐÔ MÂM XÔI CON GÀ ĐẸP HAY XẤU

Phần lớn người xem đều công nhận cây sanh “Mâm xôi con gà” có bộ rễ đẹp, tuổi khá cao, xứng đáng xếp vào hàng những cây độc, trị giá bạc tỉ ở Việt Nam.

 Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến chê cây sanh này xấu, đặc biệt là tay cành, không có hình tượng nghệ thuật gì cả. Khi nói về giá tiền, thì hầu hết những người chơi cây đều cười, cho đó là chuyện tào lao, nhí nhố, bởi chẳng có ai điên rồ đến mức bỏ cả núi tiền để rước cái cây bằng gỗ về nhà.

Anh Nguyễn Văn K., thuộc hội sinh vật cảnh Quảng Ngãi, người bỏ hàng trăm triệu chở mấy cây bạc tỉ ra Hà Nội tham dự nói vui: “Chả hiểu cây sanh đó đẹp ở chỗ nào, nhưng ngay cái tên “Mâm xôi con gà” đã thấy hài hước rồi. Thấy người đi xem cứ ầm ĩ bàn tán, tôi cũng tìm đến xem mặt mũi nó thế nào. Thú thực, nhìn mãi mà không ra hình mâm xôi, cũng chẳng thấy hình con gà. Vậy nên, tính nghệ thuật là không có. Nói hơi ngoa, nhưng cứ cho nó giống mâm xôi, con gà đi, thì việc đặt con gà với mâm xôi lên lưng rùa thì đúng là… Rùa là tứ linh trong văn hóa Việt. Các cụ có câu: “Thương thay thân phận con rùa/ Vào đền cõng hạc, lên chùa đội bia”. Số con rùa này quả là thảm, phải đội xôi, đội gà…”.

cây mâm xôi con gà

Nhìn mãi mà chẳng thấy mâm xôi với con gà đâu cả.
Nhiều người nghe từ “Mâm xôi con gà” thì thấy vẻ dân dã, thú vị, nhưng khi nhìn mãi không ra hình mâm xôi với con gà đâu thì thấy thất vọng. Thậm chí, lắm người bảo, cả tán lá cũng giống rùa. Bệ đá hình rùa, tán lá hình rùa, thành ra rùa cõng rùa, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Ông Th., một đại gia chơi cây hàng đầu Hà thành chê cây sanh Mâm xôi con gà khá nặng, khi so sánh tán lá của cây sanh chẳng khác nào thứ cây tán ở Nam Định. Các bố cục tán lá được chia thành 5 tầng. Tầng trên cùng là ngọn cây, ngay bên dưới là 4 tầng còn lại, cao thấp nhấp nhô. Mỗi tầng lại có vài cái bông. Bông thì to, bông thì nhỏ, bông nhỏ tõe ra từ bông to. Cái kiểu tạo tán cây thành hình những cái mẹt này đã lỗi thời và không có chút ý tưởng nghệ thuật nào cả. Theo đó, người tạo dáng cây này cũng là người thiếu ý tưởng nghệ thuật và học hỏi chơi cây theo kiểu chắp vá, công thức từ các cụ bô lão ở các làng buôn bán cây cảnh.
Điểm mà ông Th. thấy phản cảm nhất chính là những cái rễ cứ co quắp, quặp lấy thân cây, tạo ra sự rối rắm. Rễ buông thường suôn thẳng, tạo sự vững trãi, trường tồn, nhưng đằng này rễ quặp vào thân thành một đống, một cuộn, một bó. Nói không ngoa, nhìn cái thân cây chả khác gì một bó dây thừng rối rắm, không tạo ra được ấn tượng hoặc liên tưởng nghệ thuật gì cả.

“Thương thay thân phận con rùa/ Vào đền cõng hạc, lên chùa đội bia”. Số con rùa này quả là thảm, phải đội xôi, đội gà…
Một chuyên gia cây cảnh khác thì nhận xét, cái kiểu rễ buông xuôi rồi quặp vào gốc chẳng khác nào “thượng thách, hạ thu”, những từ ngữ báo hiệu ngày tàn, xuống dốc, điều mà giới chơi cây rất kiêng kỵ.
Phải nói thẳng rằng, người chê cây sanh “Mâm xôi con gà” rất nhiều, chiếm số lượng áp đảo. Tuy nhiên, người khen cây sanh này cũng không phải ít. Bỏ qua chuyện định giá 120 tỉ đồng, những người đứng về phía khen thì cho đây là tác phẩm hoàn mỹ, không thể chê vào đâu được.
Những người này đều không quan tâm đến cái tên “Mâm xôi con gà” và cố nhìn cho ra cái hình dáng mâm xôi, với con gà trên phần tán. Để tạo tác ra một tán lá có hình mâm xôi với con gà thì quá dễ, người chơi cây nào cũng làm được. Cái giống sanh có đủ dinh dưỡng, cành lá có mà tốt um, tha hồ tạo tác. Nhưng người họa sĩ tài ba, chỉ cần vạch một nét bút, có thể ra hình một con ngựa đang phi nước đại, hay thấy được bóng dáng mỹ nhân ẩn hiện trong sương mờ. Cái anh họa sĩ mà ngồi nhìn người mẫu để vẽ cho thật giống, thì quá dễ, đó là việc của mấy bác truyền thần vỉa hè. Mà các bác truyền thần có tài ba thế nào, cũng không so được với máy chụp ảnh, nếu coi tiêu chí giống là đẹp.
Vậy nên, cái tên “Mâm xôi con gà”, chỉ là tên, còn vẻ đẹp của cây phải là: da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan. Mấy tiêu chí này là của các cụ bô lão, chơi cây lâu năm đặt ra. Nếu cứ áp những tiêu chí đó, thì quả cây “Mâm xôi con gà” đã hoàn thiện về mặt thẩm mỹ. Người chơi cây đặt giá trị hàng đầu của cây ở tuổi tác. Chỉ có năm tháng trường tồn mới làm nên được bộ da mốc thếch. Thời gian là vàng và tuổi tác làm nên giá trị của cây.
Tuy nhiên, ở trường phái coi nhẹ “da mốc” thì coi cây “Mâm xôi con gà” ít giá trị. Đã gọi là cây cảnh nghệ thuật, thì phải coi nghệ thuật là hàng đầu. Cây phải truyền tải được ý tưởng, khát vọng của người chơi cây. Ví như, con người coi trọng tình anh em, thì muốn cây có dáng huynh đệ, coi trọng công cha, nghĩa mẹ, thì dáng cây phải là phụ tử, mẫu tử, rồi người thẳng tính thích dáng trực, người mềm tính thích dáng huyền, hoành… Những người mê dáng cây ứng với tứ linh thì coi “Mâm xôi con gà” quả là những thứ tầm thường quá, đấy là chưa kể nó chả có tí gì là mâm xôi với con gà. Nếu cây sanh không giống mâm xôi, con gà, cũng không ra hình thù gì cả, thì coi như tính nghệ thuật của cây đã bị điểm không tròn trĩnh.
bộ rễ cây mâm xôi con gà

Thân rễ hay bó thừng?

Người tạo tác ra cây “Mâm xôi con gà”, họa sĩ Đặng Xuân Cường, thì hết lòng ca ngợi vẻ đẹp của cây sanh này. Cũng phải thôi, vì nó là con đẻ của họa sĩ mà. Dù cây sanh chỉ nằm trong tay anh 8 năm, một con số quá nhỏ so với thời gian sở hữu của dòng họ Phạm ở xã Sài Sơn, song có lẽ anh là người thả hồn vào cây sanh này nhiều nhất. Sau này, dù đã bán cho anh Quý “trôi”, rồi về tay ông Thành “vàng”, thì anh cũng vẫn tiếp tục được mời làm cố vấn, thậm chí trực tiếp căn chỉnh, tỉa tót cho cây.
Ông Thành đã bỏ ra cả chục ngàn đô để mua mấy hòn đá thửa rất đẹp, rồi nhờ anh Cường đồ họa cây, bệ đá bằng hình ảnh 3D, sau đó mới quyết định làm. Mọi động chạm, căn chỉnh, tỉa tót đều được cân nhắc hết sức tỉ mỉ, có sự tham vấn của nhiều người.
Theo họa sĩ Đặng Xuân Cường, thì chính sự kết hợp giữa mảng to và mảng nhỏ (điều mà nhiều người chê) đã tạo ra dáng tản vân. Đứng từ xa nhìn lại, hoặc từ gần nhìn ra, thì tán lá như những đám mây bay, chứ không thể giống một cái mẹt, hay một đống rơm theo con mắt thô thiển.
CÂY MÂM XÔI CON GÀ

Cây đẹp hay xấu là ở con mắt người thưởng ngoạn.
Những tán lá to, nhỏ, song lại cực kỳ đơn giản, đã tạo ra nhịp điệu trầm bổng, và cuối cùng là sự đột biến cao trào của một bản nhạc hay. Họa sĩ Đặng Xuân Cường đã biết vận dụng những sáng tạo của nhân dân lao động để phát triển tác phẩm này, tạo ra sự hoàn mỹ cho nó. Với anh, sự sáng tạo của người lao động chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Chính vì thế, nếu chê những tán lá giống như chiếc mâm, là kiểu tạo cây của những người ở quê, thì đó là sự xúc phạm, thiếu tôn trọng với tiền nhân.
cây mâm xôi con gà siêu cây triệu đô
cây mâm xôi con ga
Bộ rễ ấn tượng hay rối răm
Còn những chiếc rễ buông xuống rồi quặp vào thân cây mà nhiều người chê, theo anh Cường, đó là nét đẹp mang đặc điểm riêng của cây, không giống như hàng vạn cây khác.
Có thể nói, cuộc tranh luận cây này đẹp, cây kia xấu, chả khác gì ông thích ăn thịt chó chê món ăn chay. Cây cảnh như nghệ thuật, mà văn mình vợ người. Cây đẹp hay xấu là ở trong mắt người thưởng ngoạn, cũng như người đàn bà đẹp trong mắt kẻ si tình chứ đâu nằm ở đôi má hồng.
Cây sanh “Mâm xôi con gà” đã trở thành một kỳ cây, vô cùng nổi tiếng và được định giá cao trên thị trường, điều này không ai phủ nhận. Tuy nhiên, khi đã nổi tiếng thì lắm kẻ dèm pha, chịu nhiều tin đồn thất thiệt, đó cũng là lẽ thường. Người không thấy rung động với cây, thì bảo giá trị của nó chỉ bằng mấy ấm nước (phơi khô làm củi đun nước). Còn với ông Nguyễn Trung Thành, dù có trả đến 120 tỉ đồng ông cũng vẫn làm ngơ, thì đó là việc của ông. Với giới chơi cây cảnh, nhiều khi cây cũng như vợ, mà đã trót “yêu” rồi, thì đang lúc mặn nồng, làm sao mà định giá được bằng cái thứ thô thiển có tên là “Tiền”.

Theo VTC

KỸ THUẬT LÀM NHỎ LÁ SANH (SI, SUNG, SỘP, ĐA …)

Có một số kỹ thuật có thể làm cho lá sanh (si, sung, sộp, đa, đề) nhỏ lại như cắt nước, đày nắng, cắt phân.   

Một trong các kỹ thuật cũng không kém phần hiệu quả khi kết hợp với các kỹ thuật trên sẽ làm lá cây nhỏ lại rất nhiều, đó là cách thức cắt lá.

cây sanh - bonsai
Cách làm như sau: Khi bắt đầu làm lần đầu tiên thì cắt gọn bộ tàn cho như ý, các nhánh con nào còn chưa đủ độ dài thì dùng kéo tỉa cắt hết lá ngọn đi. Sau đó phần lá còn lại trong bộ tàn vừa tỉa xong dùng kéo cắt bỏ hẳn 1 nửa đi (hoặc 1 số người thích cắt bỏ các viền xung quang thành hình 1 cái lá nhỏ để ngắm cây luôn cũng được), đem ra nắng gắt, tưới nước ít lại không bón phân.
    Một thời gian sau mầm mới sẽ ra và phân nửa lá còn lại sẽ tự động vàng và rụng đi. Vẫn để nắng gắt và tưới nước ít, đến khi mầm mới đã nẩy ra 2 nách lá, và nách 2 cũng bắt đầu già thì làm lại như lúc ban đầu là bấm bỏ ngọn và cắt nửa lá, cắt nước và bón phân ít.
    Cứ như vậy khoảng 5-6 lần lá sẽ nhỏ lại thấy rõ: Bồ đề có thể nhỏ bằng ngón cái, Đa có thể nhỏ bằng lá sanh, và lá sanh, si, sung,sộp có thể nhỏ như đầu lọc thuốc lá.

Bonsaivietnam.net ( Sưu tầm )

4 DÁNG CƠ BẢN CHO BONSAI

Bonsai là hình ảnh thu nhỏ hình dáng một cây cổ thụ trong thiên nhiên và cách điệu để gởi gắm một thông điệp nào đó của cuộc sống. Nghệ nhân đã tái hiện thiên nhiên tạo hình cho cây cảnh có nét kỳ dị đạt tới tầm nghệ thuật. Có rất nhiều dáng vẻ cho Bonsai nhưng có 4 dáng cơ bản, đó là:

1. Dáng trực:

Cây có dáng đứng thẳng. Trong thiên nhiên, những cây này được sống và phát triển trong điều kiện thuận lợi, không bị phong ba bão táp, lũ quét, sét đánh. Đất đủ điều kiện cho rễ cây hoặc trồng giữa thành phố.

CAY DANG TRUC - HOACANHBUONHO

 Đưa dáng này vào cây cảnh phải được nghệ thuật hóa. Cây đứng thẳng là nhìn tổng thể. Nét cơ bản là đối chiếu gốc và ngọn hình thành một đường thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng. Còn thân tuyệt đối không bao giờ được thẳng tuột. Thẳng tuột là xấu, thậm chí từ gốc đến ngọn cũng không một đoạn nào được thẳng đuỗn như khúc luồng. Dáng trực của cây thế Việt Nam gốc có thể trồng thẳng đứng hoặc hơi nghiêng một chút cho thêm phần sinh động. Thân phải khúc khuỷu uốn lượn, nhiều khi xuất hiện nét đột biến ngoạn mục. Nhưng bao giờ đường nét cũng phải dứt khoát, không ngập ngừng do dự. Trong cây cảnh, thế cây là thế người. Cây trong thiên nhiên thì nhiều cây thẳng tuột, nhưng cây cảnh thì hoàn toàn không được. Bởi vì con người dù được sống trong điều kiện thuận lợi đến đâu cũng không phải cứ tự nhiên mà tuồn tuột nên người. Nhất định phải gặp trắc trở. Những người có ý chí, biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên theo lý tưởng cao đẹp mới thành đạt và mới là con người đáng ngưỡng kính.

Thân cây cũng nói lên ý tưởng đấu tranh: Muốn trực thẳng phải đấu tranh (đấu tranh bản thân, đấu tranh xã hội, đấu tranh thiên nhiên), có đấu tranh mới trực thẳng được.Dáng trực của cây còn biểu hiện những con người có bản lĩnh, có khí tiết anh hùng bất khuất. 

2. Dáng huyền:

Cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới đáy chậu.

Trong thiên nhiên, những cây này phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Có thể nói hoàn toàn không có một chút thuận lợi, chỉ có khó khăn bất hạnh. Cây đã mọc ở sườn núi đá, không có đất ăn, rễ cây phải tự tiết ra axit phá hủy đá dần dần từng tý, từng tý một, kiên trì bám hốc đá mà sống. Trong khi thiên nhiên lại luôn gieo tại họa: Nắng lửa, mưa ngàn, bão tố, lũ quét … khủng khiếp. Cây bị bật gốc, đổ dốc ngược ngọn theo dốc núi. Thật là kỳ diệu, chỉ có sức sống tự thân trong cây mà gốc cây vẫn bám chắc được vào vách núi, sống treo lơ lửng giữa trời mây, vấn xanh tốt, vẫn vươn lên và quay ngọn về phía gốc (cội nguồn sinh ra).

Đưa dáng cây này vào chậu, nâng niu trân trọng đặt lên đôn, nghệ thuật cây cảnh như khắc họa một bức tranh bất diệt và cũng lãng mạn vô cùng.

cay dang huyen

 Về thẩm mỹ, dáng huyền là kỳ dị, nhìn thơ mộng nhất. Điệu đi của cây mềm mại, duyên dáng. Cây cành buông thả tự nhiên, không gò bó. Các chi có thể có hai ba tầng, thoáng đạt, phóng khoáng, không gò và bông tán. Ngọn lượn ngoặt lên hướng về phía gốc. Toàn cây trông thật yểu điệu, duyên dáng. Chẳng thế thời xưa Lý Bạch trên đường vào Ba Thục thấy một cây tùng già lộn ngược, tựa vào vách đá đẹp quá đá thốt lên: “Khô tùng đèo quải ỷ tuyệt bích”. Một biến cố thiên nhiên sụt lở đất đá bất ngờ tạo nên cây tùng dáng huyền, đó là nét kỳ lạ, đỉnh cao của vẻ đẹp.

3. Dáng hoành:

Cây có dáng nằm ngang mặt chậu. Ngoài thực tế có những cây điều kiện sống khó khăn hơn cây dáng xiêu. Có thể lớp đất sống mỏng hẹp, rễ cây không ăn sâu, ăn xa được. Kết cấu đất không chắc, trời mưa, nước thoát chậm khiến đất bị nhũn. Trận bão đã quật đổ nằm hẳn xuống mặt đất. Thê mà cây vẫn sống, vẫn nảy cành, vươn ngọn. Hoặc cây mọc từ vách núi vươn ngang ra thành dáng hoành. Sống bám đá cheo leo như vậy mà cây đã thắng cả giông tố để tồn tại và vươn lên. Ngọn luôn hướng về gốc rễ cội nguồn.

Đưa dáng cây này vào cây cảnh, ông cha ta muốn ca ngợi những con người đầy ý chí, đầy nghị lực vượt lên trên hoàn cảnh bất hạnh, sống ngoan cường.

cay dang hoanh

 Về thẩm mỹ dáng cây này khác thường, khá ngoạn mục. Để cho cây được cân đối, thăng bằng, ngoài các cành khác, thường có một cành vươn cao thẳng lên trời gọi là cành nghinh phong (đón gió) và một cành buông thấp xuống dưới miệng chậu gọi là cành chiếu thủy (soi nước). Hai cành này đều phóng nhiều tầng thật thoáng.

4. Dáng xiêu:

Cây có dáng đứng nghiêng. Trong thiên nhiên, những cây gặp trắc trở bị thiên tai, địch họa quật đổ nghiêng. Nhưng cây vẫn sống và vươn lên. Đưa dáng cây này vào nghệ thuật cây cảnh ngụ ý nêu gương những con người có sức sống và có tinh thần đấu tranh để tồn tại. Thí dụ thế “Bạt phong hồi đầu”. Về thẩm mỹ, cây dáng xiêu còn có nét đẹp mềm mại, nhã nhặn, bay bướm, thơ mộng.

cay dang xieu

 Như vây, cây cảnh chỉ nên quy vào bốn dáng cơ bản: Trực hoặc gần trực cũng gọi là trực, xiêu nhiều, xiêu ít cũng chỉ là xiêu, hoành thì rõ rồi, tất nhiên không cứ phải hoành hẳn, còn huyền nhiều, huyền ít, lượn gập thế nào cũng là huyền. Ngoài ra, còn có những cây ghép dáng. Cách gọi tên là gọi cả hai dáng, đôi khi có thể thì gọi cả tên thế trước. Thí dụ:

Cây có hai thân xiêu gọi là dáng song xiêu. Hai thân xiêu về một phía chứ không ai chơi hai thân xiêu về hai phía thành hình chữ V, nhìn không vào mắt. Nếu cây lớn cao hơn cây bé cái đầu thì gọi là huynh đệ song xiêu.
Cây có một thân trực (cao hơn), một thân xiêu (ngắn hơn) gọi là dáng trực xiêu.
Ít ai chơi thân trực hoành tạo một góc vuông dựng nhìn thô cứng.
Cây có một thân xiêu, một thân hoành (nếu ngẵn hơn thân xiêu) gọi là dáng xiêu hoành.
Cây có hai thân hoành gọi là dáng song hoành. Thường chỉ chơi hai thân hoành một phía, ít ai chơi hai thân hoành hai phía tạo thành một đường thẳng nằm ngang chậu, không đẹp.
Cây có một thân trực (thấp), một thân huyền dài hơn gọi là dáng huyền.
Cây có một thân xiêu, một thân huyền (nên dài hơn thân hoành) gọi là dáng hoàng huyền.
Cây có hai thân huyền gọi là dáng song huyền, thường chơi hai thân huyền về cung một phía, ít ai chơi hai thân huyền đối phía với nhau.
Như vậy, người làm cây cảnh cần có con mắt thẩm mỹ sao cho “đẹp mắt ta ra mắt người”

TẠO DÁNG CHO CÂY CẢNH

Cắt 1 cái nhành thừa hay Sửa lại một tán lá sao cho Hài hòa về bố cục. Đòi hỏi người nghệ nhân phải hòa quyện tâm hồn mình vào cây cối. 

Sau mỗi một nhát cắt thầy lại đứng từ rất xa để ngắm lại. Thật Sung Sướng và hạnh phúc khi được Ngắm nhìn tác phẩm đang dần hình thành. 

Cái cây không đơn giản chỉ là cái cây chúng cũng có tâm hồn dường như cây rất hạnh phúc khi mang trên mình một diện mạu mới. Tôi cảm nhận được điều đó mỗi khi chạm tay vào tán lá. Cây cũng đang Rung lên sung sướng.

Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây bonsai đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá.
Nếu bạn đã quyết định thử tay nghề của bạn để phát triển một cây bonsai, bạn đang thực sự quan tâm tới nó và bạn đầu tư thời gian, sự kiên nhẫn để tìm hiểu cách để phát triển cây cảnh thì kết quả thực sự đáng kinh ngạc, nó rất xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra và bạn sẽ không cảm thấy lãng phí thời gian mà mình đã bỏ ra. Khi bạn bắt đầu tìm kiếm một ý tưởng thật hoàn hảo cho cây mà bạn sẽ chăm sóc, bạn có rất nhiều lựa chọn và nên bắt đầu với những lựa chon đơn giản nhất. 

Xin mời quý vị và các bạn cùng xem một cây từ khi bắt đầu vào chậu đến khi hoàn thiện của tác Phẩm Tự tâm hoành thụ – Nghệ nhân Cường Họa Sỹ.












Nguồn kythuatnuoitrong.com.

CÂY SANH

Cây sanh (có tên khoa học là Ficus benjamina L.) hay còn gọi là si, xanh, gùa, thực vật thuộc họ Dâu tằm, là một loại cây cảnh Bonsai được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào…. 

 cay sanh con

Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15 đến 20 m. Cây sanh có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp.
Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.
Sanh sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều), sanh thường hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng.
Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

Trồng và chăm sóc

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to.
cay sanh

Cây sanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Cây sanh là loại cây cảnh được trồng phổ biến vì được nhiều người yêu thích và dễ trồng. Nhiều đề tài để cải tiến và trồng cây trong những môi trường khác nhau được áp dụng như “chăm sóc cây sanh trong môi trường nuôi trồng là đất cát”….
(sưu tầm)

KÝ ĐÁ CHO CÂY CẢNH ĐÃ HOÀN THIỆN

Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và không cần sang chậu.

  cay-sanh-om-da

Kinh nghiệm chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:

Nhấc cây đang trồng ở chậu đất ra, tránh đứt và dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước cho ẩm). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que cứng lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi. Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
Các bạn dùng xi măng gắn tất cả những viên đá quanh bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
cay-sanh-om-da
Một cây bám đá hoàn thiện
 Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ. Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua các khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.

Chơi kiểu này các bạn muốn di chuyển cây từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thay bể chỉ cần nhác cả tấm bê tông, đơn giản và gọn nhẹ.
Chúc bạn thành công!

Viết bởi/Nguồn: Hoàng Nghĩa Mười.

NHỮNG CÂY SANH ĐẸP MÙA KHÔNG LÁ – PHẦN II

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay. 

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật. 

Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng.
Bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn về những cây sanh đẹp cành, chi lộ ra sau khi vặt hết lá. Ta có thể thấy cái phong trần, hoang dã có nét hiên ngang không ngại khó khăn để vượt qua thử thách. Khi cây được vặt hết lá ta có thể thấy rõ hơn những tán, canh được uốn công phi kỹ lưỡng tới từng chi. Qua đó cho ta thấy công phu kỳ công của nghệ nhân. Xin mời quý vị và các bạn cùng chiêm ngưỡng.

cay sanh dep - hoacanhbuonho 
 cay SANH DEP

cay sanh dep - hoacanhbuonho

cay sanh dep - hoacanhbuonho 1

cay sanh dep - hoacanhbuonho 
cay sanh dep - hoacanhbuonho
Tổng hợp/nguồn Online.